khai thực hiện quản lý và sử dụng tài sản
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần tập trung vào một số giải pháp sau: Thứ nhất, Phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý tài sản tại các đơn vị giáo dục sự nghiệp công lập, coi đây là việc làm thường xuyên. Coi việc kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện là một khâu quan trọng trong quá trình ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế,
chính sách quản lý TSC trong khu vực này. Đây là một nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên là điều kiện để kiểm tra, đánh giá những nội dung của các cơ chế, chính sách có phù hợp với thực tiễn không, là điều kiện để kiểm tra năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của bộ máy các cơ quan quản lý Nhà nước, của cán bộ công chức. Việc nhận thức đúng vai trò, vị trí, tác dụng của việc kiểm tra, giám sát trở thành nhân tố quyết định nâng cao chất lượng công tác kiểm tra; giám sát.
Thứ hai, Công tác kiểm tra, giám sát phải kết hợp giữa xây và chống, lấy
xây làm chính, mục đích là chủ động phòng ngừa vi phạm, giúp đảng viên, cán bộ, công chức khắc phục thiếu sót, khuyết điểm vi phạm trong mua sắm, quản lý TSC ngay từ lúc mới mua.
Thứ ba, Cần tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao vai
trò giám sát của các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân trong việc quản lý, sử dụng TSC trong khu vực HCSN. Đồng thời đề cao vai trò của các phương tiện thông tin trong việc phát hiện, đưa tin phê phán về các hành vi vi phạm chế độ quản lý TSC; biểu dương những gương tốt trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí TSC.
Thứ tư, Cần nắm vững tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ, quy trình thanh tra, kiểm tra, giám sát
Đã kiểm tra, giám sát cần có kế hoạch, trong kế hoạch thống nhất được quy trình kiểm tra, phải xây dựng được những tiêu thức cụ thể cho việc đánh giá. Đây là vấn đề khó, song nếu làm được sẽ tránh được bệnh qua loa, hình thức trong việc kiểm tra, đánh giá. Sau mỗi kỳ kiểm tra, nhờ những chuẩn mực cụ thể đó mà mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức tự xem xét, đánh giá được những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại của cơ chế để từ đó có những giải pháp sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm hoàn thiện và tăng khả năng thực thi của các cơ chế, chính sách.
Thứ năm, Cần nắm vững nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát:
Giám sát tình hình quản lý TSC trong khu vực HCSN thông qua việc yêu cầu các đơn vị phải thực hiện đăng ký, báo cáo tăng, giảm tài sản. Nếu cơ quan, đơn vị không thực hiện đăng ký, báo cáo tài sản với cơ quan Tài chính cùng cấp thì Kho bạc Nhà nước không cấp kinh phí đầu tư mua sắm mới TSC. Kiên quyết cắt giảm những nhu cầu mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản, không cần thiết.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất về tình hình mua sắm, quản lý, sử dụng, xử lý TSC. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau đây: (i) Tình hình đầu tư, mua sắm TSC theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC do Nhà nước quy định và tình hình thực hiện các chế độ quản lý đầu tư, mua sắm tài sản. (ii) Việc bố trí sử dụng tài sản theo mục đích và tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC. (iii) Tiêu chuẩn, điều kiện và việc tổ chức thực hiện xử lý TSC.
Thứ sáu, Sau mỗi lần kiểm tra, giám sát cần có tổng kết, đánh giá, rút kinh nhiệm, đây là một khâu không thể thiếu trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Toàn bộ kết quả kiểm tra thấy rõ những ưu, khuyết điểm một cách đầy đủ, sâu sắc và có biện pháp chấn chỉnh khắc phục.