Theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ lần thứ XV nhiệm kỳ 2015 – 2020 và nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ 2016 – 2021; Tổng số hộ dân đang sinh sống ở các vùng xung yếu trên địa bàn huyện là khá lớn (493 hộ). Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn cho các hộ dân này cần được đặc biệt quan tâm, tập trung chỉ đạo và đầu tư kinh phí để di chuyển các hộ dân vào nơi an toàn, nhất là các hộ dân đang sống trong vùng xung yếu, sạt lở ngoài đê.
4.4.1.1. Mục tiêu công tác di dân vùng xung yếu của huyện Quỳnh Phụ
Theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện, phương hướng, kế hoạch, mục tiêu thực hiện công tác di dân vùng xung yếu từ năm 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025 của huyện Quỳnh Phụ như sau:
- Ý kiến của đồng chí PCT UBND huyện về kế hoạch trong thời gian tới Hộp 4.5. Nhận xét, đánh giá về kế hoạch di dân trong thời gian tới của
huyện Quỳnh Phụ
Thực hiện quy hoạch, bố trí, sắp xếp, ổn định chỗ ở cho toàn bộ các hộ dân ở vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, vùng xung yếu với tổng số 493 hộ thuộc 14 xã trong huyện theo hình thức: Ổn định tại chỗ: 71 hộ; di chuyển đến vùng TĐC tập trung: 252 hộ; di chuyển xen ghép: 170 hộ.
Đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong vùng tái định cư theo hướng phát triển nông thôn mới;
Thực hiện việc san mặt bằng cho các dự án bố trí tập trung, đưa các hộ về nơi ở mới, diện tích san lấp khoảng 125.000 m2. Với tổng vốn là: 45.000 triệu đồng; nâng cấp 10,8 km đường giao thông; đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đảm bảo hợp vệ sinh.
Bà: Nguyễn Thị Phượng - Phó Chủ tịch UBND huyện 4.4.1.2. Một số quan điểm và nguyên tắc khi đề xuất giải pháp
- Bố trí dân cư phải phù hợp với Quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quy hoạch xây dựng NTM và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan. -Việc triển khai thực hiện các dự án bố trí, ổn định dân cư phải được triển khai một cách đồng bộ, hợp lý trên tinh thần tự nguyện, tự giác của nhân dân. Trước mắt, tập trung bố trí ổn định dân cư cho các hộ gia đình ở sát mép nước, những hộ gia đình chính sách, già cả, neo đơn, không nơi nương tựa, …
- Bố trí ổn định dân cư là mục tiêu nhưng cũng là giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội; bảo vệ an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái. Bố trí ổn định dân cư phải tập trung, có trọng điểm, đảm bảo kết cấu hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất để người dân đến nơi ở mới có điều kiện sống ổn định lâu dài.
- Bố trí ổn định dân cư là trách nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền địa phương, Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu, kết hợp với ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để thực hiện.
- Việc đầu tư kinh phí phải trên nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm, dựa vào nội lực của người dân là chính, tăng cường kêu gọi xã hội hóa để giảm áp lực cho ngân sách, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các hộ dân, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước.
- Việc bố trí dân cư phòng tránh thiên tai (ngập lụt, sạt lở) phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện và từng địa phương; gắn với quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch hiện hành.
- Quy hoạch bố trí dân cư phải đồng bộ, từ quy hoạch khu dân cư, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội khu tái định cư, địa bàn sản xuất, giải quyết việc làm, phục vụ sinh sống ổn định lâu dài của các hộ dân tái định cư.
- Hộ gia đình bố trí ổn định theo quy hoạch, kế hoạch được Nhà nước hỗ trợ về di chuyển (nếu có), nhà ở, lương thực và các hỗ trợ khác; hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển dịch vụ sản xuất tạo điều kiện ổn định đời sống, phát triển bền vững cộng đồng dân cư.