Quản lý các hoạt động cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 62)

bàn huyện Tiên Du

Các hoạt động dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện của các đơn vị chủ thể quản lý là Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp nước nông thôn trên địa bàn huyện có nội dung tương đồng nhưng bên cạnh đó có một số đặc điểm và các hoạt động khác nhau:

Quy trình vận hành sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt - Vận hành cung cấp nước sinh hoạt cho người dân

Việc vận hành cung cấp nước sinh hoạt cho người dân đóng vai trò rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tới quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn. Qua nghiên cứu điều tra khảo sát việc vận hành cung cáp nước sinh hoạt cho người dân gồm : Sản xuất nước sinh hoạt, cung ứng nước sinh hoạt đến với người dân, bảo dưỡng bảo trì công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn,...

- Sản xuất nước sinh hoạt

Thông thường quy trình xử lý nước gồm 4 bước chính:

Bước 1: Bơm nước từ nguồn nước (sông, ao, hồ sơ lăng, giếng,..) lên bể trộn hóa chất, bể lắng

Bước 2: Nước sau khi lăng sơ bộ sẽ qua cột lọc chính (lọc hết chất cặn, tạp chất, chất khó lọc bình thường,...) để khử mùi, màu, độc tố từ các chất hữu cơ tan trong nước (nếu có).

Bước 3: Điều tiết lượng clo theo đúng quy định từ Bộ Y Tế và bể nước chứa

Bước 4: Bơm nước từ bể chứa cho người dân sử dụng.

Qua kết quả điều tra nghiên cứu về các công trình sản xuất nước sinh hoạt, số lượng công trình xử lý nước từ nguồn nước mặt là 1 công trình Tri Phương Hoàn Sơn cấp cho 8 xã công xuất 10.000m3/ ngày đêm. Công trình xử lý nước ngầm gồm 3 công trình, trong đó có 2 công trình đã đi vào hoạt động từ lâu là công trình cấp nước xã Tân Chi và Cảnh Hưng. Công trình cấp nước xã Phú Lâm dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2018.

Nguồn: Trung tâm Nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh (2017)

Sơ đồ 4.4. Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn

Qua nghiên cứu điều tra trên địa bàn huyện vấn đề hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn của các đơn vị đều tuân thủ theo đúng hệ thống cấp nước, quy trình cấp nước như ở sơ đồ trên. Việc cấp nước từ bể chứa nước, Trạm bơm nước đẩy áp lực nước đến với hộ gia đình qua mạng lưới ống truyền tải, mạng lưới ống dịch vụ, qua đồng hồ các hộ gia đình và vào bể chứa từng hộ.

Bảng 4.3. Đánh giá của người dân về mức độ cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện

Đơn vị quản lý Đầy đủ (Ý kiến) Tỷ lệ (%) Không liên tục (Ý kiến) Tỷ lệ (%) Thiếu (Ý kiến) Tỷ lệ (%)

Trung tâm Nước sạch

và VSMTNT tỉnh 35 58,3 18 30,0 7 11,7

Doanh Nghiệp 53 88,3 7 11,7 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018) Từ bảng 4.3 đánh giá của người dân về cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tổng hợp từ kết quả điều tra như:

Đơn vị quản lý là Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh: Mức độ cấp nước đẩy đủ cho người dân chiếm 58,3%, cấp nước không liên tục chiếm 30% và cấp nước thiếu cho người dân chiếm 11,7%.

Đơn vị quản lý là các doanh nghiệp: Mức độ cấp nước đẩy đủ cho người dân chiếm 88,3%, cấp nước không liên tục chiếm 11,7% và cấp nước thiếu cho người dân chiếm 0%.

Như vậy việc cấp nước đầy đủ cho người dân trên địa bàn của các đơn vị quản lý có sự khác biệt rõ ràng, cấp nước đầy đủ và liên tục của doanh nghiệp có

Bể chứa nước sinh hoạt

Trạm bơm cấp II Mạng lưới tuyến ống truyền tải

Mạng lưới tuyến ống dịch vụ Các hộ gia đình sử

sự vượt trội hơn so với đơn vị quản lý nhà nước là Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh, do đơn vị sự nghiệp cấp nước theo giờ cao điểm, giờ người dân sử dụng nhiều nước mới cấp, còn các đơn vị doanh nghiệp cấp nước 24/24 chỉ khi gặp sự cố việc cấp nước mới bị gián đoạn.

Kiểm tra giám sát thất thoát nước

Bảng 4.4. Tỷ lệ thất thoát nước của các trạm cấp nước trên địa bàn huyện Tiên Du Đơn vị Tên trạm Tổng lượng nước sản xuất (m3) Tổng lượng nước tiêu thụ (m3) Tỉ lệ thất thoát (%) Trung tâm Nước sạch và VSMTNT tỉnh Tân Chi 126.259 78.461 38 Cảnh Hưng 106.143 63.154 41 Liên Bão - Phật Tích - Minh Đạo 79.394 41.804 47

Tri Phương- Hoàn Sơn 811.596 550.572 32

Doanh nghiệp Nội Duệ 249.497 214.590 14

Đại Đồng 238.274 195.010 18

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Tiên Du (2017) Từ bảng 4.4, tỷ lệ thất thoát nước của các trạm cấp nước trên địa bàn huyện qua số liệu cho thấy, tỷ lệ thất thoát nước của các trạm cấp nước thuộc Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh quản lý tỷ lệ thất thoát nước tỷ lệ rất cao, lần lượt là trạm cấp nước xã Tân Chi là 38%, xã Cảnh Hưng là 41%, Cụm Liên Bão- Phật Tích – Minh Đạo là 41% và xã Tri Phương – Hoàn Sơn là 32% do công tác quản lý xây dựng hệ thống công trình, công tác kiểm tra giám sát chưa thực sự xát sao dẫn đến chất lượng công trình không được tốt, công tác quản lý hệ thống cấp nước chưa thật sự tốt, công tác sửa chữa còn kém dẫn đến tình trạng thất thoát nước rất lớn.

Hoạt động quản lý cấp nước của Doanh nghiệp quản lý tỷ lệ thất thoát nước tương đối thấp, lần lượt là trạm cấp nước sạch xã Nội Duệ tỷ lệ thất thoát nước là 14% và trạm cấp nước xã Đại Đồng là 18%, do công tác quản lý kiểm tra giá sát chặt chẽ và hệ thống đường ống nước đảm bảo dẫn đến quản lý hệ thống cấp nước đảm bảo tỷ lệ thất thoát nước sinh hoạt trong mức thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 62)