Cơ sở thực tiễn về quản lý môi trường nôngthôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 30)

2.2.1.1. Kinh nghiệm từ Thái Lan

Thái Lan là trường hợp điển hình cho những nước công nghiệp mới. Kinh tế phát triển nhanh chóng, kéo theo nhu cầu tập trung cao dân cư đô thị, trong khi hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất thấp. Đây là nguyên nhân ô nhiễm chắnh nguồn nước, không khắ và tiếng ồn. Trong bối cảnh ấy, mục tiêu là phát triển mà không ô nhiễm, hạn chế ở mức thấp nhất sự phá vỡ các yếu tố xã hội và môi trường đã được chắnh quyền các cấp đặc biệt quan tâm.

Chắnh sách quan trọng đầu tiên về quản lý môi trường và các nguồn lực tự nhiên của Thái Lan xuất hiện tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần 4 (1977-1981), trong đó nhấn mạnh: phát triển kinh tế phải chú ý đến giải pháp hạn chế hệ quả xấu về môi trường. Kế hoạch 5 năm lần 6 (1987-1991) đã điều chỉnh định hướng và mục tiêu phát triển, cải tiến phương thức làm việc của chắnh quyền chú trọng sự hợp tác giữa chắnh quyền địa phương với các NGOs và có sự tham dự của cộng đồng. Kế hoạch 5 năm lần 7 (1992 - 1996) quan tâm đặc biệt đến việc phục hồi, bảo tồn môi trường tự nhiên, và nâng cao khả năng quản lý các nguồn lực cụ thể:

- Các nguồn lực tự nhiên phải được sử dụng và phát triển mang tắnh bền vững. Ô nhiễm nguồn nước, không khắ, tiếng ồn và chất thải độc hại phải được giảm thiểu đến mức thấp nhất, hạn chế những mối nguy hiểm đến sức khỏe cộng đồng.

- Sự tham dự của cộng đồng được khuyến khắch tham gia trợ giúp điều hành và kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên và môi trường. Tại Thái Lan, Vụ Quản trị địa phương thuộc Bộ Nội vụ là một trong những cơ quan chịu trách nhiệm trong việc quản lý các nguồn lực tự nhiên và môi trường ở cả khu vực nông thôn và thành thị. Dựa trên những chắnh sách của chắnh phủ, Vụ soạn thảo định hướng và mục tiêu chiến lược 5 năm (1992 - 1996) nhằm nâng cao năng lực của chắnh quyền địa phương trong quản lý môi trường.

Từ các chương trình quản lý môi trường đô thị được thực hiện năm 1994 tại Thái Lan, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn, cần thiết đối với các nước đang phát triển là:

- Chắnh sách môi trường nhất quán, chứ không chỉ là những phản ứng đơn lẻ khi một vấn đề về môi trường trở nên nghiêm trọng tại địa phương. Chắnh quyền phải xác định những mục tiêu và chắnh sách rõ ràng và làm cho mọi người hiểu và hoàn thành được công việc.

- Có cơ cấu tổ chức, bộ máy bảo vệ môi trường. Chắnh quyền là trung tâm phối hợp với các tác nhân bảo đảm chất lượng môi trường đô thị.

- Sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực, vốn và tài chắnh, không chỉ các nguồn vốn từ ngân sách trung ương và địa phương mà cả từ cộng đồng dân cư thông qua huy động và lệ phắ dịch vụ môi trường.

- Có kế hoạch hành động nhất quán xuất phát từ những nhu cầu cấp bách nhất của cộng đồng . Điều quan trọng là kế hoạch hành động về môi trường phải phù hợp với các kế hoạch khác và tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như phải phản ánh rõ những nhu cầu thật sự của cộng đồng. Cuối cùng là kế hoạch này phải được thực hiện một cách linh hoạt. Chú trọng việc phòng tránh hơn là giải quyết những hậu quả về môi trường (Mai Anh, 2016: moitruong.com.vn).

2.2.1.2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn với 85% dân số sống bằng nghề nông và đánh bắt cá, thu nhập bình quân đầu người dưới 200 USD vào đầu những năm 1960, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp với 85% dân số

sống ở đô thị vào thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Tuy nhiên cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế nhanh thì phá hủy môi trường cũng diễn ra với tốc độ nhanh. Chắnh vì vậy Hàn Quốc đã đưa ra các chắnh sách để quản lý và BVMT (Phạm Thị Xuân Mai, 2014).

- Các chắnh sách nhằm giảm ô nhiễm không khắ + Các chắnh sách giảm khắ thải các bon

Hàn Quốc xanh 2006 là chắnh sách phát triển tổng thể nhằm xây dựng một quốc gia bền vững và phát triển hơn. Trong đó Hàn Quốc đã đề cập nhiều về khả năng tăng trưởng xanh với việc cải thiện tình hình phát thải khắ các bon, xây dựng xã hội giảm khắ thải cácbon. Tăng trưởng xanh vừa để cải thiện chất lượng môi trường không khắ trong nước vừa góp phần ngăn cản sự ấm lên của trái đất. Hiện Hàn Quốc đã thành lập ỘQuỹ đối phó với thay đổi khắ hậuỢ với 31 nghìn tỷ won, trong đó Chắnh phủ đóng góp là 16 nghìn tỷ, tư nhân đóng góp 15 nghìn tỷ won. Công tác đầu tư nghiên cứu phát triển về vấn đề thay đổi khắ hậu cũng được chú trọng, kinh phắ cho công việc này sẽ tăng từ 6,4% năm 2008 lên 8,5% tổng đầu tư nghiên cứu phát triển vào năm 2012. Một biện pháp khác để giảm khắ thải các bon là đánh thuế và thu phắ đối với các cơ sở phát thải nhiều. Ngoài ra để giảm bớt sự gia tăng việc sử dụng ô tô Nhà nước sẽ tăng đầu tư vào hệ thống tàu điện, tàu điện ngầm, khuyến khắch dùng xe đạp, xây dựng những khu nhà không thải khắ các bon. Quy định nhãn hàng hóa phải có ghi chứng chỉ về khắ thải các bon đã được thực hiện vào tháng 1 năm 2009. Ngoài ra Nhà nước cũng có những ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào công nghệ sạch. Tắnh đến tháng 7 năm 2008, đã có 54 cơ sở đăng ký dự án công nghệ sạch, trong đó 19 trường hợp đã được phê duyệt và đi vào thực hiện.

+ Khuyến khắch xe cơ giới chạy bằng khắ ga ở các vùng đô thị

Với số lượng xe cơ giới vận hành trên đường ngày càng tăng, giao thông đã trở thành nguồn gây ô nhiễm đáng kể ở Hàn Quốc. Đặc biệt là xe chạy bằng dầu diesel đã thải một lượng lớn bụi ô nhiễm và ôxitnitơ. Để giảm lượng ô nhiễm do xe chạy dầu diesel gây ra, Chắnh phủ Hàn Quốc đã thực hiện Chương trình xe cơ giới sử dụng khắ ga ở các vùng đô thị. Dự án thắ điểm bắt đầu vào năm 1998, đến tháng 12 năm 2007 đã có 15.097 xe buýt và 289 xe chở rác sử dụng khắ ga. Bộ Môi trường đặt kế hoạch thay thế 23.000 xe chạy bằng dầu diesel sang sử dụng khắ ga và xây dựng 400 trạm tiếp ga vào nãm 2010. Để làm tãng nhu cầu về xe buýt sử dụng khắ ga, Nhà nước đã có những khuyến khắch về mặt tài chắnh và

thuế cho những ngýời mua xe sử dụng khắ ga hoặc những ngýời kinh doanh bõm khắ ga. Lợi ắch của dự án này có thể lên đến 1.570 tỷ won trong cải thiện môi trýờng và 1.220 tỷ won trong lợi ắch kinh tế.

+ Thực hiện chế độ mua bán trao đổi định mức phát thải khắ gây ô nhiễm Chế độ trao đổi tiêu chuẩn khắ thải là chế độ mà tiêu chuẩn (hay mức) khắ thải có thể được trao đổi, đi kèm với chế độ định mức khắ thải. Mỗi công ty hay nhà máy lớn sẽ được cấp tiêu chuẩn phát thải một khối lượng khắ gây ô nhiễm nhất định, tùy theo năng lực sản xuất và ngành sản xuất. Nếu nhà máy sản xuất nhiều hơn, khối lượng khắ gây ô nhiễm nhiều hơn thì có thể đàm phán với công ty hay nhà máy nào đó chưa dùng hết tiêu chuẩn khắ thải để mua lại phần tiêu chuẩn còn thừa đó. Đây là một biện pháp kinh tế để giải quyết các vấn đề về môi trường, góp phần giảm lượng ô nhiễm trong kinh doanh, giảm chi phắ xã hội do giảm ô nhiễm và góp phần thúc đẩy việc phát triển công nghệ mới giảm ô nhiễm.

+ Cải cách thuế năng lượng

Trước đây do giá dầu diesel rẻ hơn xăng nhiều, chỉ bằng 47% giá xăng năm 2000 và bằng 63% năm 2004, nên nhiều người vẫn thắch sử dụng xe chạy dầu diesel. Nếu cứ để giá dầu diesel thấp như vậy thì các thành phố sẽ ngày càng ô nhiễm. Cải cách chắnh sách thuế năng lượng đã nhằm vào việc tăng giá tiêu dùng diesel. Đến tháng 7 năm 2007, giá dầu diesel đã bằng 87% giá xăng. Bên cạnh đó vẫn duy trì giá ga hóa lỏng (LPG) thấp, bằng 50% giá xăng vào năm 2007.

- Các chắnh sách giảm ô nhiễm nước

+ Thực hiện các biện pháp quản lý lưu vực của 4 dòng sông lớn

Bốn dòng sông lớn là sông Hàn, sông Nakdong, sông Geum và sông Yongsan (còn gọi là sông Sumjin). Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho hơn 40 triệu người dân Hàn Quốc. Trong vòng 5 năm (1998 - 2003), Chắnh phủ đã chi 11,1 nghìn tỷ won (9,65 tỷ USD) cho các dự án xây dựng các vùng đệm ở các bờ sông, hệ thống cống để có thể kiểm soát nước thải. Tắnh đến năm 2006 đã có 85,5% dân số được kết nối với hệ thống cống. Vùng đệm trên thượng nguồn của 4 con sông cũng được xây dựng. Vùng đệm ven sông cách mép nước từ 300 đến 1000 mét. Việc khai thác gỗ, xây dựng khu công nghiệp, khách sạn nhà hàng, chăn nuôi trong khu vực này bị hạn chế nghiêm ngặt. Hiện nay đã xây dựng được

1.130 km2 vùng đệm ven sông. Ngoài ra Chắnh phủ còn mua 3.300 km2 để ngăn

+ Kế hoạch tổng thể về quản lý môi trường nước

Kế hoạch này được Bộ Môi trường Hàn Quốc trình lên Chắnh phủ vào tháng 9 năm 2006. Kế hoạch nhằm thúc đẩy một môi trường nước lành mạnh, bảo đảm chất lượng nước. Hiện nay có 1.476 trạm kiểm soát chất lượng nước hoạt động trên cả nước, trong đó 697 trạm cho các sông, 185 trạm cho các hồ, 474 trạm cho các vùng nông nghiệp và 120 trạm cho các khu vực khác. Có 34 hạng mục cần kiểm soát đối với nước sông, 35 hạng mục với nước hồ và đầm lầy. Đặc biệt có 49 trạm kiểm soát tự động. Chất lượng nước được kiểm soát bằng những hạng mục chung như DO, TOC, pH, VOCẦ Có 2.499 trạm kiểm soát nước ngầm dùng để đánh giá chất lượng nước qua 20 hạng mục và việc kiểm tra mẫu được làm 2 lần trong một năm.

+ Áp dụng hệ thống phắ nhằm cải thiện chất lượng nước

Năm 1995, Hàn Quốc đã áp dụng một hệ thống phắ đối với dịch vụ liên quan tới môi trường. Theo đó người tiêu dùng phải trả phắ khi mua nước khoáng. Tỷ lệ phắ là 7,5% giá bán lẻ nước khoáng. Số tiền thu được sẽ dùng cho các dự án cải thiện chất lượng nước và quản lý nước ngầm.

- Chắnh sách quản lý rác thải

Năm 1999 Bộ Môi trường Hàn Quốc đã áp dụng hệ thống xác minh rác thải để ngăn chặn sự đổ rác trái phép. Khi hệ thống này mới được áp dụng họ đã phát cho các hộ gia đình hay cơ sở kinh doanh một giấy chứng nhận cho phép đổ rác. Hệ thống này bước đầu đã xây dựng hành lang pháp lý để chống lại sự đổ rác trái phép.

Bộ Môi trường cũng đưa ra chắnh sách giảm thiểu rác thải trong kinh doanh. Chế độ này được áp dụng cho những doanh nghiệp mỗi năm thải hơn 200 tấn rác đã ghi trong danh mục và 1000 tấn rác thông thường. Các doanh nghiệp này nãm trong 14 lĩnh vực công nghiệp nhý công nghiệp xây dựng, công nghiệp lọc dầu, công nghiệp hóa chất, công nghiệp chế tạo ô tô. Theo kết quả nghiên cứu nãm 2007 của Bộ Môi trường thì sự giảm bớt chất thải nãm 2006 đã tạo ra lợi ắch kinh tế trị giá 400 tỷ won, bao gồm giảm chi phắ sản xuất và giảm chi phắ môi trường so với năm 2004. Kết quả này đã góp phần vào công cuộc ngăn chặn ô nhiễm môi trường ở cấp quốc gia.

- Chắnh sách bảo tồn tự nhiên

Hàn Quốc đã tham gia Công ước bảo vệ đa dạng sinh học vào năm 1994. Đây là công ước nhằm bảo vệ đa dạng sinh học trước tình hình số lượng các loài

sinh vật trên trái đất bị suy giảm và hệ thống sinh thái ở nhiều nơi bị phá vỡ. Sau khi tham gia công ước này, Hàn Quốc đã thực hiện một loạt chắnh sách để bảo vệ sự đa dạng sinh học. Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học được giới thiệu năm 1997, tiếp đó là Luật Bảo vệ hệ thống núi đồi ở Baekdu Daegan năm 2003, Luật Bảo vệ đời sống hoang dã năm 2004, và Luật quản lý và bảo tồn hệ sinh thái biển năm 2006. Ngoài ra còn có những kế hoạch toàn diện ở cấp quốc gia đề cập tới nhiều lĩnh vực cũng đã được xây dựng và thực hiện. Chẳng hạn như Luật Bảo tồn vùng đầm lầy năm 2002, Kế hoạch bảo vệ đời sống hoang dã 2005, và Kế hoạch toàn diện bảo tồn môi trường biển năm 2006.

2.2.2. Thực tiễn ở Việt Nam

2.2.2.1. Chủ trương của Đảng và nhà nước quản lý bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ BVMT. Đầu tư cho BVMT là đầu tư cho phát triển bền vững.

Đảng ta đã đưa ra Nghị quyết số 139-NQ/TU ngày 01/9/2016 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2020, 100% khu công nghiệp và trên 20% cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường. 100% khu, cụm công nghiệp đầu tư mới phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường trước khi đi vào hoạt động. Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải ở khu vực nông thôn đạt 70% trở lên. Xử lý trên 70% lượng nước thải sinh hoạt nội thành thành phố Bắc Giang. Hoàn thành cơ bản việc xử lý 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh. Thu hút đầu tư từ 1 - 2 dự án xây dựng công viên nghĩa trang; 01 dự án xử lý rác thải tập trung. Tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch đạt trên 90%; tỷ lệ dân số khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 95%.

Để triển khai thực hiện, Nghị quyết đề ra 4 nhiệm vụ trọng tâm sau: Chú trọng phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất công nghiệp; tập trung giải quyết tốt vấn đề thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt khu vực nông thôn; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, từng bước cải thiện môi trường; đầu tư xây dựng công trình bảo vệ môi trường.

Cùng đó là các nhóm giải pháp chủ yếu như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả các công cụ, biện pháp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường; xây dựng các cơ chế, chắnh sách về tài nguyên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường.

Đồng thời, Nghị quyết cũng nêu rõ nhiệm vụ, thời gian triển khai cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân trong việc thực hiện những nội dung đã đề ra.

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chắnh phủ: Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chắnh phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

2.2.2.2. Kết quả thực hiện

Hoàn thiện chắnh sách pháp luật về BVMT và huy động nguồn lực BVMT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)