Từ kinh nghiệm bố trí dân cư của các địa phương trong cả nước có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Bố trí dân cư phải phù hợp với Quy hoạch bố trí dân cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan.
- Phải có sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác lãnh, chỉ đạo thực hiện chương trình bố trí dân cư ra khỏi vùng thiên tai.
- Coi việc bố trí ổn định dân cư là mục tiêu nhưng đồng thời cũng là giải pháp để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo vệ an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái. Bố trí ổn định dân cư phải tập trung, có trọng điểm, đảm bảo kết cấu hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất để người dân đến nơi ở mới có điều kiện sống ổn định lâu dài.
- Ngoài Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu, kết hợp với ngân sách địa phương cần huy động các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để thực hiện Chương trình bố trí dân cư.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý
Quỳnh Phụ là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Bình, có tọa độ địa lý từ 20030’ đến 20045’ vĩ độ Bắc và 106010’ đến 106025’ kinh độ Đông, với tổng diện tích tự nhiên 20.961,46 ha, tiếp giáp với các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương. Toàn huyện có 36 xã, 2 thị trấn, trong đó Thị trấn Quỳnh Côi là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện. Quỳnh Phụ là cửa ngõ nối Thái Bình với vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh, rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Quỳnh Phụ
3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình, thổ nhưỡng huyện Quỳnh Phụ có sự chia cắt ít phức tạp, đất đai hình thành nhờ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa, do đó khá thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước, cây rau màu. Huyện Quỳnh Phụ nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng vì thế địa hình tương đối bằng phẳng, đồng ruộng thấp, có độ dốc thoải từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình toàn huyện cao khoảng 1,5m so với mực nước biển, trong đó khu vực cao nhất đạt khoảng 3m, khu vực thấp nhất là 0,4-0,5 m (UBND huyện Quỳnh Phụ, 2015).
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Huyện Quỳnh Phụ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm chung mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông sương giá buốt. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng từ 1.500 - 1.900 mm, lượng ẩm tương đối từ 80% - 90%, phân bố không đều trong năm, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 - 240C.
Trên địa bàn huyện có mạng lưới sông dày đặc, phân bố thích hợp cho tưới tiêu tự chảy với các sông chính: Hệ thống sông Luộc, sông Hoá, sông Yên Lộng, sông Sành, sông Diêm Hộ, sông Cô, tưới cho 8.238 ha (tự chảy khoảng 1.000 ha). Đặc điểm chung của các sông là chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có độ dốc nhỏ, tiêu, thoát nước chậm, do đó về mùa mưa, một số sông lớn không tiêu thoát nước kịp thời, dễ gây ngập úng cục bộ một số vùng trên địa bàn huyện (Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Quỳnh Phụ, 2015).
3.1.1.4. Đất đai
Theo số liệu thống kê của phòng TNMT huyện, tính đến 31/12/2015, huyện Quỳnh Phụ có tổng diện tích tự nhiên là 20.961,46 ha, chiếm 13,37% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Diện tíchđất nông nghiệp là 14.796,4 ha, chiếm 70,58% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất trồngcây hằng năm khác là 715,08 ha (tương đương 3,41%), đất phi nông nghiệp là 6.096,8 ha, chiếm 29,1% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng là 68,26 ha, chiếm 0,32% tổng diện tích tự nhiên. Nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp tại Quỳnh Phụ đang có xu hướng giảm do một phần diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp, do mở rộng quy mô khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện trong 3 năm trở lại đây.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Quỳnh Phụ năm 2014 - 2016
LOẠI ĐẤT
Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 DT (ha) cấu Cơ DT (ha) cấu Cơ DT (ha) cấu Cơ
Tổng DT tự nhiên 20.998,5 100,0 20.998,5 100,0 20.998,5 100,0 Nhóm đất nông nghiệp 14.701,5 70,01 14.720,2 70,10 14.759,9 70,29
Đất trồng lúa 11.435,5 54,46 11.453,3 54,54 11.490,6 54,72 Đất cây hàng năm khác 876,47 4,17 877,89 4,18 879,16 4,19 Đất trồng cây lâu năm 1.127,52 5,37 1.126,91 5,37 1.127,37 5,37 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.175,46 5,60 1.177,56 5,61 1.178,10 5,61 Đất nông nghiệp khác 86,56 0,41 84,56 0,40 84,69 0,40
Đất ở 1.503,39 7,16 1.496,52 7,13 1.489,66 7,09 Đất ở tại nông thôn 1.433,90 6,83 1.426,79 6,79 1.421,55 6,77 Đất ở tại đô thị 69,49 0,33 69,73 0,33 68,11 0,32 Đất chuyên dùng 4.145,30 19,74 4.134,18 19,69 4.101,31 19,53 Đất trụ sở cơ quan 23,03 0,11 23,11 0,11 23,11 0,11 Đất quốc phòng 3,85 0,02 3,85 0,02 3,50 0,02 Đất an ninh 5,51 0,03 5,51 0,03 1,79 0,01 Đất CT sự nghiệp 157,37 0,75 153,66 0,73 151,60 0,72 Đất SXKD phi NN 182,60 0,87 180,90 0,86 167,92 0,80 Đất công cộng 3.772,95 17,97 3.767,16 17,94 3.753,39 17,87 Đất cơ sở tôn giáo 44,22 0,21 43,43 0,21 43,43 0,21 Đất cơ sở tín ngưỡng 29,60 0,14 29,60 0,14 29,60 0,14 Đất nghĩa trang 195,00 0,93 194,98 0,93 194,96 0,93 Đất sông, ngòi 324,69 1,55 324,69 1,55 324,69 1,55 Đất mặt nước CD 12,83 0,06 12,90 0,06 12,92 0,06 Đất phi NN khác 1,44 0,01 1,44 0,01 1,45 0,01 Đất chưa sử dụng 40,52 0,19 40,53 0,19 40,56 0,19 Đất bằng chưa sử dụng 40,52 0,19 40,53 0,19 40,56 0,19 Nguồn: Phòng Tài nguyên – MT huyện Quỳnh Phụ (2016).
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện 3.1.2.1. Dân số - Lao động 3.1.2.1. Dân số - Lao động
Đến thời điểm khảo sát, dân số huyện Quỳnh Phụ có khoảng 262.885 người, trong đó dân số nông thôn là 248.716 người, chiếm 94,61% dân số. Tổng số hộ là 82.116 hộ, bình quân 3,2 người/hộ. Huyện Quỳnh Phụ có 38 đơn vị hành chính xã, thị trấn. Mật độ dân số trung bình toàn huyện đạt 1.254 người/km2.
Dân số của huyện Quỳnh Phụ chủ yếu tập trung ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nguồn lao động có chất lượng đồng đều, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 20%.
3.1.2.2. Kết quả sản xuất
Trong những năm qua, thực hiện chương trình phát triển KT-XH trọng tâm của huyện, kinh tế của huyện Quỳnh Phụ có tốc độ tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 8,21%/năm (tính theo giá so sánh 2010). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng từ 59,09 % năm 2013 lên 61% năm 2016, thương mại dịch vụ từ 14,18% lên 15,5%, nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 26,73% xuống còn 23,5%. Tỷ trọng giá trị công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp là 4,45%, ngành công nghiệp xây dựng và ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là 10,2% và 12,3%. Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản có xu hướng tăng qua các năm từ 2013 đến 2016, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp, thủy sản đạt 9,04%/năm, ngành công nghiệp và xây dựng là 10,2%, các ngành dịch vụ khác đạt 12,33%.
Huyện Quỳnh Phụ đã xây dựng các đề án hỗ trợ, phát triển, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tăng cường mối liên kết, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, hướng tới xuất khẩu và mở rộng thị trường nội địa. Đặc biệt là phát triển các cây trồng vụ đông như: Ớt, bí đỏ, ngô ngọt, khoai tây, các loại cây rau màu, … mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân so với trồng lúa, thu hút lao động nhàn rỗi trong nông thôn vào các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Quỳnh Phụ, phấn đấu năm 2018 huyện Quỳnh Phụ trở thành huyện nông thôn mới.
Bảng 3.2. Kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2013-2016
ĐVT: tỷ đồng STT
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
GT SX Cơ cấu (%) GT SX Cơ cấu (%) GT SX Cơ cấu (%) GT SX Cơ cấu (%) 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Bình quân Tổng cộng 13.349 100 14.375 100 15.768 100 17.306 100 107,69 109,69 109,75 109,04 1. Nông nghiệp, thuỷ sản 3.568 26,73 3.679 25,59 3.924 24,89 4.066 23,50 103,11 106,66 103,62 104,45 2. Công nghiệp và Xây dựng 7.888 59,09 8.583 59,71 9.512 60,32 10.557 61,00 108,81 110,82 110,99 110,20 3. Các ngành dịch vụ 1.893 14,18 2.113 14,70 2.332 14,79 2.683 15,50 111,62 110,36 115,05 112,33
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ (2016)
3.1.2.3. Quản lý ngân sách và xây dựng CSHT phát triển KTXH
Thu trên địa bàn (không bao gồm thu từ tiền sử dụng đất) bình quân tăng 15%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2012-2016 ước thực hiện là 626 tỷ đồng, trong đó thu thuế, phí, lệ phí đạt 317 tỷ đồng.
Trong 5 năm vừa qua, đã xây dựng được 30% tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, 15% tuyến đường xã đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng, 70% tuyến đường thôn, xóm đạt tiêu chí nông thôn mới.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Huyện Quỳnh Phụ có 38 xã, thị trấn, trong đó 14 xã, thị trấn có sông quốc gia (sông Luộc và sông Hóa) chảy qua. Các xã, thị trấn trên đều có diện tích bãi sông khá lớn, là nơi sinh sống và canh tác của rất nhiều hộ dân. Đề tài tiến hành chọn điểm nghiên cứu tại 3 xã: Quỳnh Lâm, An Khê và xã An Thanh, là 3 xã có số lượng các hộ dân đang sinh sống ở khu vực xung yếu lớn nhất của huyện
(chiếm khoảng 57% tổng số hộ dân sống ở vùng xung yếu của toàn huyện). Tổng
số mẫu được chọn là 90 hộ trong đó xã Quỳnh Lâm 60 hộ (50 hộ đã di chuyển và 10 hộ chưa di chuyển), xã An Khê 30 hộ và xã An Thanh 30 hộ.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin thứ cấp
Thông qua phân tích định tính từ các thông tin, tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương chính sách của nhà nước và địa phương, Nghị quyết, các công trình nghiên cứu đã công bố, Đề tài, Luận văn, Luận án, bài báo trên các tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng về các vấn đề có liên quan đến quản lý di dân vùng xung yếu.
Số liệu thứ cấp gồm: Các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
của địa phương, tình hình dân số, lao động, kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế, quản lý ngân sách của huyện Quỳnh Phụ; số hộ dân đang sống trong vùng xung yếu; các văn bản chính sách có liên quan, ..., những tài liệu này được thu thập tại các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Quỳnh Phụ, Chi cục Phát triển Nông thôn – Sở Nông nghiệp & PTNT, các Website chính thức, các tạp chí, sách và các báo cáo khoa học đã được công bố, ... Các số liệu này được thu thập bằng cách: Tìm, sao chép, đọc, phân tích và trích dẫn.
Bảng 3.3. Loại thông tin thứ cấp và nguồn thu thập
Thông tin Nơi thu thập
1. Các vấn đề lý thuyết tài liệu, số liệu về quản lý di dân vùng xung yếu:
- Một số khái niệm cơ bản;
- Vai trò của việc quản lý di dân vùng xung yếu;
- Nội dung của việc quản lý di dân vùng xung yếu;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý di dân vùng xung yếu;
- Các Website chính thức, các tạp chí, sách và các báo cáo khoa học đã được công bố
2. Các kinh nghiệm trong quản lý di dân vùng xung yếu trên thế giới và ở VN.
- Các Website chính thức, các tạp chí, sách và các báo cáo khoa học
3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ.
- UBND huyện Quỳnh Phụ.
4. Các nộ dung khác có liên quan: - Các văn bản, chỉ thị, thông tư hướng dẫn về cơ chế chính sách trong công tác quản lý di dân vùng xung yếu của các cấp (của nhà nước và của địa phương). - Tình hình di dân và quản lý di dân ở các vùng xung yếu của huyện.
- Các báo cáo tổng kết của các cơ quan, các địa phương nghiên cứu.
- Niên giám thống kê.
- Các cơ quan Nhà nước có liên quan trong quá trình nghiên cứu: Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục kinh tế hợp tác & PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Bình, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, UBND huyện Quỳnh Phụ, các phòng ban có liên quan của huyện: Phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Phụ, Chi cục Thống kê huyện, Phòng tài nguyên & MT huyện, UBND các xã được điều tra, vv…
3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp
+ Xây dựng phiếu điều tra: Trên cơ sở các thông tin, số liệu cần cung cấp để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tiến hành xây dựng bộ phiếu điều tra (gồm các câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi hỗn hợp) cho các đối tượng điều tra.
+ Đối tượng điều tra: Là các hộ gia đình đã và đang sống trong vùng xung yếu, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, trong công tác quản lý di dân như: Cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn, lãnh đạo huyện, cán bộ làm công tác quản lý dự án di dân của huyện, lãnh đạo các xã, cán bộ tổ chức đoàn thể, ....
Bảng 3.4. Đối tượng khảo sát, số mẫu, phương pháp và nội dung khảo sát
Đối tượng khảo sát Số
mẫu Phương pháp và nội dung khảo sát
1. Cán bộ chuyên ngành hoạt động trong lĩnh vực di dân:
- Cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn – Sở Nông nghiệp & PTNT.
- Cán bộ trong Ban quản lý dự án di dân của huyện.
01
01
+ Phỏng vấn sâu.
+ Các nội dung khảo sát:
- Tình hình quản lý vùng xung yếu. - Các kết quả đạt được.
- Các thuận lợi, khó khăn.
- Đánh giá về cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các hộ di dân.
2. Lãnh đạo địa phương: - Lãnh đạo huyện: + Phó Chủ tịch UBND huyện; + Trưởng phòng NN & PTNT. - Lãnh đạo xã. - Cán bộ thôn/xóm. 02 03 06 + Phỏng vấn sâu.
+ Các nội dung khảo sát:
- Phương hướng, kế hoạch trong công tác quản lý di dân vùng xung yếu. - Đánh giá về công tác ban hành và triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ di dân của các cấp.
- Các thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện.
- Các kiến nghị, đề xuất. 3. Cán bộ các tổ chức đoàn thể:
- Hội nông dân. - Hội phụ nữ.
02 01 01
+ Thảo luận.
+ Các nội dung thảo luận:
- Đánh giá về việc triển khai thực hiện. - Sự phối hợp giữa các bên.
4. Các hộ dân. Trong đó:
- Đã di chuyển vào khu tái định cư. - Chưa di chuyển vào khu an toàn. + Chia theo địa phận các xã: - Xã Quỳnh Lâm. - Xã An Khê. - Xã An Thanh. 120 50 70 60 30 30
+ Thảo luận nhóm và Phỏng vấn theo bộ câu hỏi:
+ Các nội dung khảo sát: - Đặc điểm của các hộ.
- Thực trạng điều kiện sống hiện nay của các hộ.
- Thực trạng việc di dân và quản lý di dân của chính quyền địa phương.