Kinh nghiệm quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 34)

một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, cung cấp nước sinh hoạt nông thôn không chỉ dựa trên số lượng mà khía cạnh chất lượng là vấn đề quan trọng, đòi hỏi phải đặt ra là nước cấp phải có chất lượng phù hợp hơn, đủ áp lực và số lượng.

Đường ống cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Nhật Bản đóng vai trò thiết yếu trong các công trình cấp nước và cũng là phần đắt tiền nhất. Đầu tư vào công trình cấp nước thì phần hệ thống đường ống thoát nước đã chiếm khoảng 60 - 80% tổng chi phí nguồn quỹ xây dựng. Do đó, việc duy tu bảo dưỡng sửa chữa đúng đắn các công trình cấp nước, các đường ống là điều cần phải làm để thỏa mãn nhu cầu. Quan trọng hơn cả khi thực hiện điều đó là sử dụng nước có hiệu quả vì đó là nguồn tài nguyên có giới hạn không chỉ riêng ở Nhật Bản.

Trong giai đoạn đầu tiên mục tiêu cấp nước là cung cấp nước sinh hoạt, an toàn để ngăn chặn các dịch bệnh trong cộng đồng dân cư ở những đô thị lớn như: dịch tả, thương hàn… và vùng cung cấp nước cho phòng cháy chữa cháy (Trương Công Tuân, 2011).

Quản lý cấp nước sinh hoạt tại Nhật Bản có những bước hoàn thiện đáng kể. Ở Nhật Bản, cấp nước được xem là một trong những dịch vụ thiết yếu nhất được giúp đỡ bởi chính quyền các cấp tỉnh, thành phố và vẫn được sự hỗ trợ của Chính phủ. Các chính quyền thành phố, thành thị và nông thôn đều có các cơ quan quản lý sản xuất và phân phối nước sinh hoạt. Và họ cung cấp nước cho người dân trong vùng của họ từ một cơ quan chính quyền riêng lẻ, cũng như sự kết hợp của các cơ quan chính quyền với nhau (Trương Công Tuân, 2011).

Theo nghiên cứu viên cao cấp Shimomura Masahiro, phòng kỹ thuật đường ống - Trung tâm nghiên cứu ngành nước Nhật Bản - JWRC (Toranomon Denkinsiru

2F 2-8-1, Toranomon, Minato - Tokyo 105-1001-Japan) cho biết, Nhật Bản đã dựa trên luật ngành nước, các hệ thống cấp nước được phân loại:

Cấp nước công cộng lớn: phục vụ cho dân số lớn hơn 5001 người. Cấp nước công cộng nhỏ: phục vụ cho dân số từ 101-5000 người.

Cấp nước tư nhân: cấp nước sở hữu tư nhân cho các tổ hợp tư nhân như các ký túc xá, cụm dân cư có số dân hơn 100 người.

Cấp nước tư nhân nhỏ: phục vụ nước bằng sổ nhận nước với dung tích 10m3 trở lên, được lắp đặt ở các tòa nhà lớn, hộ chung cư.

Cấp nước cực lớn: cấp nước cho các cơ sở cấp nước lớn và nhỏ.

Vấn đề cung cấp và phân phối nước sạch ở Nhật Bản đang áp dụng đó là: Nhật Bản rất quan tâm đến việc sử dụng nước hiệu quả, kiểm soát được mức độ sử dụng nước là biện pháp quan trọng nhất của ngành nước nhằm sử dụng hiệu quả từ góc nhìn kinh tế nước là một nguồn tài nguyên có hạn.

Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản đề nghị các cơ quan chức năng cấp nước đều phải lập kế hoạch hàng năm về kiểm soát mức độ sử dụng nước hiệu quả, tất cả các hệ thống cấp nước sẽ đặt ra là trên 90% sử dụng nước hiệu quả trên tổng số lượng nước sẽ đưa vào hệ thống phân phối (Trương Công Tuân, 2011).

2.2.1.2. Quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt ở Indonexia

Tại Indonesia, các nhà máy cấp nước cho đến nay được xem là tổ chức duy nhất có thẩm quyền cung cấp Nước sinh hoạt cho cộng đồng. Hiện nay có khoảng 290 nhà máy cấp nước ở Indonesia với sản lượng trung bình khoảng 52.000 lít/s, nhưng cộng đồng chỉ có thể sử dụng 52% sản lượng này, số còn lại bị thất thoát. Mật độ thất thoát nước nếu so sánh với số dân được cấp nước là khoảng 11 lít/s cho 1.000 khách hàng thì đã có 24.960.000 người ở thành thị không có nước dùng. Khi phân tích về công tác quản lý để cải thiện tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngành cấp nước tại Indonesia, nhận thấy rằng trong khâu quản lý có sự yếu kém trong kỹ năng của đội ngũ nhân viên ngành cấp nước, trong đó có cả những nhân viên ghi đồng hồ nước người thường xuyên có mặt ngoài hiện trường tiếp xúc khách hàng, thay mặt ngành để quản lý mạng phân phối nước đã không làm tròn trách nhiệm của mình. Thậm chí còn có quá nhiều trường hợp đục ống câu trộm nước chưa được phát hiện (Trương Công Tuân, 2011).

Mục tiêu của các nhà máy nước ở Indonesia là cung cấp nước cho cộng đồng hay khách hàng liên tục trong 24 giờ, thỏa mãn nhu cầu về số lượng và chất lượng tốt có thể chấp nhận được. Với sản lượng bình quân khai thác sản xuất Nước sinh hoạt từ 290 nhà máy cấp nước ở Indonesia khoảng 4,5triệu m3/ngày đêm trên lý thuyết là có thể cân đối cho nhu cầu Nước sinh hoạt tại các đô thị, các khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ… nhưng vấn đề đặt ra ở đây là khâu phân phối Nước sinh hoạt chưa đảm nhiệm được vai trò đưa sản phẩm Nước sinh hoạt từ nhà máy đến khách hàng (qua đồng hồ nước để tính tiền). Khi đi sâu vào vấn đề, các chuyên gia ngành nước tại Indonesia đã rút ra được một số nhược điểm trên mạng lưới phân phối của mình làm giảm năng lực phân phối nước sạch. Việc quản lý mạng lưới phân phối chưa khoa học, không đánh giá chính xác được hiện trạng hoạt động của ống, van, thiết bị ngầm thậm chí không cập nhật được chính xác trên họa đồ… gây rất nhiều khó khăn trong viêc đảm bảo cấp nước liên tục cho khách hàng, tăng thất thoát nước; làm cho tình trạng cấp nước không đủ áp lực tại các khu vực dịch vụ công nghiệp, sản xuất… thường xuyên xảy ra. Khi nhu cầu không đủ thỏa mãn có thể làm cho nhu cầu nước sạch ban đêm tăng cao bằng nhu cầu ban ngày (Trương Công Tuân, 2011).

2.2.1.3. Quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt ở Lào

Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình đã xây dựng, các cơ quan cấp nước sinh hoạt và nông thôn Lào đã tiến hành điều tra 36 làng thuộc 7 tỉnh. Kết quả chi thấy chỉ có 3 xã (khoảng 8%) quan tâm đến hiệu quả công trình xây dựng. Các xã này tự đưa ra 4 vấn đề chính cần được quan tâm. Chất lượng công trình, năng lực phục vụ, quản lý hiệu quả và đảm bảo về tài chính. Khoảng 52% số làng còn đang băn khoăn về 4 vấn đề trên và chỉ tạm chấp nhận về cấp độ dịch vụ, khoảng 40% số xã không hài lòng vì thiếu sự quản lý có hiệu quả và vấn đề tài chính không đảm bảo việc tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ (Trương Công Tuân, 2011).

Chương trình cung cấp nước và sức khỏe môi trường quốc gia đã xây dựng theo hướng của chiến lược cấp nước nông thôn để đạt được mục tiêu cấp nước và vệ sinh cho vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo của Lào, trong đó đưa ra các hệ thống thu hồi vốn và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực cấp nước ở những nơi có khả năng chi trả cho cấp nước và vệ sinh.

Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn Lào đã đạt được những kết quả đáng kể nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa các Ban, Ngành có liên quan của Lào và các

tổ chức Quốc tế để cùng hướng tới mục tiêu cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn nhằm góp phần thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Lào (Trương Công Tuân, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 34)