Thực trạng công tác giám sát, đánh giá thực hiện dự án đầu tư xây dựng hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại ban quản lý dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn phú thọ (Trang 90 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại ban quản lý

4.1.4. Thực trạng công tác giám sát, đánh giá thực hiện dự án đầu tư xây dựng hệ

dựng Hệ thống cấp nước các xã trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Căn cứ vào các Quy chuẩn xây dựng của Nhà nước và các tiêu chuẩn chất

lượng của ngành cùng các yêu cầu chất lượng đặc thù của từng dự án và hợp

đồng đã ký kết với nhà thầu, Ban Quản lý dự án phối hợp với đơn vịtư vấn giám sát tiến hành kiểm tra, giám sát chất lượng các công trình đầu tư xây dựng của từng dự án, kịp thời phát hiện ra các rủi ro, sai phạm để tiến hành xử lý kịp thời.

Chất lượng của công trình xây dựng được hình thành cùng với quá trình hình thành công trình xây dựng và phụ thuộc vào cả2 giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu

đầu tư, thiết kế và giai đoạn thi công xây dựng. Giai đoạn đầu là giai đoạn hình thành nên những tiêu chuẩn chất lượng cho công trình. Tiêu chuẩn chất lượng công trình xây dựng phải được xác định phù hợp với mục tiêu đầu tư, với yêu cầu sử dụng công trình. Ảnh hưởng của các quyết định đến chất lượng công trình ởgiai đoạn này là rất to lớn và có ý nghĩa quyết định. Giai đoạn thi công xây dựng công trình là giai

đoạn thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng, đảm bảo việc thi công đúng thiết kế. Nếu quản lý thi công không tốt sẽ không đảm bảo được các tiêu chuẩn chất

lượng công trình đã được xác định ởgiai đoạn trước.

Như vậy, công tác giám sát chất lượng dự án ở Ban Quản lý dự án tuân thủ yêu cầu lấy hoạt động của hạng mục công trình làm đối tượng; lấy pháp luật,

quy định, chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan, văn bản hợp đồng của công trình làm chỗ dựa; lấy nâng cao hiệu quả xây dựng làm mục đích. Ngoài ra,

công tác giám sát đã được quán triệt ngay từ khâu chuẩn bị(như điều tra khảo sát lập dự án), thực hiện dự án (lập thiết kế, tổng dự toán, đấu thầu, quản lý công trình, quản lý hợp đồng) đến khâu đưa công trình vào sử dụng (bảo trì).

Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ quán lý dự án và nhà thầu về công tác theo

dõi giám sát thực hiện dự án

TT Chỉ tiêu Sốlượng (n=38) Tỷ lệ (%)

1 Theo dõi giám sát thường xuyên 18 47,37 2 Theo dõi giám sát định kỳ 12 31,58 3 Theo dõi giám sát đột xuất 8 21,05

Quá trình theo dõi, giám sát của cán bộ ban quản lý được thực hiện khá

thường xuyên, lãnh đạo Ban quan lý dự án chỉ đạo sát sao việc đi thực tế công

trình để báo cáo những phát sinh xảy ra nhằm tham mưu kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc……

Khi có sự cố được phát hiện, nếu mức độ nghiêm trọng không đáng kể và nằm trong khảnăng của Ban Quản lý dự án, sự cố sẽ ngay lập tức được xử lý tránh

ảnh hưởng đến các công việc tiếp theo của dự án. Nếu sự cố là đặc biệt nghiêm trọng và có ảnh hưởng lớn đến dự án, Ban Quản lý dự án sẽ lập hồsơ trình lên Sở

Nông nghiệp và PTNT xem xét ra quyết định xửlý và điều chỉnh dự án.

Công tác quản lý chất lượng ở Ban Quản lý dự án sẽđược Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng Quản lý xây dựng công trình Sở Nông nghiệp và PTNT và một sốcơ quan thanh tra chuyên ngành khác tiến hành thanh tra thường xuyên, liên tục theo định kỳvà đột xuất. Đến nay, công tác quản lý chất lượng ở Ban Quản lý dự án được thực hiện khá tốt, chưa xảy ra sự cố vi phạm chất lượng nghiêm trọng nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại ban quản lý dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn phú thọ (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)