Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Điều kiện vị trắ địa lý
Huyện Thanh Sơn phắa Bắc giáp các huyện Tam Nông; Yên Lập tỉnh Phú Thọ. Phắa Nam giáp tỉnh Hoà B́nh. Phắa Tây giáp huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Phắa Đông giáp huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình. Huyện Thanh Sơn có đường Quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái. Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 7 tuyến đường tỉnh, huyện Thanh Sơn 313; 313D, 316, 316C, 316D, 317 và 317B. Với tuyến đường tỉnh, huyện Thanh Sơn ở vị trắ khá thuận tiện về giao thông. Nơi đây là đầu mối giao thông quan trọng, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung du và miền núi. Từ đây có thể mở rộng giao thương với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Thuỷ, Yên Lập, Tân Sơn; giao lưu với các tỉnh khác như Hoà Bình; Yên Bái; Hà Nội. Với vị trắ đó, huyện Thanh Sơn thực sự là mối giao lưu quan trọng, cửa ngõ chuyển tiếp của khu vực trung du miền núi tạo những tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hoá giữa các khu vực (Phòng tài nguyên và môi trường, 2016).
3.1.1.2. Địa hình
Huyện Thanh Sơn là đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều dãy núi nằm nhô trong hệ phức hợp vùng núi thấp có độ cao trung bình từ 500 đến 700m. đây là vùng thượng luu của song Bứa địa hình nghiêng dần về vùng trũng phắa Đông (Địch Quả; Sơn Hùng) rồi đổ ra sông Hồng ở địa phận huyện Thanh Sơn. Về cơ bản huyện Thanh Sơn là huyện miền núi với địa hình đặc trưng là núi, đồi có sườn dốc, bị phân cắt bới nhiều thung lũng hẹp và trung bình. Địa hình đó tạo cho huyện Thanh Sơn có cơ cấu kinh tế nông, lâm đa dạng. Tuy nhiện địa hình bị chia cắt phức tạp, đồi núi dốc cũng gây cho Thanh Sơn nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế và xã hội ( Phòng tài nguyên và môi trường, 2016).
3.1.1.3. Khắ hậu
Do địa hình huyện Thanh Sơn rất đa dạng tạo ra các tiểu vùng khắ hậu khác nhau: Địa hình chia cắt, dốc kéo dài, phần lớn là rừng núi thấp, cấu tạo theo kiểu báp úp nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực
sông Bứa nơi kết thúc dãy Hoàng Liên Sơn. Vì vậy khắ hậu của huyện có những đặc trưng của khắ hậu miền núi phắa Bắc: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa động lạnh, nhiệt độ trung bình là 20- 210C, lượng mưa trung bình năm dao động từ 1850- 1950mm/năm, độ ẩm không khắ trung bình là 86,8% ( Phòng tài nguyên và môi trường, 2016).
3.1.1.4. Hệ thống thuỷ văn
Hệ thống sông Bứa và các suối chảy về sông Đà cùng với hàng trăm con suối nhỏ là nguyên tài nguyên nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Trên địa bàn huyện còn các hồ, đầm lớn như Đầm Gai xã Lương Nha, hồ suối Đúng xã Yên Sơn, hồ Đá Mài, hồ Khoang Tải xã Cự Đồng, hồ Tải Giang xã Cự Thắng, hồ Củ xã Võ Miếu, hồ suối Cái xã Giáp Lai cùng với hệ thống kênh mương dẫn nước tưới tiêu và chống hạn đảm bảo sản xuất nông nghiệp (Phòng tài nguyên và Môi trường, 2016).