Thực trạng quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 54)

NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH 4.1.1. Các mô hình quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Các mô hình tổ chức quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn đóng vai trò rất quan trọng việc nâng cao hiệu quả quản lý các công trình cấp nước trong thời gian qua. Trên địa bàn huyện Tiên Du đang tồn tại 2 mô hình quản lý do Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh và mô hình Doanh nghiệp quản lý được thể hiện qua các sơ đồ sau:

Mô hình quản lý các công trình Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh

Sơ đồ 4.1. Mô hình Trung tâm nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh trong công tác quản lý vận hành công trình nước sinh hoạt

Nguồn: Trung tâm nước sạch và VSMNT Bắc Ninh (2017) Giám đốc trung tâm: Chỉ đạo hoạt động của Trung tâm

Giám Đốc

Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc

Phòng Kế Hành chính – Tổng Hợp Phòng Kế Hoạch – Tài Chính Phòng Kế hoạch – Kỹ Thuật Phòng Tuyên Truyền – Xét Nghiệm Ban quản lý cấp nước và VSMTNT

Phó giám đốc: Trung tâm nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh có 3 giám đốc, trực tiếp phụ trách các mảng hoạt động chính của Trung tâm (xét nghiệm, kiểm tra chất lượng nước; quản lý hoạt động của các trạm cấp nước và mảng kỹ thuật, xây dựng).

Phòng hành chính tổng hợp: có 1 trưởng phòng và 6 nhân viên, chịu trách nhiệm về hồ sơ nhân sự, lưu trữ các văn bản của Trung tâm.

Phòng Tuyên truyền – Xét nghiệm nước có 7 nhân viên có nhiệm vụ thực hiện phân tích, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định về chất lượng nước theo quy định pháp luật, phối hợp Trạm cấp nước trong kiểm soát chất lượng nước tại với khách hàng.

Trưởng ban quản lý cấp nước và VSMT có nhiệm vụ chỉ đạo chung.

Sơ đồ 4.2. Mô hình trạm cấp nước thuộc Trung tâm nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh quản lý

Nguồn: Trung tâm nước sạch và VSMNT Bắc Ninh (2017)Trạm trưởng trạm cấp nước: có nhiệm vụ phụ trách kỹ thuật trạm cấp nước; phụ trách nguồn nước và trạm cấp nước (nhà máy), định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện cấp nước an toàn ở trạm; phụ trách hệ thống mạng lưới cấp nước; phụ trách các dịch vụ liên quan đến khách hàng; dự trù, đảm bảo nguồn vốn thực hiện; kiểm soát các kế hoạch thực thi, theo dõi và cải tiến công nghệ xử lý nước.

Hiện nay trên địa bàn huyện Tiên Du có 4 công trình cấp nước (nhà máy xử lý nước và dự án đấu nối tăng áp) do UBND tỉnh, Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh quản lý là công trình công trình cấp nước xã Tân Chi, công trình cấp nước xã Cảnh Hưng, dự án cấp nước cụm Tri Phương – Hoàn Sơn và Cụm dự án cấp nước tăng áp Liên Bão – Phật Tích – Minh Đạo, dự án cấp nước tăng áp Liên Bão – Phật Tích – Minh Đạo đến năm 2018 đang trong quá trình chạy thử nghiệm và bước đầu đã cấp nước cho một số địa phương trên địa bàn.

Trạm cấp nước

Bảng 4.1. Đánh giá của người dân về cách thức hoạt động mô hình cấp nước của Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh

Đánh giá Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%)

Tốt Trung bình Yếu Tổng 13 30 17 60 21,7 50 28,3 100 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018) Từ bảng 4.1 đánh giá của người dân về cách thức hoạt động của mô hình cấp nước sinh hoạt nông thôn do Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh quản lý, tổng hợp từ kết quả điều tra như:

Cách thức hoạt động của mô hình được đánh giá tốt đạt 21,7%, trung bình chiếm tới 50% còn lại là cách thức hoạt động người dân đánh giá yếu là 28,3%. Do công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn chưa hiệu quả từ cách thức hoạt động đến tổ chức hoạt động của mô hình tổ chức còn nhiều thủ tục rườm rà, dẫn đến công việc chưa đạt kết quả cao.

Ưu điểm của mô hình:

Qua thực tế từ sơ đồ trên cho thấy, cách tổ chức hiện nay chức năng nhiệm vụ phòng ban, trách nhiệm thực thi nhiệm vụ và kiêm nhiệm công việc giúp việc xử lý công việc tốt.

Quan hệ với khách hàng bắt đầu chuyển sang phương thức dịch vụ và nhờ đó chất lượng dịch vụ như thời gian cấp nước, áp lực nước, chất lượng nước, công tác duy tu sửa chữa … đều được nâng lên.

Các phòng ban kiệm nhiệm nhiều công việc giúp điều đông luân chuyển các cán bộ công nhân từ vị trí, khu vực này sang vị trí, khu vực khác thuận lợi. Không mất nhiều thời gian trong việc hòa nhập với công việc mới.

Hạn chế của mô hình:

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập vì mô hình quản lý vẫn mang nặng hình thức nhà nước.

Chưa rõ ràng công tác kiểm tra đánh giá chất lượng của dịch vụ cung cấp nước. Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ.

Mô hình còn chồng chéo trong công việc với nhau, dẫn đến khi xảy ra sự cố các bên liên quan không rõ ràng về trách nhiệm.

Mô hình quản lý theo hình thức nhà nước nên việc chỉ đạo từ cấp trên xuống cấp dưới nhiều thủ tục gây chậm trễ trong thực hiện công việc.

Mô hình quản lý các công trình cấp nước doanh nghiệp

Sơ đồ 4.3. Mô hình doanh nghiệp trong công tác quản lý vận hành công trình nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện

Nguồn: Công ty cổ phần nước sạch Bắc Ninh (2017) Hiện nay trên địa bàn huyện Tiên Du có 5 công trình cấp nước (nhà máy xử lý nước và dự án đấu nối tăng áp) do doanh nghiệp quản lý là:

Công trình cấp nước xã Nội Duệ do công ty cổ phần nước sạch Bắc Ninh quản lý đi vào hoạt động năm 2008

Công trình công trình cấp nước xã Đại Đồng do Công ty đầu tư xây dựng Tiêu Tương quản lý hoạt động năm 2017. Dự án công trình trên là dự án tăng áp đấu nối từ Công trình cấp nước Tri Phương – Hoàn Sơn

Cụm dự án công trình cấp nước xã Hiên Vân – Việt Đoàn do Công ty cổ phần xây lắp và công nghệ Châu Âu quản lý, hiện tại công trình cấp nước này chưa đi vào hoạt động cấp nước, dự án công trình trên là dự án tăng áp đấu nối từ Công trình cấp nước Tri Phương – Hoàn Sơn.

Dự án cấp nước xã Phú Lâm do công ty cổ phần An Thịnh quản lý, hiện tại công trình cấp nước này chưa đi vào hoạt động cấp nước.

Ban Giám Đốc

Các Phòng Nhà Máy Cấp Nước Ban Kiểm Tra

Dự án cấp nước xã Lạc Vệ do công ty cổ phần xây lắp 4 Hải Dương quản lý, hiện tại công trình cấp nước này chưa đi vào hoạt động cấp nước, dự án công trình là dự án tăng áp đầu nồi từ nhà máy nước sạch Long Phương.

Bảng 4.2. Đánh giá của người dân về cách thức hoạt động mô hình cấp nước của doanh nghiệp cấp nước trên địa bàn

Đánh giá Số lượng ý kiến Tỷ lệ (%)

Tốt Trung bình Yếu Tổng 45 12 3 60 75 20 5 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018) Từ bảng 4.2 đánh giá của người dân về cách thức hoạt động của mô hình cấp nước sinh hoạt nông thôn do các đơn vị doanh nghiệp quản lý, tổng hợp từ kết quả điều tra như:

Cách thức hoạt động của mô hình được đánh giá tốt đạt 75%, trung bình chiếm tới 20% còn lại là cách thức hoạt động người dân đánh giá yếu là 5%. Kết quả đạt được ở trên là các đơn vị doanh nghiệp quản lý có hệ thống quản lý phân cấp rõ ràng chức năng nhiệm vụ, gắn trách nhiệm từng cá nhân tập thể với các công trình cấp nước.

Ưu điểm của mô hình:

Qua thực tế từ sơ đồ trên cho thấy, cách tổ chức hiện nay phân rõ chức năng nhiệm vụ phòng ban, trách nhiệm thực thi nhiệm vụ rõ ràng giúp việc xử lý công việc nhanh chóng. Hiệu quả hoạt động rất tốt do mô hình doanh nghiệp hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp và Luật Lao động, tổ chức có tính khoa học. Mô hình có ban kiểm tra đánh giá chất lượng của công trình cũng như chất lượng dịch vụ khách hàng, dịch vụ cung cấp nước giúp cấp trên kiểm soát tốt và chất lượng dịch vụ được đánh giá cao.

Hạn chế của mô hình:

Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực của mô hình quản lý của doanh nghiệp trong cấp nước nông thôn vẫn còn tồn tại mặt hạn chế của mô hình là: Việc phân bổ nhân lực cụ thể và chi tiết cho từng vị trí dẫn đến tình trạng thay đổi vị trí công việc, luân chuyển và tăng cường gặp nhiều khó khăn.

4.1.2. Quản lý các hoạt động cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Du bàn huyện Tiên Du

Các hoạt động dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện của các đơn vị chủ thể quản lý là Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp nước nông thôn trên địa bàn huyện có nội dung tương đồng nhưng bên cạnh đó có một số đặc điểm và các hoạt động khác nhau:

Quy trình vận hành sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt - Vận hành cung cấp nước sinh hoạt cho người dân

Việc vận hành cung cấp nước sinh hoạt cho người dân đóng vai trò rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tới quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn. Qua nghiên cứu điều tra khảo sát việc vận hành cung cáp nước sinh hoạt cho người dân gồm : Sản xuất nước sinh hoạt, cung ứng nước sinh hoạt đến với người dân, bảo dưỡng bảo trì công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn,...

- Sản xuất nước sinh hoạt

Thông thường quy trình xử lý nước gồm 4 bước chính:

Bước 1: Bơm nước từ nguồn nước (sông, ao, hồ sơ lăng, giếng,..) lên bể trộn hóa chất, bể lắng

Bước 2: Nước sau khi lăng sơ bộ sẽ qua cột lọc chính (lọc hết chất cặn, tạp chất, chất khó lọc bình thường,...) để khử mùi, màu, độc tố từ các chất hữu cơ tan trong nước (nếu có).

Bước 3: Điều tiết lượng clo theo đúng quy định từ Bộ Y Tế và bể nước chứa

Bước 4: Bơm nước từ bể chứa cho người dân sử dụng.

Qua kết quả điều tra nghiên cứu về các công trình sản xuất nước sinh hoạt, số lượng công trình xử lý nước từ nguồn nước mặt là 1 công trình Tri Phương Hoàn Sơn cấp cho 8 xã công xuất 10.000m3/ ngày đêm. Công trình xử lý nước ngầm gồm 3 công trình, trong đó có 2 công trình đã đi vào hoạt động từ lâu là công trình cấp nước xã Tân Chi và Cảnh Hưng. Công trình cấp nước xã Phú Lâm dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2018.

Nguồn: Trung tâm Nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh (2017)

Sơ đồ 4.4. Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn

Qua nghiên cứu điều tra trên địa bàn huyện vấn đề hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn của các đơn vị đều tuân thủ theo đúng hệ thống cấp nước, quy trình cấp nước như ở sơ đồ trên. Việc cấp nước từ bể chứa nước, Trạm bơm nước đẩy áp lực nước đến với hộ gia đình qua mạng lưới ống truyền tải, mạng lưới ống dịch vụ, qua đồng hồ các hộ gia đình và vào bể chứa từng hộ.

Bảng 4.3. Đánh giá của người dân về mức độ cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện

Đơn vị quản lý Đầy đủ (Ý kiến) Tỷ lệ (%) Không liên tục (Ý kiến) Tỷ lệ (%) Thiếu (Ý kiến) Tỷ lệ (%)

Trung tâm Nước sạch

và VSMTNT tỉnh 35 58,3 18 30,0 7 11,7

Doanh Nghiệp 53 88,3 7 11,7 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018) Từ bảng 4.3 đánh giá của người dân về cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tổng hợp từ kết quả điều tra như:

Đơn vị quản lý là Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh: Mức độ cấp nước đẩy đủ cho người dân chiếm 58,3%, cấp nước không liên tục chiếm 30% và cấp nước thiếu cho người dân chiếm 11,7%.

Đơn vị quản lý là các doanh nghiệp: Mức độ cấp nước đẩy đủ cho người dân chiếm 88,3%, cấp nước không liên tục chiếm 11,7% và cấp nước thiếu cho người dân chiếm 0%.

Như vậy việc cấp nước đầy đủ cho người dân trên địa bàn của các đơn vị quản lý có sự khác biệt rõ ràng, cấp nước đầy đủ và liên tục của doanh nghiệp có

Bể chứa nước sinh hoạt

Trạm bơm cấp II Mạng lưới tuyến ống truyền tải

Mạng lưới tuyến ống dịch vụ Các hộ gia đình sử

sự vượt trội hơn so với đơn vị quản lý nhà nước là Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh, do đơn vị sự nghiệp cấp nước theo giờ cao điểm, giờ người dân sử dụng nhiều nước mới cấp, còn các đơn vị doanh nghiệp cấp nước 24/24 chỉ khi gặp sự cố việc cấp nước mới bị gián đoạn.

Kiểm tra giám sát thất thoát nước

Bảng 4.4. Tỷ lệ thất thoát nước của các trạm cấp nước trên địa bàn huyện Tiên Du Đơn vị Tên trạm Tổng lượng nước sản xuất (m3) Tổng lượng nước tiêu thụ (m3) Tỉ lệ thất thoát (%) Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Tân Chi 126.259 78.461 38 Cảnh Hưng 106.143 63.154 41 Liên Bão - Phật Tích - Minh Đạo 79.394 41.804 47

Tri Phương- Hoàn Sơn 811.596 550.572 32

Doanh nghiệp Nội Duệ 249.497 214.590 14

Đại Đồng 238.274 195.010 18

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Tiên Du (2017) Từ bảng 4.4, tỷ lệ thất thoát nước của các trạm cấp nước trên địa bàn huyện qua số liệu cho thấy, tỷ lệ thất thoát nước của các trạm cấp nước thuộc Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh quản lý tỷ lệ thất thoát nước tỷ lệ rất cao, lần lượt là trạm cấp nước xã Tân Chi là 38%, xã Cảnh Hưng là 41%, Cụm Liên Bão- Phật Tích – Minh Đạo là 41% và xã Tri Phương – Hoàn Sơn là 32% do công tác quản lý xây dựng hệ thống công trình, công tác kiểm tra giám sát chưa thực sự xát sao dẫn đến chất lượng công trình không được tốt, công tác quản lý hệ thống cấp nước chưa thật sự tốt, công tác sửa chữa còn kém dẫn đến tình trạng thất thoát nước rất lớn.

Hoạt động quản lý cấp nước của Doanh nghiệp quản lý tỷ lệ thất thoát nước tương đối thấp, lần lượt là trạm cấp nước sạch xã Nội Duệ tỷ lệ thất thoát nước là 14% và trạm cấp nước xã Đại Đồng là 18%, do công tác quản lý kiểm tra giá sát chặt chẽ và hệ thống đường ống nước đảm bảo dẫn đến quản lý hệ thống cấp nước đảm bảo tỷ lệ thất thoát nước sinh hoạt trong mức thấp.

Bảng 4.5. Hiện tượng vi phạm sử dụng nước trên địa bàn huyện Tiên Du

Đơn vị Tên trạm Số lần vi phạm / tháng Số lần xử lý vi phạm/ tháng

Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh

Tân Chi 12 8

Cảnh Hưng 16 11

Liên Bão - Phật Tích -

Minh Đạo 7 3

Tri Phương- Hoàn

Sơn 5 5

Doanh nghiệp Nội Duệ 1 1

Đại Đồng 0 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Từ bảng số liệu điều tra 4.5 về hiện tượng vi phạm sử dụng nước trên địa bàn huyện Tiên Du cho biết. Các trạm cấp nước thuộc Trung tâm Nước sạch và VSMT Nông thôn tỉnh quản lý có số lần vi phạm và số lần xử lý vi phạm cao hơn so với các trạm cấp nước do doanh nghiệp quản lý.

Các trạm cấp nước do Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh quản lý chưa có chế tài xử lý vi phạm cụ thể, tính răn đe chưa cao dẫn đến việc người sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 54)