Kinh nghiệm quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn ở một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 34)

một số địa phương

2.2.2.1. Quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Đến nay tất cả 19/19 xã, thị trấn ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đã có nước máy. Tuy vậy, vẫn còn 5 xã khu vực phía bắc huyện với trên 21.000 người dân phải sử dụng nước máy sản xuất từ nguồn nước sông Cửu An, thuộc hệ thống thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải đang bị ô nhiễm nặng. Nước sông đen đặc từ thôn Từ Ô, xã Tân Trào, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đúng vào dịp nước trên sông Cửu An, thuộc hệ thống thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải, toàn bộ dòng sông đen đặc, bốc mùi hôi thối. Từng đàn cá nhao nhác tấp vào bờ ngớp lấy ngớp để vì ngộp thở (Trần Tuấn, 2017).

Ông Vũ Văn Viễn, một người dân thôn Từ Ô cho hay, gia đình tôi ở gần sông, mỗi năm vài lần có dòng nước đen, hôi thối tràn về. Nước bẩn về cá chết trắng sông, dòng nước ô nhiễm từ các nguồn nước thải bên Hưng Yên và thượng nguồn đổ về làm người dân hết sức lo lắng. Ban đầu, gia đình tôi mắc được nước máy thì phấn khởi lắm, thấy nước trong, được sát trùng bằng clo rất yên tâm. Mấy năm trở lại đây thấy nước sông ngày càng ô nhiễm, nhà máy nước cứ hút nước ấy lên sản xuất nước máy cho dân chúng tôi dùng. Lo lắng về sự ảnh hưởng sức khoẻ từ nguồn nước, gia đình tôi đa xây bể 20 m3 để chứa nước mưa, phục vụ ăn uống quanh năm, nước máy chỉ để rửa ráy, sinh hoạt. Năm xã khu vực phía bắc huyện Thanh Miện gồm các xã Lê Hồng, Đoàn Kết, Tân Trào, Hồng Quang và Ngô Quyền có trên 21.000 người dân sử dụng nước máy của 2 trạm sản xuất nước sạch nông thôn. Hai Trạm sản xuất nước sạch xã Lê Hồng và Trạm sản xuất nước sạch xã Đoàn Kết (đều lấy nước sông Cửu An) thuộc Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hưng Đạo, có trụ sở công ty tại xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trần Tuấn, 2017).

Ông Phạm Văn Hưởng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Trào cho biết: Xã chúng tôi có 3.357 (chiếm gần 50% nhân khẩu) người dân dùng nước máy của Trạm sản xuất nước sạch Từ Ô (xã Tân Trào). Nước sông Cửu An mấy năm gần

đây ô nhiễm đổ về khiến cá chết, người dân rất lo bởi đây là nguồn nước để sản xuất nước máy cho xã Tân Trào và các xã lân cận. Nguồn nước đầu vào bị ô nhiễm đã được cử tri phản ánh, kiến nghị qua các kỳ họp HĐND xã và các cuộc tiếp xúc cử tri của HĐND huyện và HĐND tỉnh. Hằng tháng Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn vẫn gửi cho xã kết quả xét nghiệm mẫu nước máy với 10 chỉ số hoá lý. Hầu hết các chỉ số đều đạt. Tuy nhiên do nước sông Cửu An quá ô nhiễm nên người dân vẫn băn khoăn, lo lắng không dám dùng nước máy làm nước ăn uống. Hầu hết người dân sử dụng nước mưa để ăn uống. Một số hộ dùng nước máy để nấu ăn đều phải mua máy lọc nước RO để lọc lại.

Sông Cửu An bị ô nhiễm không chỉ ở đầu nguồn đổ về, hai bên bờ sông có hàng nghìn hộ dân có chuồng trại chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi cá xả thẳng chất thải chăn nuôi xuống sông. Trạm sản xuất nước sạch thôn Hoành Bồ (xã Lê Hồng) có điểm hút nước cách nguồn nước bẩn của vùng chuyển đổi, nơi xả thải từ chăn nuôi lợn khoảng 60 m. Rõ ràng sự ô nhiễm dòng sông ảnh hưởng đến an toàn nguồn nước sinh hoạt. Nước máy nhìn thì trong nhưng các chất hoà tan, trong đó có nhiều chất độc hại từ các doanh nghiệp thải ra thì các trạm cấp nước nhỏ, công nghệ bình thường trạm Lê Hồng và Tân Trào khó kiểm soát được. Cần sớm chuyển đổi nguồn nước vì sức khoẻ người dân, đồng thời đứng trước sự ô nhiễm ngày càng tăng của hệ thống sông thuỷ nông, ngày 24-10- 2014, UBND tỉnh Hải Dương ra Quyết định về việc Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới cấp nước sạch tỉnh Hải Dương tới năm 2020 và định hướng tới 2025. Theo đó UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo không sử dụng nguồn nước sông thuỷ nông, sông nội đồng để sản xuất nước sạch. Việc chuyển nguồn của các trạm cấp nước nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh tới năm 2018 phải được thực hiện. Các trạm cấp nước nông thôn đang sử dụng nguồn nước thô thuộc hệ thống thuỷ nông phải chuyển nguồn sản xuất nước sạch lấy từ các sông lớn hặc mua lại nước sạch của các cơ sở có điều kiện, bảo đảm nước sạch đạt Quy chuẩn 01/2009/QĐ-BYT của Bộ Y tế để phục vụ người dân khu vực nông thôn (Trần Tuấn, 2017).

Ông Bùi Hữu Tiếp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thanh Miện cho biết, trong những năm qua, thực hiện chủ trương đưa nước sạch về các vùng nông thôn, các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch và các cấp chính quyền huyện Thanh Miện đã nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng, triển khai lắp đặt hệ thống cung cấp nước. Đến nay, 14 trong tổng số 19 xã, thị trấn của huyện đã có nước sạch đạt Quy chuẩn 01/2009/QC-BYT của Bộ Y tế. Tuy nhiên hiện nay, nước

máy ở 5 xã Lê Hồng, Đoàn Kết, Tân Trào, Hồng Quang và Ngô Quyền mới đạt Quy chuẩn 02/2009/QC-BYT. Huyện phối hợp với Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đã tổ chức các đoàn kiểm tra nguồn nước trước và sau các trạm cấp nước; tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp chuyển nguồn nước đầu vào nhằm bảo đảm sức khỏe cho người dân. Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hưng Đạo, đơn vị quản lý 2 trạm cấp nước Lê Hồng và Tân Trào đã cũng hứa chậm nhất trong năm 2018 chuyển đổi xong nguồn nước từ nguồn sông lớn (Trần Tuấn, 2017).

2.2.2.2. Quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

Trạm cấp nước sạch xã Long Hưng (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) được đầu tư hàng chục tỷ đồng, nhưng đến nay chỉ hoạt động hơn 20% công suất thiết kế. Trong khi đó, người dân vẫn dùng nước mưa, nước giếng khoan…để sinh hoạt trở thành vấn đề bất cập ở địa phương cần tháo gỡ. Xã Long Hưng, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên có khoảng 3.700 hộ dân, nguồn nước sử dụng chủ yếu trong sinh hoạt là giếng khoan. Theo đánh giá của UBND xã, nguồn nước ngầm ở xã Long Hưng chất lượng kém, đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm, đặc biệt là vào những ngày hè nắng nóng (Tuyết Chinh, 2016).

Chị Nguyễn Thị Liên, thôn Sở Đông, xã Long Hưng cho biết: Người dân khoan giếng có chỗ đến 50m cũng chưa có nước. Chỗ có chất lượng nước rất kém, phải lắp đặt bể lọc, có khi lọc đi, lọc lại nhiều lần nước vẫn vàng nên luôn trong tâm trạng vừa dùng vừa lo. Trước nhu cầu nước sạch cấp thiết của nhân dân địa phương, năm 2013 tỉnh Hưng Yên đã đầu tư Hệ thống cấp nước tập trung xã Long Hưng do Trung tâm Nước sạch và VSMT Hưng Yên và Liên danh công ty cổ phần Bơm Châu Âu – Trung tâm nghiên cứu địa kỹ thuật thi công xây dựng, với tổng kinh phí lên tới hơn 43 tỷ đồng. Ngày 1/4/2015, công trình cấp nước tập trung trên địa bàn xã Long Hưng hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Trạm cấp nước tập trung xã Long Hưng có công suất thiết kế 1.800m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho 3.113 hộ gia đình, giao cho UBND xã quản lý vận hành. Ông Phạm Văn Minh – Chủ tịch UBND xã Long Hưng cho biết: Nhân dân địa phương rất may mắn và phấn khởi khi được tiếp nhận dự án cấp nước sạch. Tuy nhiên đến nay mới chỉ có khoảng 400 hộ dân (tương đương khoảng 20% công suất thiết kế) sử dụng nước sạch (Tuyết Chinh, 2016).

Lý giải về thực trạng này, Chủ tịch UBND xã Long Hưng cho rằng, phần lớn nhân dân sử dụng cả nước máy và nước giếng khoan trong sinh hoạt. Mặt khác, hệ thống đường ống đấu nối chưa được hoàn thiện hoặc còn gặp vấn đề trong quá trình thi công dẫn đến việc số gia đình sử dụng nước sạch chưa nhiều.

Chị Nguyễn Thị Nhanh, cán bộ quản lý trạm cấp nước tập trung xã Long Hưng cho biết: Nhu cầu nước sạch sử dụng sinh hoạt ở trong dân rất lớn, đơn vị đã tuyên truyền, vận động nhân dân đấu nối, sử dụng nước sạch qua hệ thống loa truyền thanh của xã; nhưng nhiều hộ dân có thói quen sử dụng nước không mất tiền (nước giếng khoan, nước mưa) nên họ chưa mặn mà với lắp nước máy; thậm chí có nhiều hộ lắp đồng hồ nước rồi cũng không sử dụng hoặc rất ít sử dụng nước máy. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân gặp khó khăn trong việc đầu tư mắc đồng hồ, chi trả tiền nước. Gia đình bác Nguyễn Văn Toản (thôn Sở Đông) có 2 người con bị tật nguyền, thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong xã. Bác Toản chia sẻ: “Giá nước sạch là 6.800 đồng/m3, gia đình tôi không thể chi trả được vì vẫn đang phải lo chạy ăn từng bữa. Chúng tôi cũng muốn dùng nước sạch cho vệ sinh và an toàn nhưng hoàn cảnh không cho phép”.

Ngoài ra, việc UBND xã Long Hưng ủy quyền giao cho doanh nghiệp quản lý vận hành theo cơ chế hiện nay cũng chưa khai thác hiệu quả tiềm lực của doanh nghiệp trong việc đầu tư, nâng cấp, mở rộng hiệu quả hoạt động của trạm cấp nước tập trung. Theo cán bộ quản lý trạm cấp nước tập trung xã Long Hưng, giai đoạn 2 của dự án nước nối mạng từ Trạm cấp nước tập trung xã Long Hưng sẽ được đấu nối sang hai xã Cửu Cao và Tân Tiến của huyện Văn Giang. Nhưng để khai thác hiệu quả trạm cấp nước theo đúng công suất, thiết nghĩ các cấp, ngành và xã Long Hưng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu, rộng; vận động nhân dân tạo nên phong trào sử dụng nước sạch trong sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe của cuộc sống cộng đồng. Đồng thời, kêu gọi người dân hạn chế giếng khoan, tiến tới bỏ tập quán sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt. Và có chính sách hỗ trợ giá nước sạch cho các hộ nghèo và hộ cận nghèo để mọi người dân đều có cơ hội sử dụng nước sạch (Tuyết Chinh, 2016).

2.2.3. Bài học rút ra cho quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Từ những bài học kinh nghiệm từ các nước Nhật Bản, Indonexia, Lào và một số địa phương ở Thanh Miện tỉnh Hải Dương và Văn Giang tỉnh Hưng Yên, ta rút ra những bài học cho quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Du:

Một là: Được hỗ trợ của Chính phủ về ngân sách cũng như chính sách, pháp luật, ngành nước từ đó cần cải thiện được bộ mặt trong khâu quản lý hiệu quả kinh doanh nước sạch, tăng cường năng lực sản xuất và cung cấp Nước sinh hoạt đến với người tiêu dùng đã cho ta nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Các cơ quan cấp nước có cơ sở vững mạnh về tài chính, tổ chức phân cấp quản lý hiệu quả, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên, các chính sách hỗ trợ, ý thức vươn lên… đã góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước có hạn và đưa nguồn Nước sinh hoạt trong lành đến người tiêu dùng. Ngoài ra ta còn rút ra được bài học quý giá ở quá trình phân cấp quản lý và tổ chức kinh doanh. Chính sự tham gia của cấp nước tư nhân, mở rộng các hình thức cấp nước đã góp phần đáng kể nâng cao tỷ lệ người dân được cung cấp nước sạch, phá vỡ tính độc quyền trong khai thác kinh doanh Nước sinh hoạt.

Hai là: Ngành cấp nước phải xây dựng kế hoạch hàng năm, hạn chế tỷ lệ thất thoát nước phải nhỏ hơn 10%. Sự thành công trong công tác chống thất thoát nước bắt đầu từ những lĩnh vực:

+ Xây dựng đội ngũ nhân viên, công nhân lành nghề giỏi chuyên môn, ý thức trách nhiệm được đặt lên hàng đầu.

+ Mức sống văn minh của xã hội được nâng cao, chính sách giáo dục đã xây dựng ý thức tôn trọng ở người dân rất cao. Hoàn toàn không có sự gian lận nước do cố ý. Khách hàng sử dụng nước còn là cơ sở thông tin kịp thời cho ngành cấp nước sớm khắc phục sự cố trên mạng lưới truyền dẫn, phân phối nước.

+ Sức mạnh về tài chính đã giúp cho việc hoàn thiện hệ thống cấp nước. Đảm bảo tuổi thọ cho các vật tư, thiết bị, hệ thống mạng lưới… nằm trong mức cho phép cũng góp phần hạ tỷ lệ thất thoát nước.

Ba là: Đảm bảo được sản lượng nước cung cấp, nhưng quá trình phân phối có khá nhiều vấn đề. Hiệu quả đem đến trước mắt là bất lợi về tài chính đối với ngành nước và giảm lòng tin của khách hàng đối với ngành cấp Nước sinh hoạt. Về lâu dài sẽ làm cho vi mô phục vụ bị hạn chế, bất lợi đối với cộng đồng, ảnh hưởng đến sức khỏe của dân chúng và môi trường.

Bốn là: Các cơ quan quản lý nhà nước cần rà soát quản lý tốt các công trình xuống cấp, có phương án lên kế hoạch giao khoán, đấu thầu, gắn trách nhiệm tư nhân vào các công trình không bao gồm giá trị đất giúp cho công trình hiệu quả hơn.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tiên Du

3.1.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Tiên Du là huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 20005’30’’ đến 21011’00’’ độ vĩ Bắc và từ 105058’15’’ đến 106006’30’’ độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên của huyện khi chưa điều chỉnh địa giới là 10.838,94 ha, với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong. - Phía Nam giáp huyện Thuận Thành.

- Phía Đông giáp huyện Quế Võ. - Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn.

Sau khi có điều chỉnh theo địa giới hành chính mới theo Nghị định 60/2007/NĐ-CP tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Tiên Du là: 9.568,65 ha, với 14 đơn vị hành chính (2 xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh chuyển về thành phố Bắc Ninh), gồm 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Vị trí của huyện cơ bản vẫn giáp ranh với các huyện và thành phố lúc trước khi điều chỉnh địa giới (UBND huyện Tiên Du, 2018).

Trên địa bàn huyện có 3 tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38, tỉnh lộ 276, 295 và đường sắt chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm (UBND huyện Tiên Du, 2018).

Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa: như chùa Hồng Vân, chùa Bách Môn, chùa Phật Tích… Tiên Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như: Nghề xây dựng ở Nội Duệ, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú Lâm…

Với vị trí địa lý như vậy Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 34)