Công tác tổ chức thực hiện di dân vung xung yếu giai đoạn 2012–2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác di dân vùng xung yếu tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 80 - 98)

4.2.2.1. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ di dân

Trong những năm qua, công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ di dân đã được huyện Quỳnh Phụ quan tâm, đầu tư. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Tính đến nay, ngoài các hộ di chuyển tự phát vào các khu dân cư xen kẹp, hạ tầng đã có sẵn, huyện Quỳnh Phụ mới đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được một khu tái định cư phục vụ di dân. Đó là dự án phục vụ di dân của xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ.

a) Khái quát dự án

Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ di dân vùng ngoài đê bối vào trong đê bối xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 118/QĐ-UBND ngày 11/01/2008; phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1141/QĐ-UBND ngày 25/6/2010, gồm những nội dung chính sau:

- Mục tiêu đầu tư: Phục vụ đưa các hộ dân ngoài đê bối vào trong đê để các

hộ yên tâm sinh sống, phát triển kinh tế, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Nội dung và quy mô đầu tư: Xây dựng mới đường; hệ thống thoát nước;

điện; hệ thống cấp nước khu tái định cư phục vụ cho việc di dời 148 hộ dân vùng sạt lở xã Quỳnh Lâm từ ngoài đê bối vào trong đê.

- Tổng mức đầu tư (sau điều chỉnh): 17.554.737.000 đồng. Trong đó:

- Chi phí xây dựng: 11.172.349.000 đồng. - Bồi thường giải phóng mặt bằng: 2.075.450.000 đồng. - Chi phí hỗ trợ di dân: 1.480.000.000 đồng. - Chi phí quản lý dự án: 209.193.000 đồng. - Chi phí tư vấn ĐTXD: 822.259.000 đồng. - Chi phí khác: 170.692.000 đồng. - Chi phí dự phòng: 1.624.794.000 đồng.

- Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu (theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 và Quyết định số 78/2008/QĐ- TTg ngày 10/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách thực hiện chương trình bố trí dân cư), kết hợp với ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn.

b) Kết quả thực hiện dự án:

- Sau 2 năm triển khai thi công, dự án đã hoàn thành các hạng mục theo dự án được duyệt. Giá trị khối lượng thực hiện: 15.680 triệu đồng.

- Kế hoạch vốn đã bố trí từ nguồn ngân sách Trung ương là 15.680 triệu đồng. Giá trị khối lượng giải ngân: 15.680 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch vốn.

- Phần kinh phí trên đã sử dụng để san lấp mặt bằng khu tái định cư tập trung 156.200m2; xây dựng hạ tầng giao thông tuyến chính 1100 m2, có 8 cống thoát nước ngang đường, các tuyến nội vùng tổng chiều dài 4.650 m, hệ thống điện sinh hoạt, khoan giếng cấp nước sạch, quy hoạch đất cho dân vào khu tái định cư thuộc thôn Ngọc Tiến với tổng diện tích 43972,5m2, trong đó: Diện tích quy hoạch khu tái định cư 137 lô là: 20.907,3m2, diện tích quy hoạch đường giao thông 20.130,1m2, diện tích quy hoạch thuỷ lợi 1.800,6m2, diện tích đất bị ảnh hưởng 680,8m2, diện tích lưu không đê 453,7m2. Mỗi lô đất đều đặt một giếng khoan đảm bảo vệ sinh.

Đây là điều kiện thuận lợi cho các hộ dân di chuyển từ vùng có nguy cơ sạt lở cao vào vùng tái định cư đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa lũ, bão.

4.2.2.2. Công tác ban hành văn bản và triển khai các chính sách. a. Công tác ban hành văn bản

Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 và Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 – 2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 03/2014/TT-BNNPTTN ngày 25/01/2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư số 03/2014/TT-BNNPTTN ngày 27/4/2015 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc quy định quy trình bố trí, ổn định dân cư thực hiện chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ;

Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV, kỳ họp thứ 5 về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ các hộ gia đình di chuyển chỗ ở từ vùng xung yếu ngoài đê vào khu tái định cư của xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ; Ngày 19/12/2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2994/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ các hộ gia đình di chuyển chỗ ở từ vùng xung yếu ngoài đê vào khu tái định cư của xã Quỳnh Lâm.

Trong quá trình triển khai thực hiện, do có nhiều khó khăn, vướng mắc phát sinh nên ngày 24/9/2013 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 2073/QĐ- UBND về việc ban hành chính sách hỗ trợ bổ sung cho các hộ gia đình di chuyển chỗ ở từ vùng xung yếu ngoài đê vào khu tái định cư của xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ. Quyết định 2073/QĐ-UBND với một số cơ chế hỗ trợ bổ sung cho từng trường hợp cụ thể đã giúp giảm bớt khó khăn và đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của các hộ dân.

b. Công tác triển khai các chính sách

Ngay sau khi ban hành chính sách, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai tới các sở, ban, ngành có liên quan và UBND huyện Quỳnh Phụ. Ngày 31/12/2012, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có Công văn số 586/VP-TM phân công Lãnh đạo tỉnh tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình di chuyển chỗ ở từ vùng xung yếu ngoài đê vào khu tái định cư của xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ.

Sở Tài chính tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh tạm ứng từ nguồn ngân sách cấp tỉnh năm 2013 cho ngân sách huyện Quỳnh Phụ để thanh toán hỗ trợ cho các hộ gia đình di chuyển chỗ ở từ vùng xung yếu ngoài đê và khu tái định cư xã Quỳnh Lâm tại các Quyết định số 3153/QĐ-UBND ngày 31/12/2013, Quyết định số 1037/QĐ-UBND ngày 23/5/2013 và Quyết định số 1085/QĐ- UBND ngày 30/5/2013.

Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, đôn đốc thực hiện chính sách và tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành một số chính sách hỗ trợ bổ sung; tổng hợp báo cáo theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Các sở, ngành có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao đã tích cực triển khai thực hiện chính sách, đề xuất tháo gỡ khó khăn cho Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế chính sách.

Để giúp UBND huyện thực hiện đề án, ngày 20/12/2012, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 3836/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án di chuyển chỗ ở cho các hộ dân từ vùng xung yếu ngoài đê vào khu tái định cư xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ. Thành viên gồm có: Đồng chí lãnh đạo UBND huyện là trưởng ban, đồng chí lãnh đạo phòng Nông nghiệp & PTNT là phó ban thường trực và các đồng chí lãnh đạo các ngành, đồng chí Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lâm là ủy viên. Ngày 20/12/2012, Ban chỉ đạo đã tổ chức họp để thảo luận và thống nhất kế hoạch triển khai thực hiện đề án. Ngày 27/12/2012 UBND huyện và một số ngành đã kết hợp với Đảng ủy, chính quyền UBND xã Quỳnh Lâm mời toàn bộ các hộ gia đình lên trụ sở UBND xã để triển khai dự án;

Để tiếp nhận và thực hiện dự án, ngày 25/01/2013, UBND xã Quỳnh Lâm ban hành quyết định số 08/QĐ-UBND về việc thành lập ban chỉ đạo tiếp thu dự án di dân năm 2013. Thành viên gồm có: Đồng chí Bí thư Đảng ủy làm trưởng ban, đồng chí Chủ tịch UBND xã làm phó ban Thường trực; đại diện các ban, ngành, đoàn thể và đồng chí Trưởng các thôn có liên quan làm ủy viên. Cùng ngày, Ban chỉ đạo thực hiện đề án của xã đã tổ chức họp triển khai đến các ban, ngành, đoàn thể và đồng chí Trưởng các thôn có liên quan để thảo luận và thống nhất kế hoạch triển khai thực hiện đề án của xã.

Ngày 01/4/2013 UBND huyện đã ban hành Quyết định số 637/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán phương án tổng thể dự án Thực hiện đề án di chuyển chỗ ở cho các hộ dân từ vùng xung yếu ngoài đê vào khu tái định cư xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ.

Được sự quan tâm và tập trung chỉ đạo quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các sở, ngành, công tác ban hành và triển khai các văn bản về cơ chế, chính sách của tỉnh đối với các hộ dân vùng xung yếu tại huyện Quỳnh Phụ đã được thực hiện rất kịp thời, cơ bản đáp ứng được nguyện vọng của các hộ dân vùng xung yếu. Trong quá trình triển khai cơ chế, chính sách đến các hộ dân vùng xung yếu, các cấp chính quyền từ huyện đến xã đã thực hiện khá tốt vai trò, nhiệm vụ, bên cạnh đó, sự vào cuộc tích cực và có hiệu quả của toàn bộ hệ thống chính trị, góp phần vào thành công của dự án.

- Nhận xét của cán bộ về công tác ban hành, triển khai chính sách.

Hộp 4.2. Nhận xét về công tác ban hành, triển khai chính sách của nhà nước, địa phương

Thông tin về cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước được các hộ tiếp nhận qua hệ thống đài truyền thanh của xã, qua các hội nghị do địa phương tổ chức, được lồng ghép qua các cuộc họp chi bộ, cuộc họp của thôn, …

Do làm tốt công tác tuyên truyền nên 100% số hộ dân ở vùng xung yếu xã Quỳnh Lâm biết đến các quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước. Việc làm tốt công tác ban hành, triển khai các văn bản về cơ chế, chính sách của nhà nước đã góp phần quan trọng vào thành công của dự án.

Ông: Nguyễn Đình Triệu

Chức vụ: Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT

4.2.2.3. Công tác xây dựng đề án, phân công nhiệm vụ thành viên BCĐ.

Công tác xây dựng đề án di dân đã được các cấp chính quyền từ huyện đến xã thực hiện khá tốt. Trong quá trình thực hiện thường xuyên có sự tham gia đóng góp ý kiến của các hộ dân vùng xung yếu dưới nhiều hình thức như: qua các cuộc họp lấy ý kiến, qua các hội nghị chuyên đề, qua hình thức đóng góp ý kiến bằng văn bản, .... Tất cả các ý kiến, đề xuất của các hộ dân đã được chính quyền cấp huyện, xã tổng hợp, nghiên cứu và lựa chọn đưa vào để xây dựng đề án chung của huyện, của xã.

Ngày 20/12/2012, UBND huyện Quỳnh Phụ đã ban hành Đề án di chuyển chỗ ở cho các hộ dân từ vùng xung yếu ngoài đê vào khu tái định cư xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ với các nội dung như sau:

a) Quy định bố trí dân cư:

- Nguyên tắc: Chỉ xét bố trí các hộ ở vùng có nguy cơ sạt lở vào khu vực đã

bố trí để tái định cư thực hiện đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng, đủ điều kiện và tiêu chuẩn, tự nguyện và cam kết chấp hành đầy đủ các quy định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án này.

- Đối tượng và điều kiện: là hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao; Tự

nguyện có đơn và tuân thủ quy trình di dân của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

- Quyền lợi:

+ Được bố trí tái định cư một lô đất ở với diện tích 150m2 (sau khi đã đối trừ với diện tích đất ở hiện có) tại vùng đã quy hoạch tái định cư có cơ sở hạ tầng

đường giao thông, hệ thống cấp nước sinh hoạt, thoát nước, điện thắp sáng. Khi ra vị trí mới sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Được vay tín dụng theo quy định hiện hành.

- Trách nhiệm:

+ Chấp hành đầy đủ chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có ý thức bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các công trình hạ tầng đã đợc đầu tư xây dựng, đồng thời hăng hái tham gia xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư.

+ Thực hiện thủ tục xin cấp đất ở theo quy định của Nhà nước.

b) Xây dựng cơ chế hỗ trợ tái định cư

* Vùng có nguy cơ sạt lở (nơi ở cũ):

- Đối với chủ hộ có diện tích đất ở > 150 m2 thì phần diện tích dư thừa, chủ hộ được tính hỗ trợ theo đúng chế độ hiện hành.

- Đối với chủ hộ có diện tích đất ở < 150 m2 thì phần diện tích thiếu hụt chủ hộ phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Tất cả các công trình xây dựng trên đất được tính tối đa bằng 80% giá trị hiện hành.

Tổng kinh phí thực hiện dự án: 21.093.304.000 đồng. Trong đó:

+ Chi phí giải phóng mặt bằng (làm tròn): 19.073.304.000 đồng; + Chi phí hỗ trợ di chuyển trong nội vùng dự án: 1.020.000.000 đồng; + Chi phí khác: 1.000.000.000 đồng. Trong chi phí giải phóng mặt bằng đã bao gồm:

+ Kinh phí bồi thường, hỗ trợ về đất: 6.553.680.000 đồng. + Kinh phí bồi thường, hỗ trợ công trình trên đất: 11.719.624.000 đồng. + Chi phí hỗ trợ đối với cây lâu năm được trồng trên diện tích đất vườn liền kề đất ở: 800.000.000 đồng

* Vùng tái định cư

+ Cấp không thu tiền: Mỗi hộ 01 lô đất có diện tích 150 m2 (theo quan điểm đất đổi đất) = 102 hộ.

+ Số lô đất còn lại, UBND xã Quỳnh Lâm có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Qua khảo sát cho thấy, có 93,3% số hộ tham gia vào các hội nghị tổ chức để xây dựng đề án (có 4 hộ được điều tra không tham gia vì thời điểm đó chủ hộ đang đi làm ăn xa), trong đó có 71,4% (40 hộ) trực tiếp tham gia ý kiến đóng góp vào đề án, các hộ còn lại nhất trí với đề án và không có ý kiến khác.

Đề án đã phê duyệt được đa số các hộ đồng tình, nhất trí. Kết quả đánh về đề án được phê duyệt của các hộ xã Quỳnh Lâm được thể hiện trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.2. Đánh giá về đề án di dân của các hộ

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Tuy tỷ lệ các hộ đánh giá đề án của các cấp chính quyền ở mức “Tốt” khá cao (66,7%) nhưng vẫn còn một số hộ đánh giá ở mức trung bình (26,7%), cá biệt còn có hộ đánh giá ở mức kém (6,7%), nguyên nhân là do còn một số bất cập như: các vấn đề về quy hoạch, diện tích các lô đất, mức hỗ trợ, … Đây cũng là một nguyên nhân của việc các hộ không đồng ý di chuyển vào khu tái định cư.

Ngay sau khi đề án được phê duyệt, công tác triển khai đề án đến các hộ dân vùng xung yếu đã được Ban chỉ đạo của huyện, của xã tập trung thực hiện.

- Ngày 20/12/2012, BCĐ thực hiện đề án di dân đã xây dựng kế hoạch số 01/KH-BCĐ V/v triển khai đề án di chuyển chỗ ở cho các hộ dân từ vùng xung yếu ngoài đê vào khu tái định cư xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ đồng thời ban hành Bản phân công nhiệm vụ cho từng thành viên BCĐ, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác di dân vùng xung yếu tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 80 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)