Cơ chế, chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 87)

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước, tỉnh huyện đã triển khai thực hiện chương trình về nước sinh hoạt nông thôn cũng như chính sách chiến lược quốc gia về nước sinh hoạt nông thôn, chính sách về đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, chính sách về giá nước sinh hoạt nông thôn... Qua đó, các chính sách đã tác động và ảnh hưởng lớn đến dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn cho người dân nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Du, góp phần cải thiện đời sống người dân như:

Từ nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ VIII đã quyết định đưa việc giải quyết nước sạch và VSMT nông thôn trở thành một trong 7 chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng nhất. Các chính sách chủ yếu của Nhà nước tác động đến cấp nước sạch nông thôn:

Chính sách đã tác động giúp cải thiện điều kiện sống của người dân ở nông thôn. Ngoài ra vấn đề sức khỏe của người dân được đảm bảo hơn, tỷ lệ người dân mắc bệnh về nước giảm đáng kể so với khi chưa có nước sinh hoạt nông thôn. Người dân sẽ tiết kiệm được chi phí phải chi trả cho bệnh viện. Như vậy chính sách tác động lớn đến đời sống người dân ảnh hưởng trực tiếp vào kinh tế.

Chính sách giá từ tỉnh ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề sử dụng nước của người dân. Mức giá thấp thì người dân sẽ sử dụng nhiều hơn và mức giá cao người dân sẽ sử dụng tiết kiệm hơn.

Các hộ gia đình và các cộng đồng nông thôn sẽ chịu trách nhiệm chính để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn theo nguyên tắc phát triển bền vững (bao gồm cả cấp nước sạch), còn Nhà nước sẽ đóng vai trò quản lý, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi.

Việc thực hiện cấp nước sạch sẽ được phân cấp, các cấp tỉnh, huyện, xã và thôn xóm sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc lập kế hoạch và thực hiện cấp nước.

Nguồn nước đầu vào là yếu tố rất quan trọng trong công tác cung cấp nước sinh hoạt nông thôn, công tác này cần quản lý chặt chẽ từ các cấp trong công tác bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường do ảnh hưởng từ rác thải công nghiệp cũng như rác thải sinh hoạt của khu dân cư.

Chỉ thị số 07/CT-CT ngày 22/9/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước;

Quyết định số 94/2007/QĐ-UBND ngày 25/12/2007 của UBND tỉnh ban hành Quy định thu, quản lý và sử dụng các loại lệ phí tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (trong đó quy định mức thu phí thẩm định hồ sơ thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất; lệ phí cấp giấy phép: thăm dò, khai thác, xả nước thải vào nguồn nước).

Quyết định số 605/2013/QĐ-UBND ngày 27/05/2013 của UBND về việc phê duyệt quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đối với khu vực nông thôn giai đoạn từ nay đến 2020 là 100 lít/người/ngày; giai đoạn (2020 ÷ 2030) là (100 ÷ 110) lít/người/ngày và đến năm 2050 là 120 lít/người/ngày

- Quyết định số: 36/2015/QĐ-UBND ngày 17/11/2015 về việc ban hành quy định thu, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí tài nguyên và môi trường thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Văn bản số 1678/UBND-TNMT ngày 30/6/2016 việc quản lý, sử dụng diện tích ao, hồ, đầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ, công nhân nhà máy về chính sách quản lý của nhà nước về nước sinh hoạt nông thôn

Đánh giá Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%)

Hiệu quả Không hiệu quả Tổng 11 13 24 33,3 66,7 100 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018) Tổng hợp từ kết quả điều tra qua bảng 4.18 đánh giá của các bộ, công nhân nhà máy về chính sách quản lý về nước sinh hoạt nông thôn cho thấy: có 45,8% ý kiến cán bộ, công nhân nhà máy cho rằng là hiệu quả còn lại là không hiệu quả chiếm 54,2%. Do mô hình hoạt động trên địa bàn vẫn tồn tại mô hình quản lý nước sinh hoạt theo mô hình nhà nước nên hiệu quả chưa được cao, một số văn bản thủ tục vẫn còn chậm trễ dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Như vậy, nhằm quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn thì chủ chương, chính sách của Nhà nước cần phát huy những nguồn lực sẵn có tại địa phương và khắc phục những tồn tại hạn chế đặc biệt là hạn chế về mặt môi trường nguồn nước và môi trường cảnh quan nông thôn ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước. Do đó việc ban hành các chính sách đồng bộ và kịp thời chính xác sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 87)