Bài học kinh nghiệm rút ra cho địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 49)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý bảo vệ môi trường nôngthôn

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý môi trường nôngthôn

2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho địa bàn nghiên cứu

Để bảo vệ môi trường rút ra từ những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Nhà nước cần có những thay đổi trong cách tiếp cận mới sau đây:

- Thứ nhất, thay đổi cách nhìn nhận mới có tắnh tổng hợp, bảo vệ tài nguyên và môi trường phải dựa trên cơ sở nền tảng của hệ sinh thái, nghĩa là không quản lý đơn lẻ một thành phần nào mà tiếp cận dựa trên tắnh đặc thù của từng hệ sinh thái để đảm bảo sự liên kết và cân đối hài hòa của các thành phần tự nhiên trong hệ sinh thái vốn có của nó, không phá vỡ thành phần cấu trúc cũng như chức năng vốn có của hệ sinh thái.

- Thứ hai, thay đổi cách thức nhìn nhận trong quản lý đối với bảo vệ tài nguyên và môi trường so với trước đây giữa cách nhìn nhận quản lý truyền thống với cách nhìn nhận quản lý mới đối với hệ sinh thái thể hiện quan bảng so sánh sau đây.

- Thứ ba, xem xét lại sự đề cao đối với con người trong hệ thống tự nhiên dẫn đến tàn phá thiên nhiên, phải coi con người như là thành phần quan trọng của tự nhiên để điều chỉnh hành vi của mình. Con người sống được và tồn tại được là nhờ vào thiên nhiên gồm các nguồn tài nguyên và môi trường tự nhiên. Thiên nhiên là cơ sở tiền đề cho sự sống và phát triển của con người.

- Thứ tư, từ bỏ phương thức phát triển kinh tế cũ của mô hình ỘKinh tế nâuỢ, hướng tới chuyển đổi mô hình phát triển mới, theo một cấu trúc kinh tế mà hiện nay các nước đang tiếp cân, đó là ỘKinh tế xanhỢ, không chỉ mang lại phúc lợi cho còn người mà phải duy trì và phát triển hệ sinh thái. Muốn vậy bên cạnh khai thác phải đầu tư trở lại cho tự nhiên để phục hồi hệ sinh thái. Đối với những tài nguyên không tái tạo nguồn lợi thu được cần gìn giữ và đầu tư cho phát triên, chẳng hạn như đầu tư cho vốn con người.

- Thứ năm, trong bối cảnh của thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài nguyên và môi trường cần có sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp quản lý gồm các giải pháp về điều hành và kiểm soát với các giải pháp kinh tế. Nên tảng của các giải pháp này là thay đổi nhận thức của con người, chú trọng tới đạo đức, khơi dậy cái ỘtâmỢ của con người đối với thiên nhiên. Ngoài ra cần phải lượng giá được tài sản của thiên nhiên để có sự so sánh giữa các phương án lựa chọn phục vụ cho thiết kế chắnh sách và lựa chọn trong bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)