Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản trong các cơ sở giáo dục công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 42 - 47)

công lập.

- Nhóm nhân tố từ hệ thống quản lý - Nhóm nhân tố từ đối tượng sử dụng

2.1.6.1. Nhóm các nhân tố từ hệ thống quản lý tài sản tại các cơ sở giáo dục công lập

Sự phù hợp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý tài sản tại các cơ sở giáo dục công lập với thực tế, năng lực cán bộ quản lý, công tác kiểm tra giám sát, cơ chế xử phạt, phân cấp quản lý....

Sơ đồ 2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản bắt nguồn từ hệ thống quản lý

a)Trong hệ thống quản lý tài sản trong khu vực hành chính sự nghiệp thì các yếu tố pháp luật (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý tài sản trong khu vực hành chính sự nghiệp) phản ánh hiệu quả quản lý thường rõ nét nhất. Trong điều kiện chuyển cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCSN từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu có một hệ thống chính sách, chế độ quản lý TSC trong khu vực HCSN hợp lý, sát với thực tiễn sẽ là tiền đề thuận lợi để quản lý TSC trong khu vực HCSN hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí, thất thoát TSC đang xảy ra phổ biến trong xã hội. Mặt khác quá trình quản lý TSC trong khu vực HCSN thu được hiệu quả nhiều hay ít phần lớn phụ thuộc vào tính hợp lý, thông thoáng của chính sách. Ngược lại tính không đồng bộ, thiếu nhất quán sẽ gây cản trở rất lớn đến hiệu quả quản lý TSC trong khu vực HCSN. Vì vậy việc hoạch định các chính sách quản lý TSC trong khu vực HCSN phải được tiến hành một cách thận trọng, kịp thời với chất lượng cao để soạn thảo ra các chính sách sát với thực tế, sớm đi vào đời sống xã hội phục vụ tốt nhất quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhân tố đến từ hệ thống quản lý Hệ thống luật, chính sách, quy định, văn bản quy phạm pháp luật Năng lực cán bộ quản lý

Công tác kiểm tra giám sát, cơ chế

xử phạt

b)Năng lực của cán bộ công chức làm công tác quản lý TSC trong khu vực HCSN: quản lý TSC trong khu vực HCSN do đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực thi. Do đó, hiệu quả quản lý TSC trong khu vực HCSN phụ thuộc vào năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý TSC trong khu vực HCSN trong việc thực hiện đúng vai trò, chức năng trong xây dựng, vận hành và chấp hành đúng chế độ quản lý. Cán bộ, công chức làm công tác quản lý có nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của TSC trong khu vực HCSN. Có trình độ chuyên môn chắc, có phẩm chất đạo đức tốt (có tâm và có tầm) sẽ giúp cho quá trình quản lý TSC trong khu vực HCSN thu được hiệu quả.

Đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp tài sản tại các đơn vị giáo dục công lập gồm có: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, kế toán, nhân viên quản lý thiết bị, thư viện...

c)Công tác kiểm tra giám sát, cơ chế xử phạt

Theo thông tư số 07/2014/TT-BTC ngày 14/01/2014 đã quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của chính phủ thì có quy định chi tiết về các nội dung vi phạm và mức độ xử phạt cụ thể:

- Xử phạt hành vi vi phạm quy định về mua sắm tài sản nhà nước - Xử phạt về hành vi vi phạm quy định về thuê tài sản

- Xử phạt hành vi bố trí, sử dụng tài sản nhà nước vượt tiêu chuẩn định mức

- Xử phạt hành vi bố trí, sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích - Xử phạt hành vi cho mượn tài sản nhà nước không đúng quy định - Xử phạt hành vi lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp - Xử phạt hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước

- Xử phạt hành vi vi phạm quy định về sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh

- Xử lý hành vi vi phạm quy định về xử lý tài sản nhà nước

- Xử lý hành vi vi phạm quy định về tổ chức xử lý tài sản nhà nước

- Xử lý hành vi vi phạm quy định về đăng nhập và sử dụng số liệu tài sản Nhà nước.

Đồng thời thông tư cũng quy định việc thực hiện một số biện pháp khắc phục hậu quả như: nộp lại vào ngân sách nhà nước, khôi phục đền bù lại tài sản

d)Phân cấp quản lý

Chính phủ có ban hành nghị định số 137/2006/NĐ-CP về việc quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, nghị định quy định cụ thể đơn vị chịu trách nhiệm trong từng nội dung quản lý tài sản:

- Phân cấp về thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước.

- Phân cấp về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản nhà nước, gồm: - Đăng ký quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản nhà nước; - Quyết định thu hồi, điều chuyển tài sản nhà nước;

- Quyết định chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản nhà nước; - Quyết định bán tài sản nhà nước;

- Quyết định thanh lý tài sản nhà nước;

- Quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, xử lý tài sản nhà nước;

- Kiểm kê, thống kê tài sản nhà nước;

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. - Phân cấp về thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản.

2.1.6.2. Nhóm các nhân tố đối tượng sử dụng

Đối tượng của hệ thống sử dụng tài sản tại các cơ sở giáo dục công lập đó là các cán bộ công chức, viên chức, cán bộ công nhân viên trong nhà trường, học sinh, sinh viên, giáo viên,... trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. Đây là một hệ thống cực kỳ phức tạp với trình độ, năng lực, phẩm chất, nhu cầu và cách ứng xử khác nhau, do đó có các phản ứng, các quyết định quản lý tài sản tại các cơ sở giáo dục cũng rất khác nhau. Trình độ dân trí, trình độ văn hóa, hiểu biết pháp luật của người trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản cũng quyết định tới hành vi ứng xử đối với các quyết định quản lý và quá trình sử dụng. Nếu ý thức tuân thủ pháp luật và trách

nhiệm của người sử dụng trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản được nâng cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong cơ sở giáo dục công lập. Tuy nhiên, trình độ văn hóa theo nghĩa rộng nhất là văn hóa pháp luật không phải tự nhiên mà có; nó bắt nguồn từ truyền thống dân tộc, sự phấn đấu rèn luyện của mỗi người và không thể thiếu sự thuyết phục, giáo dục quản lý của hệ thống chính trị.

Hơn nữa, học sinh, sinh viên còn chưa hiểu hết tầm quan trọng của sử dụng tài sản trong đơn vị sự nghiệp, nên hiệu quả quản lý tài sản khó được nâng cao. Nhà trường cần vừa giáo dục, tuyên truyền và gương mẫu trong công tác quản lý tài sản để đối tượng học sinh, sinh viên nâng cao năng lực sử dụng. Nếu cán bộ quản lý, giáo viên không sát sao hướng dẫn thì việc thất thoát, hỏng hóc... là điều khó tránh khỏi.

2.1.6.3. Nhóm nhân tố từ đặc điểm tài sản trong các cơ sở giáo dục công lập

Đặc điểm tài sản trong các cơ sở giáo dục công lập quyết định rất lớn đến hiệu quả quản lý tài sản. Tài sản trong các trường học rất đa dạng về chủng loại, nguồn hình thành, nơi quản lý và sử dụng. Nếu không nắm rõ đặc điểm từng loại tài sản, từng đặc trưng riêng của ngành thì người quản lý không kiểm soát hết được quy trình hình thành, sử dụng và thanh lý tài sản, dẫn đến thất thoát, lãng phí, sử dụng không hiệu quả.

Theo thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010 Ban hành Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non thì trang thiết bị dạy học của trường phân ra làm 6 nhóm, mỗi nhóm có yêu cầu số lượng, chủng loại khác nhau. Nhóm 1: 3-12 tháng tối thiểu 124 mã thiết bị; nhóm 2: 12-24 tháng tuổi, tối thiểu 68 mã thiết bị; 24-36 tháng tuổi, tối thiểu 90 mã thiết bị; 3-4 tuổi, tối thiểu 104 mã thiết bị; 4-5 tuổi, tối thiểu 126 mã thiết bị; 5-6 tuổi, tối thiểu 124 mã thiết bị

Theo thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 8 năm 2009 Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở thì trang thiết bị trong khối trung học cơ sở phân ra theo các lớp học và các môn học. Cụ thể, Bộ giáo dục quy định danh mục thiết bị THCS phân theo lớp gồm lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9. Đồng thời các thiết bị riêng biệt phân theo 16 môn khác nhau, và có những thiết bị dùng chung và thiết bị dùng riêng. Bình quân mỗi môn học cấp THCS yêu cầu tối thiểu 100 thiết bị khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)