Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm về đất đai

Ngoài diện tắch đất dốc tụ và phù sa thắch hợp với cây hàng năm huyện Thanh Sơn còn có tới 80% diện tắch là đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì nhiêu tự nhiên khá và rất thắch hợp đối với các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp theo hướng hàng hoá, là cơ sở để xây dựng nên những thương hiệu hàng hoá nổi tiếng của quê hương như: Thương hiệu Chè Bảo Long, cây công nghiệp Sơn (Khả Cửu, Sơn Hùng, Võ Miếu); chuối phấn vàng (Tân Lập; Tân Minh)... Quỹ đất hiện có của huyện Thanh Sơn khá thuận lợi cho việc quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, phát triển các khu du lịch sinh thái, các trung tâm thương mại dịch vụ (Phòng tài nguyên và Môi trường, 2016).

3.1.2.2.Hiện trang sử dụng đất

Tổng diện tắch tự nhiên huyện Thanh Sơn là 62.110,40 ha, trong đó có 56.657,10 ha đất nông nghiệp, có 5.124,25ha đất phi nông nghiệp và 329,05 ha đất chưa sử dụng.

Qua bảng thống kê diện tắch đất sử dụng hàng năm hàng năm nhóm đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao 91,22 % so với tổng diện tắch đất tự nhiên, nhóm đất phi nông nghiệp là 8,25%, và nhóm đất chưa sử dụng là 0,53%. Do vậy đặc trưng phát triển kinh tế trên địa bàn huyện chủ yếu là phát triển kinh tế nông nghiệp.

Bảng 3.1. Diện tắch các loại đất năm 2016 của huyện STT Loại đất Ký STT Loại đất Ký hiệu Tổng diện tắch các loại đất trong đơn vị hành chắnh (ha) Tỷ lệ(%)

Tổng diện tắch đất của đơn vị hành chắnh (1+2+3) 62.110,40 100

1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 56.657,10 91,22

1,1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12.929,14 20,82 1.1.1 Đất trồng cây hàng nãm CHN 6.403,66 10,31

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4.538,89 7,31

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.864,77 3,00 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 6.525,48 10,51

1,2 Đất lâm nghiệp LNP 43.122,28 69,43

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 31.461,51 50,65

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 11.660,77 18,77

1,3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 595,79 0,96

1,4 Đất nông nghiệp khác NKH 9,89 0,02

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 5.124,25 8,25

2,1 Đất ở OCT 1.054,57 1,70

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 930,44 1,50

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 124,13 0,20

2,2 Đất chuyên dùng CDG 2.463,02 3,97

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 23,21 0,04

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 360,40 0,58

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,56 0,001

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 128,10 0,21 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 588,86 0,95 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đắch công cộng CCC 1.361,89 2,19

2,3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,99 0,002

2,4 Đất cơ sở tắn ngưỡng TIN 3,85 0,01

2,5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 159,96 0,26 2,6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.101,27 1,77 2,7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 340,59 0,55

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 329,05 0,53

3,1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 141,40 0,23

3,2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 38,38 0,06

3,3 Núi đá không có rừng cây NCS 149,27 0,24 Nguồn: Phòng TN và MT huyện Thanh Sơn (2016)

3.1.2.3. Dân số và lao động

Dân số tắnh đến hết năm 2016 là 123.170 người, trong đó số dân trong độ tuổi lao động là 74.000 người, số lao động được đào tạo nghề mỗi năm từ 300 - 600 lao động trong đó số lao động có việc làm đạt 80,0%. Hằng năm số lao động được đi xuất khẩu đạt từ 100 đến 200 lao động góp phần mang lại hiệu quả kinh tế xóa đói giảm nghèo (Theo Chi cục thống kê huyện, 2016).

3.1.2.4. Cơ cấu kinh tế của huyện

Theo báo cáo kinh tế xã hội của UBND huyện Thanh Sơn tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) năm 2015 là 3.385 tỷ đạt 100,4% so kế hoạch, tăng 12,1% so năm 2014, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng ước cả năm đạt 1.373,1 tỷ đồng (101,4 % kế hoạch), tăng 16,2% so năm 2014; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước cả năm đạt: 1.081,1 tỷ đồng, đạt 100,4% kế hoạch, tăng 5,8% so năm 2014; giá trị dịch vụ thương mại ước cả năm đạt 930,8 tỷ đồng, đạt 99 % kế hoạch, tăng 13,9 % so năm 2014.

- Giá trị tăng thêm (giá năm 2010) ước đạt 1.470,7 tỷ, đạt 98,2% kế hoạch, tăng 5,2% so với năm 2014, trong đó: Công nghiệp xây dựng ước đạt 329,5 tỷ đồng, tăng 9,5%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 614 tỷ đồng, tăng 3,3%; dịch vụ thương mại ước đạt 527,2 tỷ đồng, tăng 4,8 %.

- Giá trị tăng thêm (theo giá thực tế) ước đạt 2.125,1 tỷ đồng, trong đó: Công nghiệp xây dựng ước đạt: 488,9 tỷ đồng; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 871,1 tỷ đồng, dịch vụ thương mại ước đạt 765,1 tỷ đồng.

- Cơ cấu kinh tế (theo giá thực tế): Nông, lâm nghiệp 41%, dịch vụ 36%, công nghiệp, xây dựng 23%.

- Tổng thu ngân sách ước thực hiện năm 2015 là 722,702 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn ước thực hiện năm 2015 đạt 84,98 tỷ, đạt 108,3 % so dự toán và bằng 99,3 % so với cùng kỳ. Bổ sung từ ngân sách tỉnh cho huyện ước thực hiện năm 2015 đạt 634,518 tỷ, đạt 148,5 % dự toán tỉnh giao và bằng 123,2% so với cùng kỳ.

- Bình quân giá trị tăng thêm theo giá thực tế đạt 17,5 triệu đồng/ người/ năm. -Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 433 tỷ đồng, trong đó đầu tư qua ngân sách huyện, xã năm 2015 là 223 tỷ đồng, đầu tư qua tư nhân và dân cư là 210 tỷ đồng (Theo báo cáo tổng kết Kinh tế - Xã hội huyện Thanh Sơn, 2016).

3.1.2.5. Tình hình phát triển văn hoá - xã hội

Theo báo cáo tổng kết Kinh tế - Xã hội huyện Thanh Sơn năm 2016 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,18%. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chắ cũ còn 16,16% giảm 4,23% so với năm 2015.

- Số lao động được giải quyết việc làm 1.801 lao động đạt 100% kế hoạch; xuất khẩu lao động ước đạt 200 lao động đạt 100 % kế hoạch và bằng 97,6 % so với cùng kỳ.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo, truyền nghề đạt 50,2%, trong đó: đào tạo có bằng cấp chứng chỉ chiếm 20,18%.

- Số trường đạt chuẩn Quốc gia: 07 trường, trong đó: 2 trường Mầm non; 1 trường tiểu học; 3 trường THCS và 1 trường THPT Hương Cần, đạt 100% kế hoạch; (đến hết năm 2015 có 48 trường đạt chuẩn Quốc gia).

- Hết năm 2016 có 1 xã (Lương Nha) Đạt chuẩn nông thôn mới. Kết quả thực hiện các tiêu chắ: Có 9 xã đạt từ 10 - 16 tiêu chắ (Lương Nha, Địch Quả, Cự Thắng, Sơn Hùng, Thạch Khoán, Hương Cần, Võ Miếu, Tất Thắng), các xã còn lại đạt từ 6 - 9 tiêu chắ, bình quân đạt 9,2 tiêu chắ/xã, tăng 1,5 tiêu chắ/xã so với cùng kỳ.

- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 89,91%. Tỷ lệ khu dân cư có nhà văn hóa đạt 100%.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)