4.1.1. Thực trạng quản lý quy hoạch môi trường nông thôn
Quy hoạch để quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thực hiện theo luật định.Việc phân vùng môi trường để bảo tồn, bảo vệ, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững. Có thể thấy, từ năm 2010 căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chắnh phủ, UBND huyện đã chỉ đạo lập quy hoạch quy trung về xây dựng nông thôn mới trong đó có nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường. Tổng số là 22/23 xã được quy hoạch, riêng thị trấn Thanh Sơn có quy hoạch riêng.
Hiện nay 100% số xã trên địa bàn đã thực hiện xong công tác quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới, kết quả quy hoạch đã được phê duyệt và công bố, trong đó có việc quy hoạch các khu sản xuất tập trung, các điểm thu gom rác thải, quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn. Kết quả khảo sát về sự tham gia của người dân vào công tác quy hoạch cho thấy, hầu hết các địa phương đều có sự tham gia của người dân vào công tác quy hoạch.
Qua khảo sát đa phần họ đều cho rằng công tác quy hoạch có làm thay đổi bộ mặt nông thôn tuy nhiên đối với hố rác tập trung thì mỗi thôn cần có 1 địa điểm để tiện cho việc tập trung rác thải. Thực trạng này cho thấy, hiện nay hệ thống thu gom rác thải trên địa bàn còn hoạt động tương đối yếu, nhiều thôn việc thu gom rác thải chưa diễn ra, người dân tự chuyển rác thải ra khu vực tập trung rác tự phát trong thôn hoặc cụm dân cư.
Quy hoạch bảo vệ môi trường là một phương thức phòng ngừa ô nhiễm và sự cố môi trường một cách tắch cực nhất, đồng thời tiết kiệm chi phắ đầu tư xử lý môi trường và khắc phục sự cố môi trường, bên cạnh đó chỉ đạo các đơn vị tập trung bám sát thế mạnh của từng vùng lập quy hoạch tổng thể chi tiết như sau:
- Quy hoạch vùng trồng trọt
Tập trung vùng sản suất lúa như các xã Võ Miếu, Văn miếu, Cự Đồng, Tất Thắng... đây là những vùng có diện tắch lớn bảo đảm về thủy lợi cũng như cơ bản đầy đủ các yếu tố để sản xuất tập trung. Một số xã có thế mạnh về đồi rừng, xen
lẫn trồng cây ăn quả như Cự Thắng, Yên Sơn, Tân Lập. Đặc biệt là vùng sản xuất chè như các xã Địch quả, Văn Miếu, Võ Miếu.
- Quy hoạch chăn nuôi
Quy hoạch và phát triển vùng chăn nuôi là biện pháp nhằm giảm bớt việc ảnh hưởng môi trường. Trong những năm gần đây căn cứ các yêu cầu hướng dẫn của Nhà nước các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn được quy hoạch tại các vùng xa khu dân cư tập trung nhiều ở các xã Thắng Sơn, Hương Cần, Yên Sơn, Văn Miếu, Võ Miếu. Để bảo đảm vệ sinh môi trường UBND huyện chỉ đạo các cơ quan liên quan khảo sát nếu đủ điều kiện mới cấp phép cho thực hiện.
Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện, trên địa bàn huyện có 12.770 con lợn, trong đó tập trung lớn vào một số trang trại với đầu con từ 1000 - 2000 con, do nuôi số lượng nhiều nên vấn đề ô nhiễm khu vực xung quanh là rất nặng, đặc biệt là nước thải, tuy đã được xử lý qua bioga nhưng do nuôi nhiều công suất xử lý không yêu cầu nên gây mùi khó chịu đối với các hộ dân xung quanh.
Do tổng số đàn lợn của huyện chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chăn nuôi, lượng chất thải của vật nuôi này thải ra môi trường rất lớn nên việc xử lý chất thải, bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi lợn đang là vấn đề bức xúc. Trong khi đó, phần lớn trang trại, gia trại nằm xen kẽ trong khu dân cư; có quỹ đất nhỏ hẹp không đủ diện tắch để xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn cho phép; không bảo đảm khoảng cách vệ sinh đến khu dân cư đã gây ô nhiễm môi trường nhất là nguồn nước và môi trường không khắ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Nhiều năm qua, chất thải trong chăn nuôi chủ yếu được xử lý bằng hệ thống hầm biogas, song, hầu hết được xây dựng nhỏ hơn so với thực tế chăn nuôi nên hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường còn hạn chế.
Nguồn gây ÔNMT từ việc chăn nuôi trên địa bàn huyện thực trạng đang càng ngày càng trở nên bức xúc đối với người dân và khó khăn trong công tác quản lý của các cấp chắnh quyền, việc quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung đã được tắnh toán, tuy nhiên triển khai thực hiện thì hết sức kho khăn, về vốn quỹ đất, đặc biệt là sự hài lòng và đồng thuận của nhân nhân.
- Quy hoạch các công trình phúc lợi và môi trường sinh thái
Tập trung chủ yếu khoanh nuôi và bảo vệ diện tắch rừng đầu nguồn, rừng tự nhiên chủ yếu ở các xã Tân Minh, Tân Lập, Khả cửu, Thượng Cửu, Yên Sơn..
để bảo vệ diện tắch rừng trên UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã tuyên truyền vẫn động người dân tắch cực tham gia bảo vệ rừng, phát hiện kịp thời các trường hợp chặt phá rừng trái phép, đưa ra sử lý nghiêm minh nhưng đối tượng chặt phá rừng, việc phân tắch hiện trạng môi trường, điều kiện địa lý, tự nhiên, xã hội và sinh thái trong vùng quy hoạch, phân vùng môi trường sẽ đưa ra các định hướng về quản lý và BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các giá trị văn hóa, lịch sử trong vùng quy hoạch. Đồng thời, xác lập các tiêu chắ chung nhằm quản lý thống nhất về môi trường, tạo hành lang để các quy hoạch phát triển phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, sinh thái, bảo đảm hài hòa giữa các định hướng và giải pháp thực hiện dựa trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường.
Các công trình phúc lợi như công trình nước sạch, công trình thủy lợi ngày càng được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới như hồ Củ xã Võ Miếu được xây dựng mới với tổng trị giá 16 tỷ bảo đảm cung cấp nước tưới cho trên 400 ha lúa hai vụ và 100 ha cây trồng và rau màu các loại.
Việc thực hiện quy hoạch BVMT sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả của đánh giá môi trường chiến lược trong vai trò là công cụ phân tắch, dự báo các tác động đến môi trường của các quy hoạch phát triển trong quá trình lập quy hoạch và đánh giá mức độ phù hợp của các định hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển với các yêu cầu về quản lý và BVMT nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
Tuy nhiên qua thực tế việc quy hoạch ở một số địa phương chưa sát với thực tế, quy hoạch chồng chéo nhiều quy hoạch phải điều chỉnh lại, nhất là vấn đề quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch vùng dân cư, quy hoạch chôn lấp rác thải. Hiện nay việc chôn cất ở những nghĩa trang nhân dân tự phát, những khu mộ dòng tộc, đặc biệt là những ngôi mộ chơi vơi giữa đồng vẫn còn xuất hiện việc này đang gây khó khăn cho các địa phương trong công tác quy hoạch xây dựng các khu nghĩa trang, nghĩa địa theo tiêu chắ xây dựng nông thôn mới. Trên địa bàn huyện có 285 khu hành chắnh thì tới 165 nghĩa trang trong đó có 1 nghĩa trang liệt sĩ huyện. Các nghĩa trang lập nên tự phát từ rất lâu và số nghĩa trang ở từng địa phương phụ thuộc vào quy mô dân số hoặc số thôn. Trung bình mỗi thôn, làng có ắt nhất một nghĩa trang ở những vùng đất ruộng, đất cát hay trải dọc bên triền lộ, xen vào các khu dân cư.
Công tác quản lý còn một số hạn chế song nó có vai trò tiền đề, tạo điều kiện khai thác hợp lý, phát huy được những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự liên kết trong vùng, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất...
một cách bền vững cho địa phương trong thời gian tới. Đồng thời việc phủ kắn quy hoạch cũng góp phần từng bước nâng cao điều kiện sống, dân trắ của người dân, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại ở khu vực nông thôn.
Công tác công bố và cắm mốc quy hoạch thực sự cần thiết trong công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới cũng như trong công tác xây dựng nông thôn mới nói chung, góp phần hiệu quả cho việc quản lý xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch.
4.1.2. Bộ máy quản lý, chỉ đạo điều hành
UBND huyện là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chung trên lĩnh vực môi trường, bên cạnh đó còn có các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện có trách nhiệm nghiên cứu và tham mưu cho UBND huyện những thực hiện những chắnh sách lien quan đến công tác quản lý nhà nước về môi trường. Ngoài ra để thực hiện công tác quản lý điều hành tốt các cấp và các khu hành chắnh đều thành lập ra Ban chỉ đạo để tham mưu trực tiếp cho UBND huyện, UBND xã, các khu dân cư để thực hiện công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ.
Cấp huyện: Ban chỉ đạo về vệ sinh môi trường gồm 23 thành viên do Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, Cơ quan thường trực là phòng tài nguyên và Môi trường huyện và các phòng, ban ngành có liên quan làm thành viên.
Chú thắch Quan hệ chỉ đạo
Sơ đồ 4.1. Ban chỉ đạovệ sinh môi trường tại huyện
Nguồn: Phòng nội vụ huyện (2016)
UBND huyện Bộ máy Ban chỉ
đạo
Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, 23
đồng chắ là trưởng các phòng, cơ quan có liên quan làm thành viên Bộ máy Ban chỉ đạo Phó Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, đồng chắ là trưởng các ngành, đoàn thể, các trưởng khu hành chắnh làm thành viên UBND xã
Cấp xã: Thành lập Ban chỉ đạo trong đó tắnh đến cuối năm 2016 có 23/ 23 xã, thị trấn đều thành lập được bàn chỉ đạo. Lấy nòng cốt là Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chắnh trị - xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư để triển khai thực hiện.
Trên địa bàn huyện có 285 khu hành chắnh nhưng chưa thành lập được bộ máy ban chỉ đạo cấp thôn bản mà thường là hoạt động lồng ghép vào các hoạt động của khu dân cư. Do vậy, việc điều hành và vận hành bộ máy là hết sức khó khăn và gây ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động quản lý môi trường nông thôn.
Tuy đã thành lập ban chỉ đạo nhưng nhìn trung việc hoạt động còn nhiều bất cập. Các thành viên ban chỉ đạo cấp huyện đều là kiêm nhiệm nên việc kiểm tra xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện hết sức khó khăn bên cạnh đó huyện có địa bàn rộng việc kiểm tra giám sát sử lý, tuyên truyền gặp nhiều khó khăn.
Hệ thống tổ chức quản lý:Gồm 3 cấp quản lý, trong đó quản lý chung là UBND huyện. UBND huyện có chức năng ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chắnh sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; Tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện; Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo uỷ quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Các chức năng này được thông qua cơ quan chuyên môn là Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Đây là cơ quan tham mưu việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn Huyện, trình UBND huyện phê duyệt, đồng thời lập dự toán kinh phắ để phòng tài chắnh huyện xem xét trình UBND huyện phê duyệt kinh phắ thanh tra, kiểm tra. Để có thông tin để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra phòng Tài nguyên và Môi trường thu thập các thông tin,
dữ liệu từ cán bộ địa chắnh phụ trách mảng môi trường cung cấp.
Đối với việc thu gom, xử lý rác thải đối với địa phương UBND huyện phân cấp cho Ban Quản lý công trình công cộng quản lý và triển khai thực hiện.
Ban Quản lý công cộng ngoài đội ngũ cán bộ chuyên trách thì phần lớn là cán bộ Hợp đồng thông qua hình thức tổ thu gom ở các địa phương. Hiện nay, việc thu gom được thực hiện tương đối tốt ở thị trấn Thanh Sơn, rác thải phải được thu gom sạch sẽ và vận chuyển ra khỏi địa bàn ngay trong ngày. Còn đối với 22 còn lại chưa thực hiện quản lý được. Phòng tài nguyên môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn giám sát mọi vấn đề lien quan đến môi trường. Ủy ban nhân dân các xã căn cứ chức năng nhiệm vụ chỉ đạo và thực hiện quản lý môi trường tại địa phương.
Sơ đồ 4.2. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường tại huyện
Nguồn: Phòng nội vụ huyện (2016) Tuy nhiên do các khu hành chắnh lớn số lượng rác nhiều, xe thu gom mới chỉ có một chiếc thì đội ngũ đổ rác vào bãi tập kết, trong 3 - 5 ngày vận chuyển đi xử lý một lần. Còn đối với 22 xã còn lại chỉ duy nhất có xã Lương Nha là có tổ thu gom rác hoạt động dựa trên tiêu chắ của Nông thôn mới. Còn các xã còn lại thì hầu như chưa có tổ thu gom rác.
UBND huyện xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể giai đoạn từ năm 2016 - 2020 đào tạo đội ngũ cán bộ về quản lý, trong đó tập trung vào đào tạo nghiệp
UBND HUYỆN PHÒNG TN& MT công cộng BQL CT Tổ thu gom rác Rác của các tổ chức Rác của DN Rác của hộ dân UBND XÃ Tổ thu gom rác Rác của các tổ chức Rác của DN Rác của hộ dân
vụ chuyên môn, kiến thức quản lý nhà nước trong lĩnh vực, đào tạo nâng cao quy chuẩn về trình độ chắnh trị. Đào tạo đội ngũ cán bộ biết áp dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quản lý, nhằm phát huy khả năng lưu trữ cũng như để triển khai nhanh các chương trình, dự án trong vấn đề quản lý môi trường. Từ năm 2013 - 2016 đã có 1200 lượt cán bộ được tập huấn trong đó tập trung bồi dưỡng chủ yếu cho cán bộ cấp xã và cán bộ thôn bản.
Tuy nhiên trong vấn đề đào tào đội ngũ cán bộ còn nhiều vấn còn bất cập như các lớp tập huấn đào tạo thường diễn ngắn, chất lượng, chương trình đào tào chưa sát với thực tế, việc áp dụng vào thực tiễn chưa cao. Đối tượng cán bộ được đào tào chưa là chuyên trách chủ yếu là kiêm nhiệm do vậy chất lượng chưa đảm bảo.
4.1.3. Thực trạng công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện huyện
Trong những năm qua trên địa bàn huyện nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức cho từng người dân, cộng đồng dân cư, nhất là ở các địa phương về nhận thức đầy đủ và sâu sắc, xác định rõ hơn trách nhiệm với vai trò là chủ thể trực tiếp thực hiện bảo vệ môi trường nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới với phong trào thi đua ỘVệ sinh môi trường nông thônỢ. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tăng cường công tác chỉ đạo tuyên truyền về nhiệm vụ và trách