Đánh giá về công tác tuyên truyền:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác di dân vùng xung yếu tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 91)

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Theo bảng tổng hợp, tuy số hộ đánh giá công tác tuyên truyền ở mức “Tốt” và “Khá” chiếm tỷ lệ khá cao (80%) nhưng vẫn còn 20% số hộ đánh giá ở mức “Trung bình” và “Kém”. Đây cũng là những hạn chế cần được khắc phục trong các lần sau để nâng cao hiệu quả thực hiện của dự án.

4.2.2.6. Công tác tiếp nhận đơn xin di chuyển và tổ chức rà soát đối tượng

UBND xã Quỳnh Lâm tổ chức in và cấp phát mẫu đơn tự nguyện xin di chuyển đến các hộ dân vùng xung yếu; đồng thời giao cán bộ chuyên môn hướng dẫn các hộ dân cách viết đơn. Các hộ dân sẽ viết đơn, ký tên xác nhận của toàn bộ các thành viên trong gia đình và gửi đơn cho bộ phận tiếp nhận đơn của xã.

Sau khi tiếp nhận đơn xin di chuyển chỗ ở của các hộ dân, UBND xã giao bộ phận chuyên môn tổ chức kiểm tra, rà soát các đối tượng, đảm bảo đúng nguyên tắc: Chỉ xét bố trí các hộ ở vùng có nguy cơ sạt lở vào khu vực đã bố trí để tái định cư thực hiện đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng, đủ điều kiện và tiêu chuẩn; tự nguyện và cam kết chấp hành đầy đủ các quy định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án này.

Trong quá trình rà soát cần có sự phân loại cụ thể đối với các hộ gia đình: Hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ, người có công, các hộ đi làm ăn xa, …. để Ban chỉ đạo của huyện có phương án hỗ trợ cho từng hộ đảm bảo công bằng, đúng quy định của nhà nước. Tuy là bước đầu của quá trình thực hiện dự án, khối lượng công việc không nhiều, mức độ phức tạp không cao (chỉ cần kiểm tra, xem xét thực tế), không liên quan đến cơ chế, chính sách nhưng nếu kiểm tra, rà soát không kỹ, kết quả không chính xác thì hậu quả cũng rất lớn và khó khắc phục.

Qua khảo sát, kết quả đánh giá của các hộ dân về công tác tiếp nhận đơn và rà soát các đối tượng được thể hiện trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.4. Đánh giá về công tác tiếp nhận đơn và rà soát đối tượng Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Theo biểu đồ trên, các hộ dân đánh giá khá tốt về công tác tiếp nhận đơn và rà soát số liệu của chính quyền cấp xã, tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án vẫn còn một số sơ xuất cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc. Đó là trường hợp của 4 hộ gia đình thuộc diện chính sách (thương binh, liệt sỹ), do cán bộ xã rà soát không kỹ nên đã đưa 4 hộ gia đình trên vào danh sách chung như các hộ di chuyển bình thường khác; khi phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và thực hiện chi trả thì 04 hộ không nhận được phần kinh phí của nhà nước ưu đãi riêng cho các hộ chính sách khi làm nhà mới. Sau khi dự án hoàn thành, được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quyết toán, các hộ dân trên mới có đơn kiến nghị lên Ủy ban nhân dân huyện để xem xét, giải quyết. Ủy ban nhân dân huyện và các ngành liên quan đã phải mất rất nhiều thời gian để họp bàn phương án tháo gỡ và phải trích từ nguồn ngân sách của huyện để thanh toán phần kinh phí còn thiếu cho 04 hộ dân trên.

4.2.2.7. Công tác kiểm đếm, lập và phê duyệt phương án hỗ trợ

Công tác kiểm đếm và lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư phải được tiến hành chính xác, công bằng và khẩn trương để tạo khí thế và hiệu ứng lan truyền, tác động đến các hộ dân chưa muốn di chuyển, góp phần thúc đẩy các hộ này khẩn trương đăng ký di chuyển theo các hộ đã di chuyển.

Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, tổ công tác của huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban có liên quan và UBND xã Quỳnh Lâm trong việc kiểm đếm diện tích đất đai, cây cối, hoa màu và tài sản trên đất của các hộ đủ điều kiện di chuyển để lập phương án, dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ danh sách các hộ có đơn đề nghị di chuyển đã được UBND xã rà soát, phân loại, Trung tâm phát triển quỹ đất và tổ công tác tiến hành kiểm đếm theo thứ tự ưu tiên: Hộ nào có đầy đủ thủ tục, hồ sơ pháp lý về đất đai theo quy định thì tiến hành làm trước, hộ nào có khó khăn, vướng mắc về đất đai, thừa kế, phân chia tài sản, ... làm sau. Quá trình kiểm đếm được thực hiện công khai, minh bạch, ngoài thành viên tổ công tác còn có sự tham gia của đại diện chính quyền xã Quỳnh Lâm, đại diện thôn và gia đình các hộ được kiểm đếm.

Khi các hộ được kiểm đếm đã thống nhất về số liệu đất đai, tài sản thì tiến hành lập phương án ngay, trình các phòng ban chuyên môn thẩm định trước khi trình UBND huyện phê duyệt.

Trong quá trình thực hiện kiểm đếm, xây dựng phương án hỗ trợ tổ công tác đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ, vai trò của mình, được đại đa số các hộ đồng thuận và đánh giá cao.

Qua khảo sát, kết quả đánh giá của các hộ dân về công tác kiểm đếm được tổng hợp như sau:

Biểu đồ 4.5. Đánh giá về công tác kiểm đếm của các hộ

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Qua biểu đồ trên, đại đa số các hộ dân được khảo sát đánh giá cao về thái độ, nghiệp vụ chuyên môn và kết quả kiểm đếm của tổ công tác. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân đánh giá chưa đạt yêu cầu do còn vướng mắc về nguồn gốc đất đai, tài sản trên đất nên không đồng thuận về kết quả kiểm đếm.

Đây là công việc nặng nề nhất, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức của Ban chỉ đạo vì trong thực tế, rất nhiều hộ không có đủ các thủ tục về đất đai, tài sản; việc sang nhượng, thừa kế, cho tặng diễn ra phổ biến nhưng các hộ không làm thủ tục và nộp thuế cho nhà nước theo quy định nên trong quá trình thực hiện đòi hỏi cán bộ kiểm đếm phải linh hoạt, vận dụng sáng tạo các quy định của nhà nước để vừa đảm bảo đúng quy định vừa đảm bảo nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các hộ dân. Nếu công tác kiểm đếm làm không khách quan, công tâm, thiếu chính xác sẽ dẫn đến sai sót trong việc tính toán và chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân, dẫn đến tình trạng khiếu kiện, tố cáo thậm chí mất cán bộ vì tham ô, tham nhũng, rút tiền của dân, ....

4.2.2.8. Công tác thanh toán tiền hỗ trợ và giao đất tại khu Tái định cư

Sau khi phương án di chuyển được UBND huyện phê duyệt; căn cứ nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh, Ban chỉ đạo giao Trung tâm phát triển quỹ đất tiến hành ngay việc chi trả cho các hộ di chuyển theo phương án được phê duyệt và chỉ đạo xã Quỳnh Lâm thực hiện việc giao đất tại khu tái định cư cho các hộ di chuyển.

Việc thanh toán kinh phí cho các hộ dân được thực hiện công khai, minh bạch, có sự chứng kiến của đại diện UBND xã, trưởng thôn và các hộ gia đình được hỗ trợ. Đồng thời, UBND xã Quỳnh Lâm sẽ tiến hành việc giao đất tại khu tái định cư để các hộ thực hiện việc xây dựng nhà ở, sớm ổn định cuộc sống.

Tuy việc thanh toán kinh phí hỗ trợ và bàn giao đất tại khu tái định cư đã thực hiện khá tốt nhưng vẫn còn một số hộ dân (25%) ý kiến cho rằng việc thanh toán kinh phí, bàn giao đất còn chậm, nhiều thủ tục, ....

4.2.2.9. Thực hiện việc di chuyển và ổn định cuộc sống a. Thực hiện việc di chuyển

Sau khi được UBND xã giao đất tại khu tái định cư, các hộ dân bắt đầu thực hiện việc di chuyển. Khi xây xong nhà mới, ổn định cuộc sống tại khu mới, các hộ phải thực hiện việc dỡ bỏ nhà ở, các công trình trên đất, thu hoạch cây lâu năm, hoa màu tại nơi ở cũ và bàn giao toàn bộ diện tích nơi ở cũ cho Ủy ban nhân dân xã để quản lý, sử dụng vào mục đích quy hoạch thoát lũ. Công tác nghiệm thu, bàn giao đất tại nơi ở cũ cho UBND xã Quỳnh Lâm được tiến hành công khai với sự có mặt của đại diện UBND xã, thôn và hộ gia đình thực hiện bàn giao. Kết thúc buổi bàn giao có biên bản làm việc được các bên liên quan ký xác nhận làm cơ sở để UBND xã quản lý trong thời gian tới.

b) Về ổn định đời sống

Sau khi di chuyển, được sự quan tâm của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư ở khu vực tái định cư, đa số các hộ di dân đều có tâm lý thoải mái, phấn khởi, đã tích cực tham gia sản xuất, phát triển kinh tế và các hoạt động cộng đồng khác nên các hộ hòa nhập và ổn định cuộc sống khá nhanh.

Qua khảo sát, mức độ ổn định về xã hội của các hộ dân thuộc xã Quỳnh Lâm sau khi di chuyển được tổng hợp như sau:

Bảng 4.9. Mức độ ổn định về xã hội của các hộ Mức độ Xã Quỳnh Lâm Số hộ Tỷ lệ Khá hơn 45 90,00 Như cũ 5 10,00 Thấp hơn 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Theo kết quả tổng hợp: đai đa số các hộ đánh giá mức độ ổn định về xã hội là tốt hơn tại khu vực xung yếu (90%).

Qua khảo sát, mức độ hòa nhập với cộng đồng của các hộ dân thuộc xã Quỳnh Lâm sau khi di chuyển được tổng hợp như sau:

Bảng 4.10. Mức độ hòa nhập với cộng đồng của các hộ điều tra

Mức độ Xã Quỳnh Lâm

Số hộ Tỷ lệ (%)

Khá 46 92,00

Trung bình 4 8,00

Kém 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Theo kết quả tổng hợp: đai đa số các hộ đánh giá mức độ ổn định về xã hội là tốt hơn tại khu vực xung yếu (92,0%).

Qua khảo sát, mức độ ổn định về kinh tế của các hộ dân thuộc xã Quỳnh Lâm sau khi di chuyển được tổng hợp như sau:

Bảng 4.11. Mức độ ổn định về kinh tế của các hộ điều tra Mức độ Xã Quỳnh Lâm Số hộ Tỷ lệ Khá hơn 27 54,00 Như cũ 15 30,00 Thấp hơn 8 16,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Theo kết quả tổng hợp: đa số các hộ đánh giá mức độ ổn định về kinh tế là cao hơn tại khu vực xung yếu (54,0%). Tuy nhiên, tỷ lệ các hộ đánh giá “như cũ” và “thấp hơn” so với nơi ở cũ vẫn còn ở mức cao (46,0%) vì tại thời điểm khảo sát, các hộ mới di chuyển ra khu tái định cư được 3 năm, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp mới được các hộ đầu tư nên chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Một số hộ chưa tìm kiếm được công việc làm thay thế phù hợp để nâng cao thu nhập. Trong khi đó, tại nơi ở cũ các hộ có thu nhập và nguồn lực kinh tế khá cao, đang phát triển sản xuất rất tốt (phát triển trang trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm, …).

Đây cũng là một trong những vấn đề cần được các cấp chính quyền quan tâm, giải quyết sớm để giúp các hộ di chuyển sớm ổn định cuộc sống.

- Nhận xét, đánh giá của Chính quyền xã

Hộp 4.3. Đánh giá về khu tái định cư

 Các hộ di chuyển đến nơi ở mới đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng và tài sản. Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư đầy đủ, cuộc sống của hộ đã bước đầu ổn định ở nơi ở mới. Cộng đồng dân cư sở tại và các hộ mới chuyển đến sinh sống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

 Tuy nhiên, do diện tích tại nơi ở mới trung bình là 150m2 chỉ đảm bảo cho một hộ gia đình ở và sinh hoạt, ngoài ra không thể chăn nuôi, trồng trọt như nơi ở cũ là khó khăn chung của hầu hết các hộ di dân vào khu tái định cư.

Ông: Đỗ Kim Tưởng

Hình 4.5. Khu tái định cư xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ

Đối với các hộ dân ở xã An Khê và xã An Thanh, việc thực hiện di chuyển được tiến hành tự phát, các hộ dựa trên nguồn lực và khả năng thay đổi hình thức sản xuất cho phù hợp của bản thân để tự lựa chọn và quyết định thời gian, địa điểm di chuyển đến, vì vậy các hộ đều có sự ổn định rất tốt tại các khu xen kẹp.

4.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát

Trong quá trình thực hiện dự án di dân xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ, công tác kiểm tra, giám sát đã được các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và đúng quy định.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các tổ chức làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của tỉnh như: Thanh tra tỉnh, thanh tra chuyên ngành của các Sở, ngành đã phối hợp với phòng thanh tra của huyện và các đơn vị có liên quan tổ chức 08 cuộc thanh tra, giám sát về các nội dung trong quá trình thực hiện dự án như công tác chấp hành quy định của pháp luật về đê điều, về quy hoạch và xây dựng, về công tác di dân và công tác quản lý tài chính, ....

Ngoài ra, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện, xã và các tổ chức giám sát cộng đồng cũng thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện dự án cấp huyện, cấp xã.

Các đợt thanh, kiểm tra, đánh giá được tiến hành công khai, minh bạch. Qua các đợt thanh, kiểm không phát hiện sai phạm trong công tác quản lý, thực hiện dự án. Kết quả kiểm tra, đánh giá hiệu quả của dự án được lấy làm cơ sở giúp các dự án sau triển khai đạt hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục, rút kinh nghiệm như: công tác quản lý đất tại nơi ở cũ chưa chặt chẽ nên vẫn còn tình trạng một số hộ quay lại canh tác ở vùng sạt lở, công tác rà soát, phân loại đối tượng chưa tốt làm ảnh hưởng đến quyền lợi của một số hộ gia đình, để người dân phải khiếu nại kéo dài, một số lô đất được quy hoạch vào hành lang an toàn của lưới điện nên không đảm bảo an toàn cho các hộ dân.

4.2.4. Công tác báo cáo, đánh giá trong quá trình thực hiện dự án

Trong quá trình thực hiện dự án di dân xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ, công tác Báo cáo được các cấp từ tỉnh đến huyện, xã thực hiện nghiêm túc.

Trung bình mỗi tháng, Ban chỉ đạo thực hiện dự án cấp huyện, cấp xã tổ chức họp nghe Tổ công tác và các đơn vị có liên quan báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện dự án trong tháng vừa qua, phương hướng, nhiệm vụ trong tháng tới.

Ngoài ra, Ban chỉ đạo còn tổ chức các cuộc họp bất thường để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đảm bảo tiến độ chung của dự án.

Công tác báo cáo, đánh giá cũng được Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã thực hiện tốt trong các đợt kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện và các cơ quan làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát cấp tỉnh, cấp huyện.

Qua các cuộc họp, báo cáo, đánh giá của ban chỉ đạo cấp xã và các ngành liên quan được Uỷ ban nhân dân huyện tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Sở, ngành của tỉnh để Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và các bộ ngành Trung ương.

Do công tác báo cáo, đánh giá được thực hiện tốt, các khó khăn, vướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác di dân vùng xung yếu tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)