+ Nguồn lực kinh tế của các hộ dân:
Theo kết quả điều tra, nguồn lực kinh tế (bao gồm tiền mặt, giá trị tài sản và giá trị tư liệu sản xuất quy ra tiền) của các hộ dân được tổng hợp như sau:
Bảng 4.17. Nguồn lực kinh tế của các hộ
Nguồn lực kinh tế Xã Quỳnh Lâm Xã An Khê Xã An Thanh
Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ <100 triệu đồng 18 30,00 6 20,00 4 13,33 100 đến dưới 300 28 46,67 12 40,00 11 36,67 300 đến dưới 500 8 13,33 8 26,67 10 33,33 >500 triệu đồng 6 10,00 4 13,33 5 16,67
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)
Theo kết quả tổng hợp, số hộ có nguồn lực kinh tế trên 300 triệu đồng chiếm tỷ lệ nhỏ. Số hộ có nguồn lực kinh tế cao ở An Thanh nhiều hơn vì đa số các hộ làm nghề nuôi trồng thủy sản, thường xuyên có sự đầu tư vào sản xuất, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, ... nên nguồn vốn được xoay vòng và sinh lợi từ việc thu hoạch các sản phẩm thủy sản.
Số hộ có nguồn lực kinh tế dưới 300 triệu đồng chiếm tỉ lệ cao cũng ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả của dự án. Vì với mức hỗ trợ của tỉnh cho việc di chuyển vào khu tái định cư (trung bình 200 triệu đồng/hộ), các hộ có nguồn lực dưới 100 triệu rất khó để thực hiện việc xây dựng nhà ở mới tại khu tái định cư, chưa kể đến việc các hộ phải sử dụng một phần kinh phí để đầu tư vào các hoạt động sản xuất mới thay thế.
Thực tế cho thấy, trong dự án di dân ở xã Quỳnh Lâm trong 20 hộ không thực hiện di chuyển có 12 hộ có nguồn lực kinh tế dưới 100 triệu đồng. Bên cạnh một số lý do khác như trong phần kết quả đã nêu thì đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm các hộ không thiết tha với việc di chuyển.
Các hộ di chuyển tự phát ở các xã An Khê và An Thanh đều là các hộ có nguồn lực khá tốt, vì vậy các hộ có nhu cầu muốn chuyển đến nơi an toàn để đảm bảo an toàn và ổn định cuộc sống.
+ Độ tuổi của các chủ hộ:
Theo kết quả điều tra, độ tuổi trung bình của các hộ dân điều tra tại 3 xã được tổng hợp như sau:
Bảng 4.18. Độ tuổi trung bình của các hộ
Nội dung điều tra Xã Quỳnh Lâm Xã An Khê Xã An Thanh Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Dưới 40 tuổi 6 10,00 4 13,33 6 20,00 Từ 40 đến dưới 50 8 13,33 7 23,33 11 36,67 Từ 50 đến dưới 60 20 33,33 11 36,67 10 33,33 Từ 60 tuổi trở lên 26 43,33 8 26,67 3 10,00 Tuổi TB của chủ hộ 57,1 54,1 48,2
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)
Theo bảng tổng hợp trên, độ tuổi trung bình của các hộ ở xã Quỳnh Lâm và An Khê cao hơn so với xã An Thanh khá nhiều vì trong vùng xung yếu ở xã Quỳnh Lâm và An Khê, các hộ đã sinh sống từ rất lâu, qua nhiều thế hệ trong khi ở xã An Thanh, đa số các hộ là mới chuyển ra được khoảng 20 năm khi có chủ trương phát triển kinh tế trang trại và nuôi trồng thủy sản.
Thực tế cho thấy, độ tuổi trung bình của các chủ hộ ở mức cao cũng là một phần nguyên nhân làm phát sinh tâm lý ngại di chuyển của các hộ. Vì tất cả các hộ thực hiện di chuyển đều phải xây dựng lại toàn bộ nhà cửa, công trình phụ và cơ sở hạ tầng cho cuộc sống, khối lượng công việc là rất lớn, mất nhiều thời gian, việc di chuyển đồ đạc, trang thiết bị sinh hoạt sang nơi ở mới cũng rất vất vả, chưa kể việc phải tìm kiếm các phương án sản xuất mới thay thế để có thêm thu nhập nên những chủ hộ cao tuổi thường không muốn di chuyển.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, trong 20 hộ không thực hiện di chuyển khỏi vùng xung yếu của xã Quỳnh Lâm, có đến 8 gia đình có tuổi của chủ hộ trên 70 tuổi, các hộ ở lại, vì lý do tuổi cao, không muốn rời xa nơi mình đã sinh sống cả cuộc đời, ngay cả khi qua đời.
Với các hộ di chuyển theo hình thức tự phát của các xã An Khê, An Thanh, do có tuổi đời trung bình khá trẻ (45 tuổi), nên việc di chuyển sẽ rất thuận lợi và nhanh gọn.
+ Trình độ văn hóa, chuyên môn của các hộ dân:
Đây là một yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức từ đó ảnh hưởng đến quyết định có thực hiện di chuyển hay không của các hộ dân.
Theo kết quả điều tra, trình độ văn hóa của các hộ dân điều tra tại 3 xã được tổng hợp như sau:
Bảng 4.15. Trình độ văn hóa của các hộ
Nội dung điều tra Xã Quỳnh Lâm Xã An Khê Xã An Thanh
Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ - Trung học phổ thông 20 33,33 7 23,33 12 40,00 - Trung học cơ sở 32 53,33 17 56,67 15 50,00
- Tiểu học 8 13,33 6 20,00 3 10,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)
Qua bảng tổng hợp có thể nhận thấy, đa số các chủ hộ dân ở vùng xung yếu đều có trình độ văn hóa thấp, phổ biến ở trình độ trung học cơ sở. Vì vậy, nhận thức của một số hộ dân còn hạn chế: chưa thấy được tầm quan trọng của việc di chuyển chính là để đảm bảo sự an toàn cho gia đình mình; còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước và địa phương mà chưa hiểu được chính sách của tỉnh ban hành chỉ mang tính hỗ trợ, không phải chính sách bồi thường, đền bù khi thu hồi đất thực hiện dự án. Vì vậy, nhiều hộ còn do dự trong việc quyết định di chuyển, thậm chí quyết định không di chuyển.
Theo kết quả điều tra, trình độ chuyên môn của các hộ dân điều tra tại 3 xã được tổng hợp như sau:
Bảng 4.16. Trình độ chuyên môn của các hộ
Nội dung điều tra Xã Quỳnh Lâm Xã An Khê Xã An Thanh
Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ - Không bằng cấp 48 80,00 21 70,00 20 66,67 - Sơ cấp, trung cấp 10 16,67 7 23,33 8 26,67 - Cao đẳng, đại học 2 3,33 2 6,67 2 6,67
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)
Qua bảng tổng hợp có thể nhận thấy, đa số các chủ hộ dân ở vùng xung yếu đều không có trình độ chuyên môn.
Nếu xét trên tổng thể thì trình độ của các chủ hộ dân xã An Thanh cao hơn 2 xã còn lại. Nguyên nhân là do các hộ tại xã Quỳnh Lâm và An Khê đã định cư tại vùng xung yếu từ rất lâu, qua nhiều thế hệ, do điều kiện kinh tế khó khăn, không có đất đai nên phải ra khu vực bờ sông, bến nước để ở và mưu sinh, đời sống khó khăn nên không có đủ điều kiện cho con em theo đuổi việc học tập đầy đủ. Riêng xã An Thanh, các hộ vùng xung yếu đa số là người chuyển ra để làm ăn kinh tế, nuôi trồng thủy sản nên cũng đã ít nhiều có trình độ văn hóa và kiến thức, trình độ chuyên môn về lĩnh vực sản xuất.
Thực tế cho thấy, trình độ của các hộ còn thấp dẫn đến nhận thức và tầm nhìn hạn chế, chậm tiếp thu cái mới, cái tiến bộ, … cũng là khó khăn không nhỏ trong quá trình vận động, tuyên truyền để các hộ dân đồng thuận với chủ trương thực hiện dự án di dân vào khu tái định cư của huyện Quỳnh Phụ.