Nhóm nhân tố từ đối tượng sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 102 - 103)

Theo báo cáo của Phòng thống kê huyện Văn Lâm, đến ngày 31/12/2015, trên địa bàn huyện Văn Lâm, có hơn 1.685 cán bộ giáo viên công nhân viên làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập, có trên 7.000 học sinh, sinh viên, trẻ mầm non. Như vậy có trên 8.685 người đang hàng ngày sử dụng tài sản công tại các cơ sở giáo dục công lập. Như vậy có thể nói đối tượng của hệ thống quản lý, sử dụng tài sản trong khu vực trường công lập rất phức tạp, phạm vi rộng, trải dài trên phạm vi toàn huyện. Bên cạnh đó sự hiểu biết pháp luật của từng loại đối tượng sử dụng cũng rất khác nhau.

Thực tế cho thấy, mặc dù có khá nhiều các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý tài sản tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện Văn Lâm. Thế nhưng tình trạng lãng phí điện, nước, điện thoại nơi công sở vẫn diễn ra. Nhiều trường hợp trong phòng làm việc, phòng học không có người, nhưng các thiết bị điện như đèn chiếu sáng, điều hoà, quạt, thiết bị máy móc ... vẫn bật. Những sai phạm nêu trên xảy ra, một phần do trình độ hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế; song phần lớn là do ý thức trách nhiệm còn kém.

Qua điều tra thực tế tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện Văn Lâm nhận thấy, có 26.92% người được hỏi không quan tâm đến việc quản lý tài sản tại cơ quan đang làm việc; 26.92% là rất quan tâm, 28.85% là quan tâm; còn lại 17.31% là ít quan tâm. Như vậy số lượng người quan tâm đến quản lý tài sản ngang bằng với số người không quan tâm đến quản lý tài sản tại cơ quan làm việc; sự thơ ờ với tài sản nhà nước còn nhiều, tinh thần trách nhiệm với tài sản chung chưa cao. Số lượng người quan tâm đến quản lý tài sản tại cơ quan làm việc đa số là người phải chịu trách nhiệm với đặc thù công việc như: thủ trưởng, kế toán, nhân viên thiết bị....Còn lại giáo viên, học sinh, sinh viên....tỏ ra ít quan tâm hơn đối với những tài sản gắn bó hàng ngày với mình.

Bảng 4.19. Thông tin về mức độ quan tâm của mình đối với việc quản lý tài sản tại cơ quan đang làm việc

STT Các chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ % trên tổng

số phiếu

1 Không quan tâm 42 26.92

2 Ít quan tâm 27 17.31

3 Quan tâm 45 28.85

4 Rất quan tâm 42 26.92

Việc quản lý tài sản có thực sự hiệu quả không phụ thuộc rất lớn vào các bảo quản, vệ sinh, giữ gìn tài sản.

Thực trạng đang diễn ra phổ biến tại các trường là vệ sinh kém. Nhà trường ít chi trả tiền thuê lao công vệ sinh, mà sử dụng chính lực lượng là học sinh. Có đên 73.08% người cho rằng trang thiết bị dạy học không được vệ sinh sạch sẽ, không được thay thế kịp thời khi hỏng hóc. Bản than việc quy định mua sắm tài sản tập trung, cũng như đơn vị quản lý cấp trên ở xa và việc trình xin quyết định thường lâu, dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Thêm vào nữa, việc vệ sinh thiết bị dạy học còn phụ thuộc vào chuyên môn trình độ của nhân viên thiết bị, trong khi các trường gần như thiếu nhân viên này. Chỉ có 26.92% người được hỏi cho rằng trang thiết bị được vệ sinh sạch sẽ, được thay thế kịp thời

Cũng theo số liệu điều tra có 56,41% trong giờ học, học sinh không được sử dụng các trang thiết bị hỗ trợ như máy chiếu, dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh,....Điều này diễn ra tại đại đa số các trường, tình trạng thiếu trang thiết bị xảy ra tại tất cả các trường. Số lượng thiết bị dạy học chỉ chiếm rất ít so với bộ tiêu chuẩn tối thiểu mà Bộ Giáo dục đề ra. Nguồn ngân sách chi cho giáo dục tuy lớn, nhưng đã dành 70-80% cho chi con người, chi lương, số tiền đầu tư cho trang bị thiết bị là ít. Trong khi đó máy chiếu, máy quay...có giá trị lớn và phải đầu tư mua sắm tập trung, nên không phải lớp nào cũng được trang bị ngay tại phòng học.

Việc sử dụng máy chiếu tự lắp đặt thì mất nhiều thời gian và gây ảnh hưởng đến thời lượng tiết học nên không phải giáo viên nào cũng bố trí bài giảng sử dụng máy chiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)