Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại ban quản lý
4.1.1. Thực trạng lập kế hoạch triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng hệ thống
Hệ thống cấp nướccác xã trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
a. Lập kế hoạch về thời gian, tiến độ thực hiện
Trên cơ sở Quyết định phê duyệt đầu tư dự án, Ban QLDA đã lập kế
hoạch về thời gian, tiến độ thực hiện cụ thểđối với từng năm như:
- Đối với giai đoạn chuẩn bịđầu tư: Tiến hành công tác lập Báo cáo Kinh tế
kỹ thuật, dự toán công trình, lựa chọn nhà thầu tư vấn, thi công trong năm 2013;
- Đối với giai đoạn triển khai thực hiện: Thực hiện thi công các gói đồng loạt trong 04 năm 2014-2017; bàn giao đưa vào sử dụng năm 2017;
- Đối với giai đoạn kết thúc đầu tư: Lập kế hoạch quyết toán công trình, bảo hành công trình vào năm 2017.
Hộp 4.1. Ý kiến về công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện
“Việc lập kế hoạch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc triển khai thực hiện dự
án. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tốảnh hưởng đến tiến độ dựán không đạt theo yêu cầu của kế hoạch đề ra như: quá trình thẩm định bản vẽ kinh tế kỹ thuật có khoảng thời gian dài...”.
Nguồn: ý kiến của Ông Lâm Việt Tuấn – Trưởng Ban quản lý dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và VSMT nông thôn vào hồi 10h00 ngày 20 tháng 10 năm 2017 tại Ban Quản lý dự án Thủy lợi, Nước sinh hoạt và VSMTNT Phú Thọ Đánh giá chung: Quá trình lập kế hoạch về thời gian, tiến độ thực hiện dự án đối với các dự án có tổng mức đầu tư lớn luôn là thách thức chủ yếu với chủ đầu tư, bởi trong quá trình triển khai dự án, các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ có rất nhiều như: Quá trình ban hành các văn bản cho phép theo Nghị định, Thông
tư, Văn bản thẩm định có khoảng thời gian quá dài dẫn đến việc không thể thi công tiếp tục công trình.
b. Lập kế hoạch về chi phí đầu tư
Trên cơ sở nhu cầu kinh phí hàng năm, Ban QLDA đã lập kế hoạch vốn
Biểu đồ 4.1. Kế hoạch vốn Hệ thống cấp nước sinh hoạt Các xã huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ
Nguồn: Ban QLDA Thủy lợi, Nước sinh hoạt và VSMTNT (2016)
Đánh giá chung: Việc lập kế hoạch vốn đươc thực hiện dựa trên cơ sở nhu cầu hàng năm của Ban quản lý dự án, tuy nhiên, do các ảnh hưởng tác động như:
Việc thanh toán lãi vay không đúng hạn, quá trình xửlý các văn bản phân bổ vốn chậm dẫn đến nguồn vốn được chuyển về tài khoản nguồn chậm hoặc không đạt so với kế hoạch đề ra; việc ra quyết định phân bổ vốn còn phải qua nhiều cấp
(như qua Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, rồi mới đến quyết định của UBND tỉnh) dẫn đến việc phân bổ vốn còn chậm hơn so với kế hoạch đề ra.
Hộp 4.2. Ý kiến về công tác lập kế hoạch chi phí đầu tư
“Có rất nhiều yếu tốảnh hưởng đến việc lập kế hoạch về chi phí đầu tư dự án không
đạt theo yêu cầu của kế hoạch đề ra như: nguồn vốn cấp hàng năm không đúng theo
niên hạn, thường nguồn vốn cấp đầu năm nhưng đến tháng 11 Bộ Tài chính mới chuyển tiền về tài khoản nguồn; do Quyết định phân bổ vốn phải qua nhiều cấp thẩm
định nên dẫn đến kéo dài thời gian phân bổ”
Nguồn: Theo Ông Đào Quốc Huân – Phó Trưởng Ban quản lý dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và VSMT nông thôn vào hồi 10h00 ngày 21 tháng 10 năm 2017 tại Ban Quản lý dự án Thủy lợi, Nước sinh hoạt và VSMTNT Phú Thọ
c. Lập kế hoạch về chất lượng đề ra
Do là một trong các dự án thuộc Chương trình Nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại 08 tỉnh đồng bằng Sông Hồng nên Ban QLDA đã lập kế
hoạch về chất lượng đểđảm bảo chỉ sốđầu ra của Chương trình, cụ thể từng năm như sau:
Biểu đồ 4.2. Kế hoạch về chỉ số giải ngân của Hệ thống cấp nước sinh hoạt
Các xã huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Nguồn: Ban QLDA Thủy lợi, Nước sinh hoạt và VSMTNT (2016)
Cơ bản dự án đảm bảo kế hoạch về chất lượng đề ra đối với 03 giai đoạn triển khai từ chuẩn bịđầu tư, triển khai dựán và đảm bảo mục tiêu của dự án là Cấp
nước sinh hoạt cho các xã: An Đạo, Bình Bộ, TửĐà, Tiên Du, Hạ Giáp, Vĩnh Phú
và một phần xã Trị Quận, kết nối với hệ thống cấp nước xã Phú Nham, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Từng bước cải thiện chất lượng nước sinh hoạt phục vụ đời sống nhân dân đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực dự án.
Hộp 4.3. Ý kiến về công tác lập kế hoạch chất lượng
“Hiện nay, công trình đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên do còn vướng mắc trong quá trình bàn giao, quản lý công trình với đơn vị quản lý vận hành, nên dẫn đến nhiều đoạn
đường ống bị hỏng do làm đường giao thông vẫn chưa có người duy tu, sửa chữa; dẫn
đến không đáp ứng được như chất lượng ban đầu đềra; không đạt được chỉ sốđầu ra” Nguồn: ý kiến của Ông Phan Đình Lương – Trưởng phòng Quản lý công trình Ban quản
lý dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và VSMT nông thôn vào hồi 10h00 ngày 22 tháng 10
năm 2017 tại Ban Quản lý dự án Thủy lợi, Nước sinh hoạt và VSMTNT Phú Thọ Riêng giai đoạn kết thúc dự án chưa đạt do chưa có hồ sơ quyết toán và
Đánh giá chung: Do UBND tỉnh chưa đưa ra cơ chế phù hợp nên công trình
chưa có đơn vị quản lý vận hành dẫn tới khi công trình bị hỏng hóc không có đơn vị
duy tu, sửa chữa từđó làm giảm chỉ sốđầu ra, không đạt theo kế hoạch chất lượng. d. Lập kế hoạch về quản lý nguồn nhân lực thực hiện dự án
- Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Ban QLDA đã cử cán bộ phụ trách phối hợp với Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Á Châu thực hiện xây dựng Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư
xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án,
đảm bảo nhân lực thực hiện dự án.
- Đối với giai đoạn triển khai dự án: Chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình đồng thời cử cán bộ kỹ thuật Ban quản lý dự án theo dõi, giám sát về tiến độ và chất lượng của các nhà thầu đã được lựa chọn. Sau khi công trình hoàn thiện: Chủ đầu tư sẽ cử cán bộ của Ban quản lý dựán, đơn vị quản lý vận hành công trình phối hợp với UBND các xã có
công trình đi qua tuyên truyền, hướng dẫn về kỹ thuật để đảm bảo công tác kết nối các hộ dân dùng nước được thuận lợi đảm bảo mục tiêu của dự án (theo báo cáo giám sát tổng thể dự án).
Bảng 4.1. Đánh giá của cán bộ quản lý ban dự án về công tác lập kế hoạch
thực hiện dự án Diễn giải Tổng số ý kiến KH về thời gian và tiến độ TH KH về chi phí KH về chất lượng KH về quản lý nguồn nhân lực SL (n=28) CC (%) SL (n=5) CC (%) SL (n=5) CC (%) SL (n=7) CC (%) SL (n=11) CC (%) Chưa chú trọng tới kế hoạch 9 32,14 1 11,11 2 22,22 1 11,11 5 55,56 Xây dựng kế hoạch phù hợp 8 28,57 2 25,00 2 25,00 3 37,50 1 12,50 Xây dựng kế hoạch chưa phù hợp 11 39,29 2 18,18 1 9,09 3 27,27 5 45,45
- Đối với giai đoạn kết thúc dựán: Giai đoạn kết thúc dự án chưa đạt do
chưa có hồsơ quyết toán và đơn vị nhận bàn giao, quản lý công trình sau đầu tư.
Từ số liệu bảng trên, ta có thể thấy có 39,29 ý kiến đánh giá xây dựng kế
hoạch chưa phù hợp là chủ yếu, yếu tố kế hoạch về quản lý nguồn nhân lực chiếm phần trăm lớn nhất trong việc xây dựng kế hoạch chưa phù hợp.
Đánh giá chung, trong quá trình lập kế hoạch có rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng, tác động đến nội dung công tác kế hoạch, trong đó các
yếu tốảnh hưởng lẫn nhau. Quản lý nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành tiến độ dự án. Do ban quản lý dự án là các cán bộ có vai trò kiêm nhiêm từ Chi cục Thủy lợi (Vừa thực hiện công tác quản lý nhà nước vừa thực hiện công tác dự án) dẫn đến việc bốtrí người, bố trí công việc bịảnh hưởng.