Kinh nghiệm của một số dự án di dân đã thực hiện ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác di dân vùng xung yếu tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 44 - 54)

* Kinh nghiệm của cả nước

Theo báo cáo của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn: Đến hết năm 2015, Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ghi nhận những kết quả đáng mừng.

Đã có hơn 70.000 hộ (trong đó hơn 60% hộ sinh sống ở vùng có nguy cơ về thiên tai) đã được bố trí dân cư ổn định.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, các dự án bố trí dân cư đã xây dựng được nhiều công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, sinh hoạt của các hộ di dân vùng xung yếu, bao gồm: 2.826 km đường giao thông nội vùng, 209 công trình thủy lợi nhỏ, 368 hệ thống nước sinh hoạt, 638 giếng (bể), 193 trạm biến áp, 477 km đường điện trung và hạ thế, 666 phòng học, 7 công trình trạm y tế, 65 nhà văn hóa, 75 cầu nông thôn.

Dự án cũng đã san nền các khu tái định cư với hơn 9.985 ha đất đá, khai hoang 584 ha và các công trình khác. Hưởng lợi các công trình này không chỉ các hộ chuyển đến vùng dự án mà cả người dân tại chỗ. Nhờ đó đã tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, phục vụ mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.

Do quỹ đất ngày càng hạn chế nên các địa phương chủ yếu di dân trong phạm vi gần để người dân có nơi định cư an toàn nhưng vẫn sản xuất trên đất cũ. Những địa phương còn quỹ đất tổ chức khai hoang, phục hóa, chuyển nhượng đất đai giữa hộ mới đến và hộ sở tại, bảo đảm đất sản xuất cho hộ di dân.

Tại các dự án bố trí dân cư ở các địa phương, đã khai hoang, phục hóa hơn 1 vạn ha, gieo trồng hơn 3 triệu ha cây lương thực, 1,5 vạn ha cây ăn quả, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng hơn 3 vạn ha; phát triển chăn nuôi hơn 1 triệu con đại gia súc, hơn 2 triệu con gia súc, hơn 20 triệu con gia cầm các loại. Vì vậy phần lớn các dự án bố trí dân cư sản xuất có bước phát triển, các hộ gia đình ổn định thu nhập, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.

Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn nhận định, thực hiện chương trình bố trí dân cư những năm qua đã góp phần quan trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những người có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện nghèo, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng dễ xảy ra rủi ro đã được bố trí nơi ở ổn định. Từ đó tạo nên sự đồng tình cao của toàn xã hội.

Chương trình cũng đã di chuyển hàng vạn hộ ra khỏi vùng có nguy cơ cao về thiên tai (sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lũ, sụt lún đất…) và hàng nghìn hộ ở phân tán trong rừng phòng hộ, đặc dụng, đã cơ bản giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản khi có mưa lũ, hạn chế phá rừng, di cư tự do; củng cố quốc phòng an ninh.

Dự án bố trí dân cư xây dựng được nhiều điểm tái định cư có nội dung phù hợp tiêu chí xây dựng NTM như: nhà ở phân lô theo quy hoạch, các công trình kết cấu hạ tầng giao thông (mặt thảm nhựa hoặc bê tông), hệ thống nước sinh hoạt hợp vệ sinh, hệ thống thoát nước khu dân cư, công trình vệ sinh gia đình… đã cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Kết quả điều tra hơn 4.000 hộ di dân tại 15 tỉnh về nhà ở, đã có 5,7% hộ làm nhà kiên cố; 86,8% nhà bán kiên cố; 7,4% nhà tạm; tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 81,1%; tỷ lệ hộ sử dụng điện 93,8%; thu nhập bình quân dao động từ 15 - 54 triệu đồng/hộ/năm. Các hộ di dân tuy bước đầu còn khó khăn song cơ bản đã ổn định nơi ở, yên tâm phát triển kinh tế, ổn định lâu dài.

Ngân sách Trung ương đã bố trí giai đoạn 2013 - 2015 là hơn 2 nghìn tỷ đồng, chủ yếu thực hiện bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

+ Ưu điểm:

- Nét nổi bật trong triển khai thực hiện chương trình bố trí dân cư trong những năm qua là các địa phương trong cả nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các hộ di dân. Chú trọng đảm bảo bố trí đủ quỹ đất sản xuất cho các hộ tái định cư. Nơi không có điều kiện về quỹ đất thì thực hiện bố trí di dân trong phạm vi gần để sản xuất tại đất cũ hoặc tổ chức đào tạo nghề cho lao động để đồng bào có việc làm, ổn định đời sống. Những địa phương còn quỹ đất thì tiến hành tổ chức cho các hộ khai hoang, phục hóa, chuyển nhượng đất đai giữa các hộ sở tại và hộ mới đến.

- Một số địa phương lồng ghép nguồn vốn khuyến nông cho người nghèo, vốn chương trình nông thôn mới, hỗ trợ cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiếp bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng, vật nuôi.

+ Hạn chế:

Tuy đạt được kết quả nêu trên, song tiến độ thực hiện của một số địa phương còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu di dân thực tế. Một số dự án bố trí dân cư thực hiện kéo dài, chưa đảm bảo các điều kiện phục vụ sản xuất, đời sống của người dân nhất là đất ở, đất sản xuất.

- Nhu cầu bố trí ổn định dân cư, đặc biệt là các hộ vùng thiên tai là rất lớn, song vốn hỗ trợ của trung ương không đáp ứng được nhu cầu của địa phương theo quy hoạch, kế hoạch đã xây dựng. Vì vậy, khi vào mùa mưa bão nhiều hộ dân ở nhiều nơi vẫn thường xuyên phải sống trong nguy cơ lớn về thiên tai và thực tế hàng năm, thiên tai lũ quét, sạt lở đất, đá… vẫn gây tổn hại nặng nề, cướp đi sinh mạng, tài sản của nhân dân.

- Nhận thức của nhiều địa phương chưa ngang tầm nhiệm vụ, nhiều nơi coi đây là trách nhiệm của trung ương, của bộ, ngành trung ương, do đó chưa thực sự chăm lo đến hỗ trợ phát triển sản xuất và ổn định đời sống lâu dài cho các hộ di dân ra khỏi vùng thiên tai; nhiều hộ đến nơi ở mới còn gặp khó khăn.

- Việc áp dụng chính sách đất đai chưa có sự nhất quán giữa các địa phương trong cả nước, có tỉnh còn thu tiền sử dụng đất khi giao đất ở cho hộ di dân, dẫn đến khó khăn cho hộ. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ của trung ương cho hộ di chuyển còn thấp, trượt giá dẫn đến các hộ nghèo, phải di chuyển ra khỏi vùng thiên tai đến nơi ở mới đời sống gặp rất nhiều khó khăn.

- Tình trạng dân di cư tự do vẫn còn diễn ra và luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, gây khó khăn trong việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quản lý dân cư, đảm bảo an ninh trật tự và phòng chống tệ nạn xã hội.

- Tại các địa bàn có dân di cư tự do đến nhiều vẫn còn khoảng hơn 3 vạn hộ ở phân tán, không theo quy hoạch chưa được sắp xếp ổn định, có nguy cơ tái di cư tự do đi nơi khác. Nhiều điểm dân cư ở khu vực có nguy cơ cao chưa được di dời đến định cư nơi an toàn. Nguyên nhân chính được nhận định là do tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, dẫn đến nhu cầu di dân ngày càng lớn nhưng quỹ đất đai ngày càng hạn chế, nhiều nơi có nhu cầu di dân song không có quỹ đất để bố trí dân cư.

- Ở một số địa phương việc huy động nguồn vốn đầu tư, xây dựng hoặc rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể bố trí dân cư, chất lượng quy hoạch thấp nên khi thực hiện gặp khó khăn. Đồng thời, vẫn còn tình trạng thiếu chủ động, chờ khi Trung ương hỗ trợ vốn đầu tư mới triển khai lập dự án nên tiến độ giải ngân chậm. Có nơi lập, thẩm định, phê duyệt nhiều dự án hoặc dự án có tổng mức đầu tư quá lớn, chưa phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nên thời gian thực hiện dự án kéo dài, chưa hiệu quả và chưa đáp ứng yêu cầu di dân thực tế trên địa bàn.

- Chính sách hỗ trợ bố trí ổn định dân cư cơ bản phù hợp với thực tiễn, khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ di dân ổn định đời sống, sản xuất. Tuy vậy, mức hỗ trợ trực tiếp cho các hộ do trượt giá nên còn thấp so với chi phí thực tế đặc biệt chi phí làm nhà ở (chi phí thực tế làm một căn nhà cấp 4, diện tích 36m2 khoảng 72 triệu đồng, trong khi mức hỗ trợ kể cả di chuyển, làm nhà ở, lương thực… chỉ có 10 triệu đồng/hộ). Vì vậy, các hộ nghèo không đủ điều kiện chuyển đến khu tái định cư làm chậm tiến độ di dân ở một số dự án bố trí dân cư.

- Nhu cầu bố trí dân cư vùng có nguy cơ cao về thiên tai do biến đổi khí hậu rất lớn song việc bố trí vốn đầu tư cho chương trình ở Trung ương và địa phương theo kế hoạch hằng năm chưa thỏa đáng. Từ năm 2011 về trước, ngân sách Trung ương bố trí bình quân 300 - 400 tỷ đồng/năm, trong đó các khu kinh tế quốc phòng chiếm 50% tổng vốn. Giai đoạn 2013-2015, bình quân mỗi tỉnh chỉ được bố trí 4 - 6 tỷ đồng/năm. Do vậy các địa phương, nhất là các tỉnh nghèo chưa cân đối được ngân sách để xây dựng địa bàn đón dân. Một số nơi dân đã đến khu tái định cư nhưng còn thiếu các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt đặc biệt là thủy lợi, nước sinh hoạt, điện sinh hoạt, đời sống chưa thực sự ổn định bền vững.

* Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa

Theo báo cáo số 335/BC-SNN&PTNT ngày 21/02/2014 của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2009-2013: Trong 5 năm triển khai dự án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục phát triển nông thôn Thanh Hóa (Chủ đầu tư các dự án Bố trí, sắp xếp dân cư vùng ảnh hưởng thiên tai...) bám sát mục tiêu, nội dung chương trình của Chính phủ và sự chỉ đạo của UBND tỉnh, gắn với tình hình thực tiễn của địa phương, đã tập trung phối hợp với chính quyền các địa phương vùng dự án triển khai xây dựng kế hoạch để tổ chức di dời, bố trí sắp xếp ổn định dân cư theo hướng bền vững, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra và đã thu được những kết quả nhất định, các dự án được đầu tư đã phát huy được hiệu quả tốt, cụ thể như sau:

Tổng số hộ dân đã được bố trí, ổn định là 1.750 hộ/8.088 hộ đạt tỷ lệ 21,63% so với quy hoạch. Trong đó:

+ Theo hình thức xen ghép 875 hộ/3001hộ, đạt 29,15% KH. + TĐC tập trung 42hộ/1.085hộ, đạt 3,87%KH.

Hiện tại, đời sống các hộ dân tại nơi ở mới đã được ổn định và từng bước phát triển. Các công trình được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy được mục tiêu ổn định tại chỗ cho hàng trăm hộ dân trong vùng ảnh hưởng thiên tai, công trình trình khu TĐC tập trung tại bản Sim, xã Quang Chiểu, Mường Lát ổn định đời sống cho 42 hộ dân bản Sim có nguy cơ sạt lở đất đá; công trình Kè bờ sông Mã tại khu phố xã Hồi Xuân, huyện Quan Hoá ổn định tại chỗ cho 32 hộ sinh sống dọc bờ sông Mã tại xã Hồi Xuân thường xuyên sạt lở do mưa lũ; các công trình kè bờ sông Mã tại thôn Kim Mẫn, xã Cẩm Lương, tại thôn Sành, thôn Kìm, xã Cẩm Ngọc, đê bao chắn nước thôn Thung, xã Cẩm Thạch, kênh thoát nước Lương Ngọc, Cẩm Lương thuộc huyện Cẩm Thuỷ; các công trình Kè suối Ngài, xã Lũng Niêm, kè suối Chăm, xã Ban Công thuộc huyện Bá Thước...đảm bảo an toàn sinh sống, sản xuất cho 245 hộ ven bờ sông, bờ suối; các tuyến đường giao thông, nhà văn hoá...thuộc dự án hồ Yên Mỹ được nâng cấp, xây dựng mới ổn định đời sống tại chỗ cho hàng trăm hộ và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng còn nhiều khó khăn.

+ Tổng số vốn được đầu tư 135.365 triệu đồng/369.976, đạt 36,58 % so với kế hoạch.

+ Vốn sự nghiệp 7.920 trđ/7.920 trđ, đạt tỷ lệ 100% so với nhu cầu kế hoạch.

- Vốn ngân sách trung ương: 127.445 trđ/362.056 trđ, đạt tỷ lệ 35,2% so với nhu cầu kế hoạch.

- Vốn ngân sách địa phương: 7.920 trđ/7.920 trđ, đạt tỷ lệ 100% , đạt tỷ lệ 100% so với nhu cầu kế hoạch.

+ Ưu điểm:

- Trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, quá trình tiến hành lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư, cho thấy các ngành: Nông nghiệp PTNT, Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp và thực hiện tương đối tốt theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành.

- Mặc dù các dự án chưa được triển khai đầu tư đồng bộ theo mục tiêu đề ra, song sau khi được đầu tư xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng giao thông, điện sinh hoạt của các vùng dự mà nhờ đó cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng đã được tăng cường tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao thông đi lại, cũng như cải thiện điều kiện sinh hoạt và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào

trong vùng, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội cho địa phương theo mục tiêu phát triển nông thôn mới theo Nghị quyết số 26/NQ-TW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7, khoá X về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

- Do làm tốt công tác quản lý và tuyên truyền vận động tại địa bàn nên tình trạng dân di cư tự do cơ bản đã được khắc phục. Đối với dân di cư từ tỉnh khác đến, đã có sự phối hợp với chính quyền địa phương sở tại cùng nhiều biện pháp vừa cương quyết vừa vận động phù hợp với điều kiện thực tế để tổ chức đưa bà con trở lại quê cũ.

+ Hạn chế :

- Nhận thức về công tác bố trí, sắp xếp ổn định dân cư chưa đồng đều và chưa ngang tầm với nhiệm vụ, một số địa phương (huyện, xã) chưa thật sự quan tâm đến công tác này, chưa thực hiện xã hội hoá công tác di dân, coi công tác di dân chỉ là trách nhiệm của một số sở, ban ngành chứ không phải trách nhiệm chung của toàn xã hội, toàn tỉnh.

- Quản lý Nhà nước về công tác bố trí sắp xếp dân cư trong những năm qua chưa giao cho một ngành quản lý để đảm bảo sự thống nhất về một đầu mối từ Trung ương là Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ở tỉnh là Sở nông nghiệp và PTNT mà lại phân giao cho nhiều ngành thực hiện như: Sở nông nghiệp và PTNT, Ban dân tộc, Chi cục Kiểm lâm, Bộ đội Biên phòng. Vì vậy, việc hướng dẫn, chỉ đạo, thông tin, báo cáo trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án còn hạn chế, không kịp thời, công tác triển khai thực hiện chương trình còn nhiều vướng mắc thậm chí bị ách tắc, chưa đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

- Luôn có sự biến động lớn về số hộ bị ảnh hưởng thiên tai hàng năm (sau khi dự án được phê duyệt) do mưa lũ của các cơn bão gây ra và mở đường xây dựng các công trình, mặt khác có một số hộ dân khi tuyên truyền lập dự án các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác di dân vùng xung yếu tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)