3.2.1. Phương pháp tiếp cận
Tiếp cận có sự tham gia của người dân trong trên địa bàn huyện là cách tiếp cận có các bên liên quan góp phần tham gia trong quản lý cung cấp dịch vụ nước sinh hoạt nông thôn.
Cách tiếp cận này nhấn mạnh sự tham gia của nhóm hưởng lợi chính. Trong “Quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” thì nhóm hưởng lợi chính là những người dân, các đơn vị, cán bộ trực tiếp quản lý nhà máy.
Các bên liên quan trong quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn là các bộ, ban, ngành có liên quan như: Bộ Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm Nước sạch & VSMTNT Quốc Gia, Bộ Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Sở Xây Dựng, Sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Nước sạch & VSMTNT Bắc Ninh...và UBND huyện Tiên Du, UBND tỉnh Bắc Ninh để thực hiện, tổ chức các kế hoạch hành động quản lý các công trình cấp Nước sinh hoạt tập trung nông thôn. Đồng thời cũng khuyến khích sự tham gia của người dân.
Các Bộ, ngành có liên quan có nhiệm vụ đóng góp ý kiến trong việc huy động nguồn lực, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, triển khai và quản lý công trình, dịch vụ cấp nước.
Các đơn vị, cán bộ quản lý và người dân, tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng hệ thống và quy trình vận hành quản lý này vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ. Thông qua tình hình thực tế, họ đề xuất ra các mục tiêu, các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện mục tiêu đề ra.
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu hệ thống các công trình nước sinh hoạt và công tác quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Du, với hơn 140 nghìn dân, tiêu chí nước sinh hoạt đạt chuẩn nước sạch vệ sinh môi trường là một trong 19 tiêu chí nông thôn mới, do đó công tác quản lý các công trình cấp nước trên địa bàn huyện rất quan trọng.
Hiện tại trên địa bàn huyện có các công trình cấp nước do Trung tâm nước sạch và VSMTNT tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, các công trình nước sinh hoạt nông thôn có hệ thống sử dụng nước nguồn nước ngầm và nước mặt, các công trình có công trình hệ thống bơm dẫn và hệ thống tự chảy.
Nghiên cứu này sẽ tập trung vào 4 xã trên địa bàn huyện Tiên Du, trong đó:
Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh quản lý gồm:
Xã Tân Chi: Công trình cấp nước xã Tân Chi được đầu tư xây dựng theo vốn và thiết kế của Chương trình nước sinh hoạt nông thôn do Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường-Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh quản lý, bảo dưỡng, vận hành, khai thác công trình. Công trình được đưa vào hoạt động năm 2010. Hiện tại công trình sử dụng nguồn nước để sản xuất.
Xã Liên Bão: Công trình cấp nước xã Liên Bão được đầu tư xây dựng theo vốn vay từ ngân hàng thế giới World Bank, công trình được đưa vào hoạt động chạy thử năm 2017, công trình được thiết kế hệ thống tự chảy sử dụng nước xử lý từ nhà máy Nước sạch xã Tri Phương.
Doanh nghiệp quản lý gồm:
Hiện tại trên địa bàn huyện có 2 đơn vị doanh nghiệp đang hoạt động cấp nước trên địa bàn và các đơn vị doanh nghiệp khác đang trong quá trình hoàn thiện công trình để cấp nước dự kiến trong năm tới.
Xã Nội Duệ: Công trình cấp nước xã Nội Duệ được đầu tư xây dựng theo vốn và thiết kế của Chương trình nước sinh hoạt nông thôn do Công ty cổ phần Nước sạch Bắc Ninh quản lý, bảo dưỡng, vận hành, khai thác công trình. Công trình được đưa vào hoạt động năm 2008. Hiện tại công trình sử dụng nguồn nước ngầm để sản xuất.
Xã Đại Đồng: Công trình cấp nước xã Đại Đồng được đầu tư xây dựng bởi công ty đầu tư xây dựng Tiêu Tương, công trình được đưa vào hoạt động năm 2017, công trình được thiết kế hệ thống tự chảy sử dụng nước xử lý từ nhà máy Nước sạch xã Tri Phương.
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những số liệu đã được công bố, thông tin thứ cấp được thu thập bao gồm: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, số liệu và các kết quả sử dụng trong nghiên cứu được công bố trong các báo cáo đánh giá tình hình cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện Tiên Du, báo cáo của Trung tâm Nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo hàng năm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh, sách, báo, tạp chí, mạng internet và các tài liệu có liên quan đến việc thực hiện đề tài.
3.2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những số liệu thu nhập từ các cán bộ công nhân ngành nước và người dân sử dụng nước trên địa bàn huyện.Việc cung cấp nước sinh hoạt nông thôn là chương trình mang tính xã hội cao với sự tham gia của người dân từ khâu điều tra, khảo sát đến lập dự án, triển khai, thi công, giám sát, quản lý, đóng góp và hưởng lợi. Sự tham gia của người dân có vị trí, vai trò rất quan trọng trong tất cả các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường, vì vậy quá trình nghiên cứu không thể không xem xét vai trò của người dân.
Chọn mẫu điều tra
-Điều tra các đơn vị cung cấp nước sinh hoạt + Cán bộ quản lý
+ Công nhân nhà máy
-Hộ sử dụng nước sinh hoạt: Chọn mẫu khảo sát theo phương pháp phân tầng theo tiêu chí sử dụng nhiều, trung bình và ít
+ Hộ sử dụng nhiều: sử dụng ≥ 20m3/ tháng
+ Hộ sử dụng trung bình: sử dụng 5 m3/tháng ≤ sử dụng < 20 m3/tháng + Hộ sử dụng ít: sử dụng < 5m3/ tháng là ít.
Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra
Đối tượng điều tra
Đơn vị tính
Số lượng Trung tâm Nước
sạch và VSNTNT tỉnh
Doanh nghiệp
1. Đơn vị cung cấp - Cán bộ quản lý - Công nhân nhà máy
Tổng Người Người Người 3 9 12 3 9 12 2. Hộ sử dụng nước - Hộ sử dụng nhiều - Hộ sử dụng trung bình - Hộ sử dụng ít Tổng Hộ Hộ Hộ Hộ Xã Tân
Chi Xã Liên Bão Xã Nội Duệ Xã Đại Đồng 10 10 10 30 10 10 10 30 10 10 10 30 10 10 10 30
Số mẫu điều tra cán bộ công nhân của các đơn vị cung cấp là 24 phiếu Số mẫu điều tra của hộ sử dụng nước là 120 phiếu
Tổng số mẫu điều tra là 144 phiếu
Xây dựng biểu mẫu điều tra
Các chỉ tiêu nghiên cứu theo mục tiêu của đề tài. Chỉ tiêu điều tra hộ gồm: Thông tin hộ gia đình; Nguồn nước sử dụng; Thu nhập và mức sống; Mục đích chủ yếu và mức độ tiêu dùng nước bình quân hàng tháng; Ý kiến của hộ về: Tình hình cấp nước, ý kiến phản hồi của người dân, đánh giá chất lượng dịch vụ, giá 1m3 nước tiêu thụ, thủ tục lắp đặt, thanh toán…
Ý kiến của cán bộ: công suất, tỷ lệ thất thoát, chất lượng nước, bảo dưỡng công trình, phương pháp quản lý vận hành,...
3.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phương pháp phân tổ thống kê bằng phần mềm Excel.
Dữ liệu sau khi thu thập được sắp xếp đảm bảo tính khoa học, theo một trình tự nhất định sau đó được xử lý bằng phương pháp phân tổ theo tiêu thức nghiên cứu, phương pháp sử dụng các con số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân với sự trợ giúp của máy tính và phần mềm Excel.
Thông tin trình bày ở bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ, hộp ý kiến, tranh ảnh
Phương pháp thống kê mô tả
Để có căn cứ đánh giá và xây dựng các giải pháp tối ưu về quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện một cách tốt nhất, chúng tôi tiến hành thống kê, mô tả khái quát tình hình cung cấp nước sinh hoạt, thực trạng các dự án cấp nước sinh hoạt điển hình của địa bàn nghiên cứu và sẽ được hoàn thiện qua kết quả nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được dùng để so sánh nhu cầu cấp nước và kết quả cấp nước. So sách các công trình thuộc nhà nước quản lý và các công trình thuộc doanh nghiệp quản lý. Thông qua số liệu thu thập được và từ kết quả nghiên cứu so sánh tác động (hiệu quả) trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường do công trình mang lại cho đối tượng trực tiếp hưởng lợi và cho cộng đồng, từ đó đề xuất những giải pháp trước mắt và lâu dài để nâng cao hiệu quả dịch vụ công trình.
3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Nhóm chỉ tiêu về công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn
Các mô hình hoạt động cấp nước.
Mức độ hoạt động của công trình (Bền vững, không bền vững). Cách thức hoạt động mô hình cấp nước (Tốt, trung bình, yếu kém). Hệ thống cấp nước và quy trình cấp nước.
Công suất ngày đêm (sản xuất nước m³/ ngày đêm). Số hộ, số người được cấp nước theo thiết kế.
Số hộ, số người được cấp nước thực tế.
Nhóm chỉ tiêu về chất lượng cung cấp dịch vụ nước sinh hoạt nông thôn
Chất lượng nước đầu vào, đầu ra (đạt tiêu chuẩn, không đạt tiêu chuẩn). Thời gian cấp nước (Giờ/ ngày).
Tính cấp nước liên tục (Hài lòng, không hài lòng). Mức độ cấp nước (Đầy đủ, Không liên tục, thiếu).
Mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân về nước sinh hoạt. Công tác sửa chữa (Hài lòng, không hài lòng).
Công tác xử lý thắc mắc của người sử dụng (Hài lòng, không hài lòng). Các chỉ tiêu sinh hóa liên quan đến chất lượng nước.
Nhóm chỉ tiêu về quản lý dịch vụ nước sinh hoạt nông thôn
Quản lý cán bộ, công nhân nhà máy. Quản lý cơ sở hạ tầng, vật tư thiết bị.
Tỷ lệ thất thoát nước (% Số lượng nước thu được tiền/ Số lượng nước cung cấp).
Giám sát hoạt động cấp nước.
Lượng nước sinh hoạt tiêu dùng bình quân (ngày, tháng, năm). Hoạt động bảo dưỡng công trình cấp nước.
Tổng tiền chi trả cho sử dụng nước sinh hoạt bình quân (ngày, tháng, năm).
Nhóm chỉ tiêu đánh giá của hộ về dịch vụ nước sinh hoạt nông thôn
Giá 1m3 nước/ý kiến của người dân. Số lần ý kiến thắc mắc của người dân.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ CUNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH 4.1.1. Các mô hình quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Các mô hình tổ chức quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn đóng vai trò rất quan trọng việc nâng cao hiệu quả quản lý các công trình cấp nước trong thời gian qua. Trên địa bàn huyện Tiên Du đang tồn tại 2 mô hình quản lý do Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh và mô hình Doanh nghiệp quản lý được thể hiện qua các sơ đồ sau:
Mô hình quản lý các công trình Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh
Sơ đồ 4.1. Mô hình Trung tâm nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh trong công tác quản lý vận hành công trình nước sinh hoạt
Nguồn: Trung tâm nước sạch và VSMNT Bắc Ninh (2017) Giám đốc trung tâm: Chỉ đạo hoạt động của Trung tâm
Giám Đốc
Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc
Phòng Kế Hành chính – Tổng Hợp Phòng Kế Hoạch – Tài Chính Phòng Kế hoạch – Kỹ Thuật Phòng Tuyên Truyền – Xét Nghiệm Ban quản lý cấp nước và VSMTNT
Phó giám đốc: Trung tâm nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh có 3 giám đốc, trực tiếp phụ trách các mảng hoạt động chính của Trung tâm (xét nghiệm, kiểm tra chất lượng nước; quản lý hoạt động của các trạm cấp nước và mảng kỹ thuật, xây dựng).
Phòng hành chính tổng hợp: có 1 trưởng phòng và 6 nhân viên, chịu trách nhiệm về hồ sơ nhân sự, lưu trữ các văn bản của Trung tâm.
Phòng Tuyên truyền – Xét nghiệm nước có 7 nhân viên có nhiệm vụ thực hiện phân tích, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định về chất lượng nước theo quy định pháp luật, phối hợp Trạm cấp nước trong kiểm soát chất lượng nước tại với khách hàng.
Trưởng ban quản lý cấp nước và VSMT có nhiệm vụ chỉ đạo chung.
Sơ đồ 4.2. Mô hình trạm cấp nước thuộc Trung tâm nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh quản lý
Nguồn: Trung tâm nước sạch và VSMNT Bắc Ninh (2017)Trạm trưởng trạm cấp nước: có nhiệm vụ phụ trách kỹ thuật trạm cấp nước; phụ trách nguồn nước và trạm cấp nước (nhà máy), định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện cấp nước an toàn ở trạm; phụ trách hệ thống mạng lưới cấp nước; phụ trách các dịch vụ liên quan đến khách hàng; dự trù, đảm bảo nguồn vốn thực hiện; kiểm soát các kế hoạch thực thi, theo dõi và cải tiến công nghệ xử lý nước.
Hiện nay trên địa bàn huyện Tiên Du có 4 công trình cấp nước (nhà máy xử lý nước và dự án đấu nối tăng áp) do UBND tỉnh, Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh quản lý là công trình công trình cấp nước xã Tân Chi, công trình cấp nước xã Cảnh Hưng, dự án cấp nước cụm Tri Phương – Hoàn Sơn và Cụm dự án cấp nước tăng áp Liên Bão – Phật Tích – Minh Đạo, dự án cấp nước tăng áp Liên Bão – Phật Tích – Minh Đạo đến năm 2018 đang trong quá trình chạy thử nghiệm và bước đầu đã cấp nước cho một số địa phương trên địa bàn.
Trạm cấp nước
Bảng 4.1. Đánh giá của người dân về cách thức hoạt động mô hình cấp nước của Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh
Đánh giá Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%)
Tốt Trung bình Yếu Tổng 13 30 17 60 21,7 50 28,3 100 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018) Từ bảng 4.1 đánh giá của người dân về cách thức hoạt động của mô hình cấp nước sinh hoạt nông thôn do Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh quản lý, tổng hợp từ kết quả điều tra như:
Cách thức hoạt động của mô hình được đánh giá tốt đạt 21,7%, trung bình chiếm tới 50% còn lại là cách thức hoạt động người dân đánh giá yếu là 28,3%. Do công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn chưa hiệu quả từ cách thức hoạt động đến tổ chức hoạt động của mô hình tổ chức còn nhiều thủ tục rườm rà, dẫn đến công việc chưa đạt kết quả cao.
Ưu điểm của mô hình:
Qua thực tế từ sơ đồ trên cho thấy, cách tổ chức hiện nay chức năng nhiệm vụ phòng ban, trách nhiệm thực thi nhiệm vụ và kiêm nhiệm công việc giúp việc xử lý công việc tốt.
Quan hệ với khách hàng bắt đầu chuyển sang phương thức dịch vụ và nhờ đó chất lượng dịch vụ như thời gian cấp nước, áp lực nước, chất lượng nước, công tác duy tu sửa chữa … đều được nâng lên.
Các phòng ban kiệm nhiệm nhiều công việc giúp điều đông luân chuyển các cán bộ công nhân từ vị trí, khu vực này sang vị trí, khu vực khác thuận lợi. Không mất nhiều thời gian trong việc hòa nhập với công việc mới.
Hạn chế của mô hình:
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập vì mô hình quản lý vẫn mang nặng hình thức nhà nước.
Chưa rõ ràng công tác kiểm tra đánh giá chất lượng của dịch vụ cung cấp nước. Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ.
Mô hình còn chồng chéo trong công việc với nhau, dẫn đến khi xảy ra sự cố