Nội dung quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 28)

Để xác định giải pháp hữu hiệu nhất quản lý dịch vụ cung cấp Nước sinh hoạt nông thôn thì trước tiên phải phân tích đánh giá được thực trạng quản lý các công trình cấp nước nông để tiến tới việc thực hiện đạt được mục tiêu của việc Quản lý: Từng bước quản lý chặt chẽ về cấp nước sạch nông thôn, cải thiện điều kiện cung cấp nước sinh hoạt, nâng cao nhận thức, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho tất cả người dân ở các vùng nông thôn, tập trung ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các vùng sâu, vùng xa, vùng ô nhiễm, khó khăn về nguồn nước. Với các nội dung thể.

2.1.4.1. Mô hình quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn

Mô hình quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn là nội dung trong công tác quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn. Ở mỗi khu vực tồn tại những mô hình khác nhau, cách thức hoạt động khác nhau.Có những mô hình hoạt động hiệu quả giúp việc quản lý và cung cấp dịch vụ tốt đáp ứng được yêu cầu của đại đa số người dân khu vực, có mô hình hoạt động kém hiệu quả dẫn đến việc công trình xuống cấp, hệ thống không đảm bảo đáp ứng nhu cầu người dân tại khu vực. Hậu quả là thời gian sử dụng ngắn, lãng phí vốn đầu tư. Nội dung nghiên cứu về các mô hình hoạt động giúp nhà quản lý phân tích mô hình hiệu quả và kém hiệu quả từ đó phát huy và nâng cao tính hiệu quả lên, khắc phụ những mặt hạn chế của mô hình cải thiện giúp việc quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn hiệu quả (Nguyễn Đình Tôn, 2014).

2.1.4.2. Quản lý hoạt động cấp nước

Quản lý các hoạt động của chủ thể cung cấp nước sinh hoạt nông thôn là nội dung trong quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn. Các hoạt động của các đơn vị quản lý trực tiếp và cung cấp nước sinh hoạt cần làm rõ các nội dung các vấn đề trong quản lý vận hành nhà máy cấp nước và quản lý hệ thống cấp nước.

Quản lý vận hành nhà máy: Trong công tác quản lý vận hành máy máy cấp nước cho người dân theo nhu cầu sử dụng của từng khu vực từng địa phương, áp dụng với các giờ bơm khác nhau phù hợp hiệu quả về kinh tế và đảm bảo về lưu lượng cho người dân sử dụng nước sinh hoạt nông thôn. Đảm bảo hệ thống hoạt động vận hành ổn định, có những phương án kịp thời khi gặp phải sự cố trong nhà máy. Nghiên cứu sử dụng các thành phần giúp việc đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt đạt hiệu quả.Quản lý, giám sát công nhân, nhân viên vận hành nhà máy theo đúng quy trình, quy định từ đơn vị tổ chức.

Quản lý hệ thống cấp nước: Trong công tác quản lý hệ thống cấp nước cần quản lý, giám sát hệ thống đường ống cấp nước, lập phương án xử lý sự cố kịp thời. Phối hợp công tác vận hành điều tiết kiểm tra giám sát chống thất thoát nước sinh hoạt. Quản lý tiêu thụ nước sinh hoạt theo khu vực để có phương án dự trữ và cấp liên tục, kịp thời cho người dân. Công tác bảo trì, nâng cấp đường ống theo từng giai đoạn tránh tình trạng cấp ngưng cấp nước. Công tác kiểm tra giám sát công nhân quản lý khu vực gắn trách nhiệm cho từng công nhân trong công tác giám sát hệ thống cấp nước và đảm bảo cấp nước cho người dân sử dụng. Việc quản lý hệ thống cấp nước đảm bảo công trình hoạt động được lâu dài và cung cấp dịch vụ cho người sử dụng ổn định và lâu dài (Nguyễn Đình Tôn, 2014).

Công tác kiểm tra giám sát ảnh hưởng lớn đến việc nhà quản lý có làm tốt nhiệm vụ về cấp nước. Việc các công trình cấp nước xảy ra thất thoát nước có nhiều nguyên nhân. Nhưng tựu chung nguyên nhân xảy ra sự cố về thất thoát nước là do hệ thống đường ống cung cấp không đảm bảo và công tác quản lý các hộ gia đình cấp nước không chặt chẽ dẫn đến tình trạng thất thoát nước gây thiệt hại cho nhà máy, trạm cấp nước (Nguyễn Đình Tôn, 2014).

Công tác kiểm tra giám sát thất thoát nước cũng nói lên năng lực của nhà cung cấp. Hoạt động cấp nước thất thoát lớn nói lên việc năng lực của nhà máy cấp nước đó không đảm bảo, hoạt động quản lý kém dẫn đến tình trạng trên.

Vì thế việc đánh giá công tác giám sát thất thoát nước sẽ giúp các nhà quản lý biết được năng lực hiện tại của đơn vị và tìm phương án khắc phục và phát huy được thế mạnh của mình để hoạt động cấp nước đạt hiệu quả cao.

2.1.4.3. Quản lý tài chính

Trong công tác quản lý tài chính là khâu quan trọng đánh dấu việc đơn vị quản lý các công trình cấp nước nông thôn có đạt hiệu quả và đạt mục tiêu. Các

đơn vị phân bổ tốt nguồn lực để có thể thực hiện được các dự án, phát triển dự án, cũng như đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư vào dự án và khấu hao thu hồi dự án từ các nguồn vốn hỗ trợ từ tỉnh và vốn vay từ các tổ chức quốc tế, một phần được tham gia đóng góp từ người dân địa phương được hưởng lợi từ công trình cấp nước.

Quản lý nguồn thu từ việc thu lắp đặt đồng hồ nước sử dụng của người dân theo chủ trương của nhà nước gắn liền với lợi ích của đơn vị tổ chức quản lý các công trình cấp nước. Quản lý nguồn thu từ việc tiêu thụ nước sinh hoạt của người dân theo quy định mức giá của nhà nước gắn với lợi ích của đơn vị tổ chức quản lý cấp nước nông thôn (Nguyễn Thị Trang Thơ, 2016).

Phân bổ hợp lý doanh thu trong công tác quản lý các hoạt động cấp nước thường xuyên,, thù lao cho người lao động và các hoạt động phúc lợi của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ việc quản lý dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn, một phần khấu hao các công trình, một phần tái đầu tư cho phát triển nâng cấp cải thiện hệ thống cấp nước, còn lại phần đầu tư của các nhà đầu tư được hưởng lợi.

2.1.4.4. Quản lý nguồn nhân lực

Trong công tác quản lý cán bộ thực hiện theo quy chế, tuân thủ theo quy trình của tổ chức. Đáp ứng được công tác chất lượng cũng như số lượng nước đạt tiêu chuẩn cung cấp cho người dân. Thu hút nhân tài và hỗ trợ nâng cao năng lực, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý, công nhân nhà máy đi tập huấn học hỏi kinh nghiệm. Mở các lớp tập huấn công nhân ngành nước phục vụ yêu cầu quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống cấp nước. Bồi dưỡng kiến thức, đào tạo nội bộ cán bộ quản lý, công nhân nhà máy trong việc cấp nước an toàn, rút kinh nghiệm từ các bài học quản lý dịch vụ cung cấp nước để đáp ứng yêu cầu của đơn vị quản lý (Nguyễn Đình Tôn, 2014).

2.1.4.5. Quản lý cơ sở hạ tầng, thiết bị vật tư

Quản lý cơ sở hạ tầng thiết bị vật tư sẽ giúp đơn vị tiết kiệm được thời gian công sức và chi phí khi quản lý chặt chẽ: Trong công trình đầu tư xây dựng mới, khuyến khích sử dụng các vật tư, thiết bị có chất lượng cao được sản xuất trong nước. Xây dựng quy chế, quy định xử lý riêng cho việc bảo vệ vật tư thiết bị của đơn vị quản lý tránh tình trạng xâm hại từ bên ngoài. Thực hiện bàn giao tài sản gắn trách nhiệm cho cá nhân trực tiếp tham gia việc quản lý dịch vụ cung cấp nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 28)