Điều kiện tự nhiên của huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 44)

3.1.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Tiên Du là huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 20005’30’’ đến 21011’00’’ độ vĩ Bắc và từ 105058’15’’ đến 106006’30’’ độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên của huyện khi chưa điều chỉnh địa giới là 10.838,94 ha, với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong. - Phía Nam giáp huyện Thuận Thành.

- Phía Đông giáp huyện Quế Võ. - Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn.

Sau khi có điều chỉnh theo địa giới hành chính mới theo Nghị định 60/2007/NĐ-CP tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Tiên Du là: 9.568,65 ha, với 14 đơn vị hành chính (2 xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh chuyển về thành phố Bắc Ninh), gồm 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Vị trí của huyện cơ bản vẫn giáp ranh với các huyện và thành phố lúc trước khi điều chỉnh địa giới (UBND huyện Tiên Du, 2018).

Trên địa bàn huyện có 3 tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38, tỉnh lộ 276, 295 và đường sắt chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm (UBND huyện Tiên Du, 2018).

Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa: như chùa Hồng Vân, chùa Bách Môn, chùa Phật Tích… Tiên Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như: Nghề xây dựng ở Nội Duệ, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú Lâm…

Với vị trí địa lý như vậy Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ (UBND huyện Tiên Du, 2018).

3.1.1.2. Địa hình, địa chất

Địa hình

Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích trong huyện đều có độ dốc <30 (trừ một số đồi núi thấp như: đồi Lim, núi Vân Khám, núi Chè, núi Phật Tích, núi Bát Vạn, núi Đông Sơn… có độ cao từ 20-120m, chiếm diện tích nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên). Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0m so với mặt nước biển.

Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng

chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày (UBND huyện Tiên Du, 2018).

Địa chất

Đặc điểm địa chất huyện Tiên Du tương đối đồng nhất do nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Tiên Du mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dầy hơn phía Bắc.

3.1.1.3. Về khí hậu, thủy văn

Huyện Tiên Du thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Đặc trưng thời tiết là nóng ẩm và mưa nhiều.

Huyện Tiên Du nhìn chung có nhiệt độ khá cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 - 270C. Tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất thường rơi vào tháng VI và tháng VII, nhiệt độ trung bình hai tháng này từ 280 - 330C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng I, nhiệt độ trung bình tháng này chỉ từ 160 – 200C.

Nhiệt độ lớn nhất quan trắc được tại trạm Bắc Ninh là 39,70C vào ngày 20/VII/2001. Biến động nhiệt độ trong huyện rất lớn, chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất thường trên 350C thậm chí tới 400C. Nhiệt độ thấp nhất quan trắc được tại trạm Bắc Ninh chỉ là 2,80C vào ngày 30/XII/1975.

Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm 2017

Đơn vị tính: 0C

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Bắc Ninh 16,0 17,2 20 23,7 27,3 28,8 29,1 28,3 27,3 24,7 21,2 17,8 Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc Gia (2017)

3.1.1.4. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước mưa

Tiên Du thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và gồm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa (mùa mưa nhiều) và mùa khô (mùa mưa ít) không những khác nhau về lượng

mưa, số ngày mưa, thời gian xuất hiện mà còn khác nhau về tính chất mưa trong từng mùa cũng như tính ổn định tương đối của mưa trong một thời kỳ này và tính biến động lớn trong thời kỳ khác. Nhìn chung huyện Tiên Du có lượng mưa trung bình năm vào loại nhỏ vào khoảng 1.408 mm/năm. Mặt khác theo số liệu quan trắc, biến động lượng mưa trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh là nhỏ, vào khoảng 81mm. Vùng ít mưa nhất là Quế Võ (huyện Quế Võ) lượng mưa trung bình năm vùng này khoảng 1.372 mm; nơi có lượng mưa trung bình năm cao nhất là Thuận Thành (1.453 mm).

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Tiên Du (2017)

Hình 3.2. Sơ đồ đẳng trị mưa trung bình nhiều năm 2017 huyện Tiên Du

Tài nguyên nước mặt

Tiên Du có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sông Đuống, ngòi Tào Khê, kênh Nam, kênh Trịnh Xá (kênh Nam là kênh tưới chính, kênh Trịnh Xá là Kênh tiêu chính). Sông Đuống cung cấp nguồn nước mặt chủ yếu, đoạn sông Đuống chảy qua phía Nam huyện Tiên Du từ xã Tri Phương đến xã Tân Chi sau đó chảy sang huyện Gia Bình, dài khoảng 10km. Sông Đuống nối liền sông Thái Bình và sông Hồng, có tổng trữ lượng nước khoảng 36,1 tỉ m3 (gấp 3 lần tổng lượng nước của sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Hệ thống sông ngòi,

kênh mương cùng với số lượng ao hồ hiện có tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, sinh hoạt cũng như cải tạo đất.

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Tiên Du (2017)

Hình 3.3. Bản đồ tài nguyên nước mặt huyện Tiên Du năm 2017

Chất lượng nguồn nước mặt sông Đuống tại các vị trí khảo sát qua kết quả phân tích là tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu ô nhiễm đều nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08 B1. Tuy nhiên tại một số vị trí một số chỉ tiêu vẫn vượt quá tiêu chuẩn cho phép như chỉ tiêu DO tại các khu vực các xã Tân Chi và Minh Đạo, chỉ tiêu NO2- tại khu vực xã Minh Đạo. Các chỉ tiêu về vi sinh hầu như đạt tiêu chuẩn cho phép, duy chỉ có điểm khảo sát tại thôn Rền có hàm lượng Coliform = 10.000 MPN/100ml.

Chất lượng nước tại các kênh, ngòi trong địa bàn huyện nhìn chung đã và đang bị ô nhiễm. Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu là nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư và một phần nước thải của các khu công nghiệp không qua xử lý thải trực tiếp vào các hệ thống kênh mương nội đồng. Qua kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu amoni (NH4+), Nitrit (NO2-) đều vượt chỉ tiêu cho phép từ vài lần đến hàng chục lần.

Trong tương lai nếu như không có các biện pháp thu gom, xử lý nước thải thì sẽ tại ra nguy cơ ô nhiễm môi trường trên diện rộng.

Chất lượng nước tại các hồ chứa

Nguồn nước các hồ, ao đầm trên địa bàn huyện chủ yếu dùng cho tưới, tiêu sản xuất nông nghiệp. Chất lượng nước tại ao, hồ còn khá tốt, tuy nhiên kết quả phân tích chất lượng nước tại một số hồ cho thấy có một số chỉ tiêu cao hơn quy chuẩn. Các chỉ tiêu amoni, nitrit và DO đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Tài nguyên nước dưới đất

Trong khu vực huyện Tiên Du chưa có lỗ khoan thăm dò hút nước thí nghiệm tầng này, tuy nhiên theo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng tại các lỗ khoan vùng lân cận cho thấy tầng chứa nước trên được xếp vào loại tương đối giàu nước.

Mặt cắt thủy địa hóa của vùng nghiên cứu cho thấy tầng chứa nước trên đều nhạt và có chất lượng tương đối tốt. Nước thuộc loại Bicarbonat Clorur Natri Canci hoặc Bicarbonat Canci.

Nguồn cung cấp cho tầng này chủ yếu là nước mưa, nước mặt, nước của các tầng bên trên và được thoát ra mạng lưới sông, hồ…

Nguồn cung cấp cho tầng chủ yếu là nước mưa, nước của tầng bên trên, nước mặt, miền thoát là các mạng sông ngòi, kênh mương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 44)