Các giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 94 - 102)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Một số giải pháp quản lý bảo vệ môi trường nôngthôn đối với huyện

4.3.3. Các giải pháp chủ yếu

4.3.3.1. Tăng cường quản lý theo quy hoạch

Từ thực trạng công tác quy hoạch tổ chức sản xuất tại các xã trên địa bàn huyện hiện nay còn nhiều bất cập như chưa có địa điểm các cụm công nghiệp, cụm sản xuất kinh doanh đã có nhưng chưa thực hiện di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư do đó trong thời gian tới huyện cần thực hiện các giải pháp để xử lý ô nhiễm và BVMT, cụ thể:

- Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng và tổ chức xử lý ô nhiễm tập trung.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ từ giao thông, hệ thống điện, nước, hệ thống xử lý rác thải, nước thải.

- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất gặp khó khăn trong công tác di dời như hỗ trợ vay vốn ưu đãi, không thu thuế sử dụng đất trong 3 năm đầu...

4.3.3.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao năng lực quản lý môi trường

Trước mắt cần ưu tiên tập trung bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực tham mưu, chỉ đạo cho các đối tượng cán bộ sau đây:

- Đối với cán bộ cấp huyện

huyện để ưu tiên đào tạo ngay những cán bộ chưa đạt trình độ chuyên môn đại học, trình độ chắnh trị cao cấp.

+ Lựa chọn một số cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn tốt cho đi đào tạo trên đại học.

+ Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho đội ngũ chuyên viên của UBND huyện.

- Đối với cán bộ cấp xã

+ Rà soát, cử những cán bộ chủ chốt cấp xã có thời gian công tác đang còn dài (nên từ 2 nhiệm kỳ trở lên) nhưng chưa có trình độ chuyên môn trung cấp đi đào tạo trung cấp hoặc đại học.

+ Cử những cán bộ chủ chốt còn thời gian công tác trên một nhiệm kỳ đi học chương trình trung cấp lý luận chắnh trị.

+ Thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước cho đội ngũ công chức cấp xã.

Ngoài việc đào tạo về chuyên môn và chắnh trị, tất cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chắnh trị từ huyện đến cơ sở cần được bồi dưỡng các kiến thức về nông thôn mới theo Chương trình khung được phê duyệt tại Quyết định 1003/QĐ-BNN- KTHT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bên cạnh nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn thì cần triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ về môi trường như:

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo cán bộ phòng Tài nguyên nhằm tăng cường khả năng quan trắc và phân tắch môi trường tại các điểm nóng về môi trường như làng nghề, chợ, các trạm y tế, chợ, giáo dục... sẽ giúp cho các nhà quản lý nắm bắt kịp thời về hiện trạng và diễn biến môi trường để có những hành động ngăn chặn và kịp thời ứng phó và thực hiện tốt phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra môi trên địa bàn huyện.

Chú trọng đào tạo năng lực chuyên môn về quản lý môi trường cho các cán bộ địa chắnh xã để bảo đảm tắnh hiệu quả của các đơn vị này trong công tác quản lý bảo vệ môi trường vì đây là những cán bộ, đơn vị sâu sát đời sống nhân dân và hiện trạng môi trường trong khu vực nhất.

Thành lập bộ phận quản lý môi trường tại các trang trại, làng nghề. Bộ phận này có nhiệm vụ quản lý và giám sát hoạt động BVMT phối hợp chặt chẽ

với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về BVMT.

4.3.3.3. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, vì thế phải tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho mọi người dân, việc xây dựng, nhân rộng và tuyên truyền các mô hình điển hình, tiên tiến về bảo vệ môi trường như mô hình hợp tác xã vệ sinh môi trường, mô hình đội tự quản vệ sinh môi trường, mô hình bếp ắt khói, mô hình 3 sạch: ỘSạch nhà, sạch bếp, sạch ngõỢẦ các mô hình xã hội hoá bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo tại các huyện ven biển là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, cần thực hiện tuyên truyền về Luật bảo vệ môi trường và các quy định liên quan thông qua các ngày lễ như: Ngày môi trường Thế giới (ngày 5/ 6), Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Chương trình giờ trái đất. Tắch cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chôn cất tại nghĩa trang nhân dân đã được quy hoạch thay cho chôn cất rải rác.

- Đối với rác thải sinh hoạt

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, chắnh trị - xã hội; phát động phong trào toàn dân tham gia BVMT, xây dựng và thực hiện hương ước, quy định, cam kết BVMT ở các cộng đồng dân cư; Hàng năm đưa chỉ tiêu về giữ gìn BVMT để bình xét thi đua khen thưởng, xét tiêu chuẩn cơ quan, làng bản, xóm phố, gia đình văn hoá, nhất là tại thị trấn. Đồng thời cần tiến hành các biện pháp phổ biến kiến thức pháp luật, tuyên truyền, phổ cập hoá nhận thức môi trường theo các chương trình và thông tin môi trường như:

+ Tổ chức các buổi tập huấn, thảo luận về nâng cao nhận thức và kỹ thuật xử lý rác thải cho cán bộ và nhân dân tại khu vực: bao gồm quần chúng nhân dân, thanh niên, học sinh, các đoàn thể... với các chủ đề: Rác thải và sức khoẻ, vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn...

+ Tuyên truyền cho người dân về vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải, tập huấn cho người dân biết cách phân loại rác ngay tại gia đình. Qua đó, giúp họ nâng cao được ý thức giữ gìn vệ sinh cho gia đình và cộng đồng.

thị trấn như đọc các thông tin về vệ sinh môi trường, nêu gương những người thực hiện tốt cũng như phê bình những người thực hiện chưa tốt về vấn đề vệ sinh môi trường

+ In các tờ rơi tuyên truyền về rác thải, vệ sinh môi trường phân phát rộng rãi cho người dân. Dựng các pano tuyên truyền về vệ sinh môi trường, nếp sống văn hoá tại xã và thị trấn.

+ Lồng ghép tuyên truyền về ý thức vệ sinh môi trường vào các hoạt động của thôn, xóm như các cuộc họp của thôn, xóm...

+ Có chắnh sách giáo dục phù hợp để tự người dân nhận rõ tác hại của rác thải, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. Lượng rác thải trong các gia đình không được thu gom cần có biện pháp tự xử lý để tái sử dụng. Vắ dụ: Với loại rác thải như thức ăn thừa, rác thải hữu cơ có thể được tận dụng chôn lấp ngay trong vườn nhà; với các loại rác thải vô cơ như chai nhựa, chai thuỷ tinh,... có thể đem bán cho người thu gom phế liệu; còn lại vật liệu phế thải, bao nylon sẽ chứa trong các thùng rác gia đình để chờ thu gom.

+ Hỗ trợ kỹ thuật và động viên các cụm dân cư, xã thôn cùng chương trình môi trường xây dựng các cụm xưởng chế biến, ủ rác thải hữu cơ theo công nghệ Composit để vừa giải quyết được vấn đề sạch môi trường sống, giảm phắ tổn chuyên chở rác, chôn rác, vừa tạo ra sản phẩm phân hữu cơ giúp ắch cho sản xuất nông nghiệp trong vùng.

+ Nếu cộng đồng, cá nhân không tuân theo quy định hành chắnh, pháp chế về bảo vệ môi trường sinh sống từ việc tự nguyện thu gom phân loại rác thải sinh hoạt đặc biệt tại những nơi công cộng thì sẽ bị xử lý phạt hành chắnh của chắnh quyền địa phương.

Tăng cường năng lực và mở rộng phạm vi thu gom của Ban quản lý công trình công cộng huyện. Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn, hạn chế sử dụng túi nilon, không vứt rác bừa bãi đặc biệt là tại các khu vực công cộng. Mỗi xã cần hình thành các tổ vệ sinh, hộ kinh doanh hoặc hình thức khác để thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các xóm đến trạm trung chuyển và vận chuyển đến nơi xử lý chất thải rắn của xã hoặc nơi xử lý tập trung của huyện theo quy định.Tại các khu vực không thực hiện được thu gom rác thải phải thực hiện tuyên truyền kết hợp với hướng dẫn các hộ gia đình tự xử lý chất thải cho hợp vệ sinh.

- Đối với rác thải trong trồng trọt

Tập trung khuyến nông, chuyển giao cho nông dân kỹ thuật và áp dụng những mô hình canh tác mới thân thiện với môi sinh, môi trường. Sản xuất theo qui trình an toàn trong trồng trọt, cần khuyến khắch áp dụng rộng rãi như: Mô hình trồng rau an toàn, trồng trọt theo tiêu chắ GAP, chăn nuôi gia súc gia cầm theo ngưỡng an toàn sinh học... là những mô hình canh tác bền vững, bảo vệ môi sinh môi trường và mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất.

Tuyên truyền, vận động người dân không vứt vỏ bao bì ra sông, suối, đồng ruộng mà thực hiện thu gom tập trung. Hỗ trợ kinh phắ để xây dựng các hố rác chứa đựng bao bì hóa chất bảo vệ thực vật. Áp dụng các biện pháp sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp để hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật.

- Đối với rác thải trong chăn nuôi

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học trong việc sử lý phân chất thải của gia súc gia cầm, hạn chế dùng hóa chất hoặc thuốc kháng sinh trong nuôi thủy sản.

Hướng dẫn, khuyến khắch các hộ gia đình chăn nuôi xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi, bảo đảm khoảng cách từ chuồng nuôi, khu xử lý chất thải tới nguồn nước.

Quy hoạch các khu chăn nuôi, lò giết mổ gia súc tập trung đề thuận tiện cho việc xử lý chất thải, quy hoạch trang trại cần bảo đảm đúng tiêu chuẩn đặc biệt là khoảng cách đến nguồn nước và khu dân cư tập trung.

Khuyến khắch áp dụng các mô hình chăn nuôi tập trung thân thiện với môi trường, có chắnh sách hỗ trợ đối với các khu chăn nuôi tập trung, chăn nuôi quy mô lớn xây dựng hệ thống xử lý chất thải.

4.3.3.4. Tăng cường các nguồn lực để quản lý bảo vệ MTNT * Huy động nguồn lực từ nhân dân

Để thực hiện các hoạt động xây dựng tiêu chắ môi trường, ngoài nguồn kinh phắ hỗ trợ tắn dụng, còn có sự đóng góp các nguồn lực của người dân cả về sức người lẫn sức của. Người dân là người trực tiếp được hưởng lợi từ các công trình, khi họ đã nhận ra được nhu cầu và sự cần thiết của các dịch vụ và công trình công cộng vì môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống thì người dân sẽ tự nguyện tham gia và đóng góp xây dựng.

Cần thực hiện tốt công tác vận động người dân tham gia vào các hoạt động trồng cây xanh trên các trục đường làng, ngõ xóm, đường giao thông nội đồng thông qua việc phát động Tết trồng cây, trồng cây tạo bóng mátẦ

Đối với các công trình nghĩa trang liệt sỹ, nghĩa trang nhân dân đã đóng cửa sẽ tiến hành huy động các đoàn thể, các cấp chắnh quyền cải tạo, trồng cây xanh. Đối với các công trình quy hoạch mới sẽ xây dựng hương ước để duy tu, quản lý phù hợp.

Thực hiện trao quyền kiểm tra, giám sát và khuyến khắch kiến nghị lên cấp huyện thông qua các cuộc tiếp dân vào thứ 4 và thứ 6 hàng tuần cho công đồng dân cư nơi có các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm.

Nguồn lực của nhân dân là lớn nhất và quan trọng nhất, và là đòn bẩy để các hoạt động xây dựng môi trường bền vững được thành công, hộ không chỉ đóng góp sức lao động, tiền của mà họ là người trực tiếp được hưởng lợi của các hoạt động đó. Việc huy động nguồn lực từ dân sẽ giúp người dân có ý thức sử dụng, bảo vệ và duy trì công trình vì môi trường tốt, bền vững hơn.

* Huy động nguồn lực từ thu phắ môi trường

Hiện nay ở huyện, tổ vệ sinh môi trường tại các xã, thị trấn đang chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác quản lý rác thải. Đội Vệ sinh môi trường hoạt động theo sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Ban quản lý công trình công cộng, của UBND xã, thị trấn. Khung cơ chế hiện tại này bộc lộ khiếm khuyết ở chức năng điều tiết không hiệu quả, thiếu sự chủ động.

Qua việc đánh giá mức sẵn sàng chi trả cho việc thu gom rác thải trên địa bàn huyện cho thấy, hộ dân sẵn sàng chi 10 - 12 nghìn đồng/ hộ/ tháng cho việc thu gom rác thải đây là cơ sở tốt cho huyện trong việc nghiên cứu triển khai công tác thu gom rác thải trên địa bàn huyện một cách Ộchuyên nghiệpỢ với hệ thống thu gom hoàn chỉnh từ cấp thôn đến cấp huyện. Hệ thống thu gom rác thải dựa vào cộng đồng: Đây là hình thức thu gom có sự tham gia của các hộ dân. Hình thức thu gom rác dựa vào cộng đồng giúp giảm chi phắ trong quá trình vận hành nhưng lại yêu cầu rất cao tắnh tự giác và đặc biệt nâng cao vai trò của các tổ chức cộng đồng như liên hiệp hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh ở các địa phương.

Sơ đồ 4.4. Đề xuất hệ thống thu gom rác thải

Nguồn: Đề xuất của tác giả (2016) Tổ thu gom rác gồm các thành viên này chắnh là những người thường xuyên nhắc nhở, vận động người dân cùng tham gia thực hiện vệ sinh công cộng, gia đình, đổ rác đúng chỗ, đúng lịch và nộp lệ phắ dịch vụ đầy đủ. Công ty môi trường đô thị nên hướng dẫn các tổ thu gom rác này về quy tŕnh công nghệ thu gom, vận chuyển rác. Công ty nên hỗ trợ cho các tổ dịch vụ này ngân sách mua sắm thiết bị, dụng cụ thu gom, chuyên chở rác theo cơ chế hoạt động lấy thu bù chi.

Đây là mô hình kinh tế - xã hội nên cần nâng cao vai trò của các cấp chắnh quyền, đặc biệt là cấp huyện. Cấp huyện cần thay mặt người dân kư kết hợp đồng với đơn vị thu gom, kiểm tra và xử lý vi phạm, cũng như triển khai công tác thu phắ hàng tháng thông qua hệ thống Hợp tác xã dịch vụ trên địa bàn các xã. Để mô hình triển khai thành công một số phương án được đề xuất như sau:

- Trên mỗi cụm hành chắnh cần tiến hành xây dựng khu xử lý và chôn lấp rác thải do một xã trong cụm đứng lên quản lý.

- Xác định rõ mức phạt đối với các đối tượng không thực hiện đúng quy định về địa điểm và thời gian đổ chất thải.

- Xây dựng các tiêu chuẩn thải quy đinh rõ mức thải cho các cơ sở, các trang trại, các làng nghề, các công ty trên địa bàn huyện.

- Khuyến khắch, trợ cấp cho các doanh nghiệp, cơ sở tiến hành lắp đặt thiệt bị giảm thải.

Rác hộ giađình Rác thải rắn và mềm Bãi rác cụm xã Điểm tập kết rác của xã Tự phân loại BQL CT công cộng Thu gom HTX hoặc Tổ thu gom

- Cần phải có những thay đổi trong việc thu phắ. Hiện tại mức thu phắ được tắnh cho từng hộ gia đình, từng khu vực như vậy là không bảo đảm được tắnh công bằng. Với các hộ gia đình, cần có mức phắ khác nhau giữa hộ sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)