Phương pháp tiếp cận và khung phân tắch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tắch

3.2.1.1. Phương pháp tiếp cận

Các phương pháp tiếp cận chủ yếu trong luận văn là: i) Phương pháp tiếp cận thể chế, nghiên cứu các chủ trương chắnh sách của nhà nước qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và BVMT; ii) Phương pháp tiếp cận PRA; iii) Phương pháp tiếp cận hệ thống và iv) Phương pháp khảo sát thực tế để phát hiện ra mô hình nghiên cứu từ thực tế.

3.2.1.2. Khung phân tắch

Luận văn sử dụng khung phân tắch từ các nội dung nghiên cứu về quản lý BVMT nông thôn, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý BVMT nông thôn, đề xuất các giải pháp quản lý BVMT nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Sơ đồ 3.1. Khung phân tắch quản lý môi trường nông thôn

Nguồn: Tác giả (2016) 3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu

Là một huyện miền núi đang phát triển, phát huy những thế mạnh và tiềm năng về trồng trọt, chăn nuôi cũng như tiểu thủ công nghiệp cho nên vấn vấn đề ô nhiễm môi trường và quản lý môi trường là rất quan trọng, vì vậy mẫu nghiên cứu được chọn ở 3 xã gồm xã Lương Nha đây là xã làm điểm về nông thôn mới và được triển khai trong giai đoạn 2010 - 2016; Nghiên cứu ở xă Địch Quả là xã phát triển làng nghề chế biến chè và sản xuất nông nghiệp. Thị Trấn Thanh Sơn là đơn vị thứ 3 tiến hành khảo sát đây là đơn vị nằm trên Quốc Lộ 32a, nên thương mại, dịch vụ phát triển tương đối mạnh so với các địa phương khác trong toàn huyện làm đại diện (Nguồn: UBND huyện Thanh Sơn, 2016).

Bảng 3.2. Xã, thị trấn và tiêu chắ chọn xã khảo sát

STT Tên xã Đặc điểm kinh tế

1 Lương Nha Xã thuần nông

2 Thị trấn Thanh Sơn Phát triển dịch vụ

3 Xã Địch Quả Làng nghề, nông nghiệp

( Nguồn: Tác giả, 2016) 3.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu

3.2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu bao gồm: Các chủ trương, chắnh sách của Đảng, Nhà nước; các chắnh sách, chủ trương của tỉnh Phú Thọ, của huyện Thanh Sơn, về quản lý và BVMT nông thônẦ

(1) Quy hoạch; (2) Bộ máy quản lý; (3) Tuyên truyền (4) Huy động nguồn lực; (5) Tổ chức thực hiện; (6) Giám sát và (7) Xử lý vi phạm ( 8) Đánh giá kết quản lý BVMT.

Nội dung của quản lý bảo về môi trường

nông thôn:

Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường nông thôn: - Nhân tố chủ quan - Nhân tố khách quan Các giải pháp: (1) Giải pháp 1; (2) Giải pháp 2; ...; (n) Giải pháp n.

Những tài liệu, số liệu này đã được công bố trên các sách, báo, tạp chắ, các văn kiện, Nghị quyết, các báo cáo..., được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trắch dẫn như trắch dẫn tài liệu tham khảo, cụ thể:

- Niên giám thống kê tại Chi cục Thống kê huyện.

- Báo cáo kinh tế - Xã hội thu thập tại Văn phòng HĐND - UBND. - Kế hoạch, hướng dẫn xây, đề án BVMT.

- Báo cáo tiến độ xây dựng nông thôn mới và Báo cáo tổng kết công tác xây dựng nông thôn mới của huyện Thanh Sơn.

3.2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

- Chọn mẫu nghiên cứu: 130 mẫu điều tra cán bộ và các nhóm hộ dân số mẫu được phân chia như sau: Tiến hành điều tra mẫu 90 hộ của 3 xã trong huyện, trong mỗi xã tiến hành kết hợp với cán bộ địa phương để phân loại hộ theo các nhóm:

+ Nhóm hộ khá: Đây là những hộ có kinh tế tương đối khá so với bình quân chung của toàn xã.

+ Nhóm hộ trung bình: Là những hộ có kinh tế bằng bình quân chung của toàn xã.

+ Nhóm hộ nghèo: Là nhóm hộ có thu nhập thấp so với bình quân chung của toàn xã.

Đây là những nhóm hộ theo đánh giá nhận định là những hộ trực tiếp và thường xuyên tác động trực tiếp đến môi trường nông thôn và ngược lại là những hộ chịu ảnh hưởng chắnh từ những tác động của môi trường.

- Bên cạnh việc chọn khảo sát các hộ nông dân, đề tài còn tiến hành khảo sát 25 cán bộ huyện, xã bao gồm: cán bộ lãnh đạo huyện, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo các xã và cán bộ địa chắnh xã.

- Mặt khác tiến hành khảo sát Ban quản lý các công trình công cộng và các tổ chức thu gom rác thải trên địa bàn các xã nghiên cứu.

Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra, khảo sát

STT Mẫu điều tra Số mẫu

1 Hộ 90 1.1 Hộ khá 30 1.2 Hộ trung bình 30 1.3 Hộ nghèo 30 2 Cán bộ huyện, xã 25 2.1 Lãnh đạo huyện 5 2.2 Cán bộ phòng tài nguyên 5 2.3 Lãnh đạo các xã và cán bộ địa chắnh 15

3 Ban Quản lý công trình công cộng 15

3.1 Cán bộ Ban quản lý 3

3.2 Công nhân Ban quản lý 5

3.3 Tổ thu gom rác thải ở các xã 7

Tổng cộng 130

Nguồn: Tác giả (2016)

+ Nội dung điều tra hộ dân

* Các thông tin về chủ hộ:

* Thông tin về tình hình thực hiện nông thôn mới trên địa bàn xã * Thực trạng môi trường nông thôn.

* Những chủ trương, chắnh sách về môi trường đã được triển khai và kết quả thực hiện.

* Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện quản lý. * Kiến nghị, bổ sung những cơ chế quản lý môi trường nông thôn.

+ Nội dung điều tra cán bộ

* Thực trạng môi trường nông thôn.

* Những chủ trương, chắnh sách về môi trường đã được triển khai và kết quả thực hiện.

* Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện hướng dẫn * Kiến nghị, bổ sung những cơ chế quản lý môi trường nông thôn.

* Những chủ trương, chắnh sách về môi trường đã được triển khai và kết quả thực hiện.

* Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện quản lý. * Kiến nghị, bổ sung những cơ chế quản lý môi trường nông thôn.

Phương pháp thu thập thông tin qua điều tra phân tắch phát triển nông thôn PRA. Đây là phương pháp được sử dụng nghiên cứu các vấn đề về nông thôn và thu được kết quả tốt trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp này được người nghiên cứu thực hiện, người dân tại địa bàn nghiên cứu chỉ là người cung cấp thông tin.

Công cụ PRA được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Phương pháp thu thập thông tin qua Phỏng vấn nhóm: Tại mỗi xã tổ chức thảo luận nhóm có sự tham gia của người dân và cán bộ địa phương, số người tham gia thảo luận nhóm là 10 người/ cuộc thảo luận.

3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin 3.2.4.1. Xử lý thông tin định tắnh 3.2.4.1. Xử lý thông tin định tắnh

Thông tin định tắnh đã được thu thập qua các phương pháp như: quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệuẦ Bước tiếp theo là làm thế nào để phân tắch các thông tin trên.

Mục đắch của thông tin định tắnh là để xây dựng giả thuyết và chúng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập đuợc.

Xử lý logic đối với các thông tin định tắnh là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.

3.2.4.2. Xử lý thông tin

Thông tin thu thập được từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao qua các bước xử lý:

- Bảng số liệu.

- Phân tắch chỉ số trung bình.

- Dùng công cụ phần mềm Excel để xử lý thông tin.

3.2.5. Phương pháp phân tắch

quản lý môi trường ở địa phương, trong đó chỉ ra đâu là yếu tố cốt lõi cần có giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề về môi trường và quản lý môi trường.

- Xếp hạng thứ tự ưu tiên: là công cụ được sử dụng trong đề tài nhằm xác định mức độ khó khăn trong quá trình hoạch định các giải pháp và mức độ thực hiện các giải pháp quản lý môi trường. Đồng thời kết quả của quá trình xếp hạng thứ tự ưu tiên sẽ chỉ ra những giải pháp sẽ được quan tâm và cần thiết nhất trong thời gian tới. Đó là một trong những căn cứ quan trọng để đề tài đưa ra các kiến nghị về giải pháp quản lý môi trường nông thôn.

- Phương pháp thống kê kinh tế: Đây là phương pháp cơ bản để phát triển số liệu trong đề tài, phương pháp thống kê bao gồm: Phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp số bình quân, phương pháp phân tắch.

+ Sử dụng hệ thống chỉ tiêu, chỉ số, tổng hợp tắnh toán số liệu trên cơ sở tài liệu điều tra.

+ Chỉ ra mức độ, nguyên nhân biến động của hiện tượng, phân tắch mức độ ảnh hưởng của các tác nhân đến môi trường nông thôn; ảnh hưởng của các giải pháp cải thiện môi trường lên chất lượng môi trường nông thôn...

- Phương pháp phân tắch so sánh

+ Sử dụng cách thức so sánh: trước và sau khi thực hiện quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn

+ Đối chiếu, so sánh mục tiêu của chủ trương, chắnh sách các giải pháp cải thiện môi trường nông thôn của nhà nước, chắnh quyền địa phương các cấp với kết quả thực hiện.

- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin rộng rãi từ các chuyên gia qua các hội nghị, hội thảo, điều tra, phỏng vấn trực tiếp người có kinh nghiệm trong lĩnh vực của đề tài nghiên cứu trong việc xác định những khó khăn, vướng mắc, xây dựng phương hướng và giải pháp quản lý môi bảo vệ môi trường nông.

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.6.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình thu gom, xử lý chất thải, nước thải

- Số hộ đăng ký tham gia thu gom

- Số hộ thu gom loại chất thải, nước thải thực tế - Tỷ lệ hộ phân lại rác thải

- Tỷ lệ chất thải, nước thải được xử lý - Tỷ lệ hộ trả chi phắ thu gom

3.2.6.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá việc cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh

- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế - Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh

- Tỷ lệ hộ dân có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh

3.2.6.3. Nhóm chỉ tiêu phát triển môi trường

- Tỷ lệ cây xanh được trồng mới tại công trình công cộng - Số lần công trình công cộng được vệ sinh trong tháng

3.2.6.4. Nhóm chỉ tiêu về suy giảm môi trường

- Tỷ lệ hộ xả rác rác ra môi trường công cộng

- Tỷ lệ hộ sử dụng thuốc diệt cỏ, diệt ốc

- Tỷ lệ hộ không thu gom túi, chai, lọ thuốc BVTV

3.2.6.5. Nhóm chỉ tiêu về vệ sinh môi trường

- Tỷ lệ các công trình nước sạch

3.2.6.6. Nhóm chỉ tiêu về quản lý bảo vệ môi trường

- Chắnh sách về bảo vệ môi trường, quản lý môi trường

- Phân cấp quản lý môi trường

- Tổ chức thực hiện: Tuyên truyền BVMT, Huy động nguồn lực - Kiểm tra giám sát và sử lý vi phạm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ 4.1.1. Thực trạng quản lý quy hoạch môi trường nông thôn

Quy hoạch để quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thực hiện theo luật định.Việc phân vùng môi trường để bảo tồn, bảo vệ, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững. Có thể thấy, từ năm 2010 căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chắnh phủ, UBND huyện đã chỉ đạo lập quy hoạch quy trung về xây dựng nông thôn mới trong đó có nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường. Tổng số là 22/23 xã được quy hoạch, riêng thị trấn Thanh Sơn có quy hoạch riêng.

Hiện nay 100% số xã trên địa bàn đã thực hiện xong công tác quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới, kết quả quy hoạch đã được phê duyệt và công bố, trong đó có việc quy hoạch các khu sản xuất tập trung, các điểm thu gom rác thải, quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn. Kết quả khảo sát về sự tham gia của người dân vào công tác quy hoạch cho thấy, hầu hết các địa phương đều có sự tham gia của người dân vào công tác quy hoạch.

Qua khảo sát đa phần họ đều cho rằng công tác quy hoạch có làm thay đổi bộ mặt nông thôn tuy nhiên đối với hố rác tập trung thì mỗi thôn cần có 1 địa điểm để tiện cho việc tập trung rác thải. Thực trạng này cho thấy, hiện nay hệ thống thu gom rác thải trên địa bàn còn hoạt động tương đối yếu, nhiều thôn việc thu gom rác thải chưa diễn ra, người dân tự chuyển rác thải ra khu vực tập trung rác tự phát trong thôn hoặc cụm dân cư.

Quy hoạch bảo vệ môi trường là một phương thức phòng ngừa ô nhiễm và sự cố môi trường một cách tắch cực nhất, đồng thời tiết kiệm chi phắ đầu tư xử lý môi trường và khắc phục sự cố môi trường, bên cạnh đó chỉ đạo các đơn vị tập trung bám sát thế mạnh của từng vùng lập quy hoạch tổng thể chi tiết như sau:

- Quy hoạch vùng trồng trọt

Tập trung vùng sản suất lúa như các xã Võ Miếu, Văn miếu, Cự Đồng, Tất Thắng... đây là những vùng có diện tắch lớn bảo đảm về thủy lợi cũng như cơ bản đầy đủ các yếu tố để sản xuất tập trung. Một số xã có thế mạnh về đồi rừng, xen

lẫn trồng cây ăn quả như Cự Thắng, Yên Sơn, Tân Lập. Đặc biệt là vùng sản xuất chè như các xã Địch quả, Văn Miếu, Võ Miếu.

- Quy hoạch chăn nuôi

Quy hoạch và phát triển vùng chăn nuôi là biện pháp nhằm giảm bớt việc ảnh hưởng môi trường. Trong những năm gần đây căn cứ các yêu cầu hướng dẫn của Nhà nước các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn được quy hoạch tại các vùng xa khu dân cư tập trung nhiều ở các xã Thắng Sơn, Hương Cần, Yên Sơn, Văn Miếu, Võ Miếu. Để bảo đảm vệ sinh môi trường UBND huyện chỉ đạo các cơ quan liên quan khảo sát nếu đủ điều kiện mới cấp phép cho thực hiện.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện, trên địa bàn huyện có 12.770 con lợn, trong đó tập trung lớn vào một số trang trại với đầu con từ 1000 - 2000 con, do nuôi số lượng nhiều nên vấn đề ô nhiễm khu vực xung quanh là rất nặng, đặc biệt là nước thải, tuy đã được xử lý qua bioga nhưng do nuôi nhiều công suất xử lý không yêu cầu nên gây mùi khó chịu đối với các hộ dân xung quanh.

Do tổng số đàn lợn của huyện chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chăn nuôi, lượng chất thải của vật nuôi này thải ra môi trường rất lớn nên việc xử lý chất thải, bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi lợn đang là vấn đề bức xúc. Trong khi đó, phần lớn trang trại, gia trại nằm xen kẽ trong khu dân cư; có quỹ đất nhỏ hẹp không đủ diện tắch để xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn cho phép; không bảo đảm khoảng cách vệ sinh đến khu dân cư đã gây ô nhiễm môi trường nhất là nguồn nước và môi trường không khắ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Nhiều năm qua, chất thải trong chăn nuôi chủ yếu được xử lý bằng hệ thống hầm biogas, song, hầu hết được xây dựng nhỏ hơn so với thực tế chăn nuôi nên hiệu quả giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)