Đặc điểm và vai trò của tài sản tại cơ sở giáo dục công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 27 - 29)

2.1.2.1. Đặc điểm

rời, nghĩa là quyền sở hữu tài sản thuộc về Nhà nước, còn quyền sử dụng được thực hiện bởi từng cơ sở giáo dục công lập

(2) Về mục đích sử dụng: TSC tại các cơ sở giáo dục công lập được sử dụng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập rèn luyện của giáo viên, học sinh, công nhân viên trong nhà trường.

(3) Về chế độ quản lý: Nhà nước là chủ thể quản lý TSC tại các cơ sở giáo dục, ở tầm vĩ mô TSC được quản lý thống nhất theo pháp luật của nhà nước, ở tầm vi mô TSC được Nhà nước giao cho các CQHC, ĐVSN và các tổ chức được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, sử dụng TSC lại không phải là người có quyền sở hữu tài sản: do đó nếu không quản lý chặt chẽ dẫn đến việc sử dụng TSC lãng phí, thất thoát.

(4) TSC trong khu vực HCSN rất đa dạng và phong phú, mỗi loại tài sản có tính năng, công dụng khác nhau và các tổ chức được sử dụng vào các mục đích khác nhau, được đánh giá hiệu quả theo những tiêu thức khác nhau; TSC nhiều về số lượng, lớn về giá trị, mỗi loại tài sản lại có giá trị sử dụng khác nhau, thời hạn sử dụng khác nhau… TSC có loại không có khả năng tái tạo được phải bảo tồn để phát triển; do đó việc quản lý đối với mỗi loại tài sản cũng có những đặc điểm khác nhau. Tài sản công tại các cơ sở giáo dục công lập mang tính chất đặc thù riêng biệt, đôi khi phải là giáo viên phụ trách môn đó mới biết cách quản lý tài sản phục vụ giảng dạy.

(5) Giá trị của TSC trong khu vực HCSN giảm dần trong quá trình sử dụng; phần giá trị giảm dần đó được xem là yếu tố chi phí tiêu dùng công (đối với các CQHC);

2.1.2.2. Vai trò của tài sản ở các cơ sở giáo dục công lập

* Tài sản tại các cơ sở giáo dục trực tiếp giúp cho hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước thực hiện được trôi chảy liên tục và thông suốt. Nó là điều kiện vật chất để đào tạo cho con người có tri thức, có năng lực khoa học.

* Trang thiết bị học tập giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn

+ Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.

+ Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp.

+ Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.

+ Phương tiện dạy học còn giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cây,...), giúp học sinh hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của thông tin chứa trong phương tiện.

- Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh được thuận lợi và có hiệu suất cao

Có rất nhiều loại phương tiện dạy học với các hình thức và chức năng khác nhau, trong đó có: phương tiện tạo hình ảnh (bảng đen, bảng trắng, tranh ảnh, bảng biểu,...), những phương tiện khuếch đại hình ảnh (máy chiếu), phương tiện thu/phát khuếch đại âm thanh (máy quay, máy ghi âm,....)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)