Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 47)

3.1.2.1. Dân số - lao động

Huyện Tiên Du hiện có 14 đơn vị hành chính trong đó có 13 xã và 01 trị trấn với diện tích 9.620,71 ha và 146.003 nhân khẩu.

Bảng 3.2. Dân số huyện Tiên Du qua các năm 2012-2017

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tổng số dân 129.528 130.801 133.473 139.191 143.106 146.003 Dân số thành thị 11.476 11.610 11.829 12.565 12.692 12.767 Dân số nông thôn 118.052 119.191 121.581 126.626 130.414 133.236 Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh (2017)

Mặc dù còn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nhưng phần lớn các doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn duy trì ổn định sản xuất kinh doanh. KCN tập trung các doanh nghiệp vẫn hoạt động ổn định, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 17.000 lao động; cụm công nghiệp Phú Lâm và Tân Chi hiện có 20 doanh nghiệp đang hoạt động (cụm công nghiệp Phú Lâm 18; cụm công nghiệp Tân Chi 02) giải quyết việc làm cho 1.350 lao động (UBND huyện Tiên Du, 2017).

Những năm gần đây do tốc độ phát triển của các khu Công nghiệp nên trên địa bàn huyện Tiên Du cũng đã thu hút được khá động lực lượng lao động trẻ từ các huyện khác trong tỉnh nói riêng và các tỉnh bạn nói chung về làm việc.

Thực tế cho thấy do mật độ dân số phân bổ không đồng đều, tập trung đông những địa bàn có các khu công nghiệp và thị trấn, thị tứ nên dẫn đến lực lượng lao động cũng bị ảnh hưởng. Lực lượng lao động trẻ tập trung đông tại các khu công nghiệp cụ thể như khu công nghiệp Tiên Sơn…

3.1.2.2. Văn hóa – xã hội

Chăm lo cho giáo dục là chăm lo cho sự nghiệp phát triển con người. 15 năm qua, sự nghiệp giáo dục của huyện phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ tăng nhanh, số học sinh các bậc học ổn định, chất lượng chuyển biến tích cực ở cả 4 cấp học Mầm Non, Tiểu học, THCS và THPT, tỷ lệ tốt nghiệp THCS và THPT bình quân đạt trên 95%. Giáo dục mũi nhọn được đầu tư nên đã đạt hiệu quả thiết thực, thi học sinh giỏi bậc tiểu học và THCS đứng thứ 3 tỉnh. Trường THCS Tiên Du là nơi đào tạo bồi dưỡng học sinh đi thi các kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh, trường THPT Nguyễn Đăng Đạo, trường THPT Tiên Du số 1 mấy năm liền đây tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học thuộc tốt đầu của tỉnh. Hàng năm học sinh đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng đạt 35% đến 40%. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vững chắc, phổ cập trung học cơ sở đạt kết quả cao, phổ cập THPT đang được triển khai tích cực. Cơ sở vật chất trang thiết bị trường học được đầu tư theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá và hiện đại hoá. Đến nay tỷ lệ trường học, phòng học kiên cố hoá đạt 89,5%, 41 trường đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng đội ngũ giáo viên có bước tiến đáng kể, tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn cao, bậc mầm non chiếm 68,2%, bậc tiểu học chiếm 78,3%, bậc THCS chiếm 63,7% và THPT chiếm 11,5%. Sự nghiệp giáo dục huyện Tiên Du được đánh giá là một trong những đơn vị nằm trong tốp đầu về chất lượng của ngành giáo dục tỉnh nhà.

3.1.2.3. Tình hình chung về kinh tế

Thực hiện phương châm “Ly nông, không ly hương”, hiện nay Tân Chi đang là điểm sáng về thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Khu công nghiệp Tân Chi hiện có 3 doanh nghiệp đang hoạt động, nhiều doanh nghiệp đang đầu tư, xây dựng, thu hút gần 1.000 lao động phần lớn là con em địa phương với mức thu nhập bình quân từ 2 đến 3,5 triệu đồng/1 người/tháng.

Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp – xây dựng cơ bản của huyện trong 15 năm qua sôi động như một công trường lớn. Nhiều khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề được hình thành phát triển càng tạo cho bộ mặt quê hương thêm khởi sắc. Đó là các khu công nghiệp Tiên Sơn, khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn và các cụm công nghiệp làng nghề Giấy Phú Lâm, rồi cụm công nghiệp đa nghề Lạc Vệ, Tân Chi…

Các nhà máy mọc lên và đi vào hoạt động đã làm thay đổi diện mạo của vùng quê Tiên Du hôm nay trong giai đoạn công nghiệp hoá – đô thị hoá, lôi cuốn con người vốn cần cù chịu thương, chịu khó nay càng năng động hơn, nhanh nhạy hơn trong cuộc sống hội nhập. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của tỉnh, huyện đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước về đây lập nghiệp. Khu công nghiệm Tiên Sơn với hơn 300ha, khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn với 280ha thu hút gần 200 dự án vào đầu tư với tổng số vốn trên 3.650 tỷ đồng và hơn 250 triệu USD (đô la Mỹ); trong đó có 177 dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm ổn định cho gần 20.000 lao động, có mức thu nhập bình quân từ 2 đến 5 triệu đồng/người/tháng.

Cùng với các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp đa nghề, các ngành nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện được khôi phục và phát triển. Tại xã Nội Duệ nghề Dệt lụa đã được khôi phục và duy trì phát triển mạnh. Hiện toàn xã đã thành lập 5 doanh nghiệp chuyên kinh doanh lụa tơ tằm xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia….và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi, hàng năm giá trị tiểu thủ công nghiệp từ nghề dệt lụa của xã đạt gần 20 tỷ đồng. Ngoài ra các nghề truyền thống như: Nề, mộc, mây tre đan, bép than tổ ong…phát triển mạnh tập trung ở các xã: Lạc Vệ, Liên Bão, Hoàn Sơn, Đại Đồng, Tri Phương, đã tạo lên đa dạng phong phú các ngành nghề trong mỗi gia đình ở các làng quê trong huyện. Góp phần nâng cao thu nhập đời sống trong mỗi gia đình ở nông thôn Tiên Du hôm nay. Điển hình ở các làng nghề truyền

thống này là xã Lạc Vệ, những năm gần đây trong điều kiện sản xuất kinh doanh trên thị trường trong nước, thế giới có nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ. Vậy mà xã Lạc Vệ vẫn duy trì và phát triển ngành nghề mây tre đan, những sản phẩm như: đĩa, dỏ, túi…có mặt trên khắc thị trường trong nước và xuất khẩu ra cả nước ngoài được bạn bè quốc tế ưu chuộng.

Các chế độ chính sách xã hội, giải quyết việc làm được huyện quan tâm. Trong 15 năm huyện đã giải quyết chế độ cho gần 10 nghìn người có công, gia đình chính sách và hộ nghèo…đảm bảo đúng chế độ. Toàn huyện đã vận động ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa được hơn 700 triệu đồng, xây dựng được hàng chục ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách để các gia đình yên tâm trong cuộc sống, càng tin tưởng vào chính sách của nhà nước. Cùng với đó, trong 15 năm huyện đã giải quyết việc làm cho 14.878 lao động, xuất khẩu 2.629 lao động; mở 40 lớp dạy nghề cho 1.202 lao động tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm và thu nhập ổn định góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến nay giảm xuống còn 4,46% theo tiêu chí mới (UBND huyện Tiên Du, 2017).

Trong công cuộc đổi mới hôm nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đời sống của người dân Tiên Du đã đổi thay toàn diện. Đến nay số hộ khá giả trên địa bàn huyện chiếm hơn 40%, số hộ nghèo của toàn huyện chỉ còn 4,46%; 100% số hộ xây nhà gạch, trên 70% số hộ xây nhà kiên cố, cao tầng. Hầu hết các gia đình đều có máy thu hình, ở các vùng nông thôn xa khu trung tâm có khó khăn được nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình nước sạch, càng làm cho đời sống, vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng đổi thay. Nhân dân càng phấn khởi tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước gia sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 47)