Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễ n
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
vốn ODA tại Việt Nam
Theo Nguyễn Thị Tình (2013), quản lý dựán đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ODA tại Việt Nam còn nhiều bất cập, cụ thể:
- Quản lý giá trong xây dựng còn bị động, chưa đầy đủ, chưa kịp thời và
chưa thống nhất, giá xây dựng chưa theo kịp với biến động của thi trường nên gây rất nhiều khó khăn cho việc triển khai thực hiện của các dự án, đặc biệt là những dự án có vốn lớn và thời gian kéo dài. Việc ban hành chỉ số giá trong quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình chưa phản ánh được biến động giá của tất cả các vùng, khu vực trong phạm vi cảnước gây ra những khó khăn cho chủ đầu
tư có dự án thực hiện tại những khu vực chưa được công bố chỉ số giá xây dựng. Hiện nay, chỉ sốgiá được công bố theo quý hoặc theo năm, điều này làm cho một số chủđầu tư, nhà thầu gặp khó khăn và bịđộng, thực tế, nhiều nhà thầu phải bù lỗ nhiều.
- Về mặt chính sách ban hành còn chưa sát với thực tế, chẳng hạn, đối với việc dự thầu, giá dự thầu được xây dựng trên hệ thống giá được tính toán dựa vào
đơn giá do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành (cũng như các định mức chi phí đều tính theo tỷ lệđược quy định đối với việc lập dự toán hạng mục công trình hay tổng dựtoán công trình). Điều này dẫn đến việc giá dự thầu không
phản ánh đúng thực tế chi phí xây dựng của nhà thầu, nhà thầu không thể vận dụng các khả năng cạnh tranh, thế mạnh, nên luôn phải bỏ giá thầu thấp hơn dự
toán từ10% đến 20% thậm chí thấp hơn nữa để hy vọng trúng thầu.
- Quản lý ĐTXD công trình nhìn chung còn nhiều yếu kém, còn tiêu cực, gây ra lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng rất lớn, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư
của Nhà nước. Tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả vẫn còn phổ biến, công tác
đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập. Lãng phí, thất thoát xảy ra trong toàn bộ quá trình ÐTXD, từ khâu qui hoạch, chuẩn bịđầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện đầu
tư đến giải ngân, thanh quyết toán,... Tồn tại bất cập xảy ra ở nhiều ngành, nhiều chủ thểđầu tư. Những bất cập kéo dài nhiều năm và có xu hướng ngày càng trầm trọng trong xây dựng đang là vấn đềnóng được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Các vi phạm về quản lý dự án chủ yếu vẫn là không phù hợp với quy hoạch; phê duyệt
không đúng thẩm quyền; không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án; đấu thầu không đúng qui định; bỏ giá thầu không phù hợp; chất lượng xây dựng thấp; chậm tiến độ. Công tác quy hoạch chưa đi trước một bước, tầm nhìn thiếu tính chiến lược, chưa đánh giá hết các yếu tốkhách quan nên tính định hướng của qui hoạch còn yếu, chất lượng còn thấp, tính thực tế không cao, thiếu lộ trình thực hiện qui hoạch gắn với kế hoạch bố trí vốn. Đa số các công trình đầu tư mang
tính tình thế, cần đến đâu phát triển đến đó, trong khi nguồn vốn có hạn, nhu cầu phát triển lớn, bốtrí đầu tư dàn trải dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thi công các công trình (Nguyễn Thị Tình, 2013).
- Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng chồng chéo: Cơ quan Kế hoạch đầu tư ban hành qui định về tổng mức đầu tư; cơ quan xây dựng ban hành tổng dự toán, trong khi việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư lại do cơ quan tài chính quản lý.
Như vậy để thực hiện cơ chế (mở), cần trao đầy đủ trách nhiệm phê duyệt và thực hiện các chỉ tiêu về chi phí xây dựng (kể cảnhưng sai lệch do phát sinh hợp lý trong quá trình thực hiện) cho người quyết định đầu tư và kèm theo đó là các
chế tài xử lý nghiêm theo pháp luật vềcác hành vi tham ô, tham nhũng hoặc lợi dụng chức vụ quyền, hạn mưu lợi cá nhân trong thực thi nhiệm vụ (Nguyễn Thị
Tình, 2013).
- Việc quản lý và giám sát đầu tư hiện tại còn yếu, trong khi phân cấp quyết
định và sử dụng vốn đầu tư lại chưa đi liền với giám sát, kiểm soát, vì thế tạo ra thất thoát vốn và không đảm bảo chất lượng, hiệu quảnhư dựtoán ban đầu.
- Các thủ tục hành chính liên quan còn rườm rà: Dù đã có nhiều điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới của đất nước và điều kiện hội nhập với thế giới,
song các văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý dự án vẫn không tránh khỏi những chồng chéo, chưa hợp lý, thiếu sựđồng bộ giữa các cơ quan quản lý thuộc
cá lĩnh vực khác nhau gây khó khăn cho quá trình thực hiện quản lý dự án, bên cạnh đó, các dự án đầu tư từ vốn ODA còn chịu sự ràng buộc những quy định từ
nhà tài trợ (Nguyễn Thị Tình, 2013).
2.2.3. Bài học rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu
tư xây dựng cơ bản từ vốn ODA
Sau khi nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ
bản từ vốn ODA, bản thân nhận thấy rằng, để nghiên cứu được thực trạng quản lý và từ đó đưa ra được giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ vốn ODA cần:
Trước tiên, phải nắm bắt được lý luận và các vấn đề cơ bản liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng, hiểu được nội dung quản lý, nắm bắt được các
quy định của nhà tài trợ cũng như pháp luật của Việt Nam về quản lý dựán đầu
tư xây dựng và việc quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn tại một số nước trên thế giới
cũng như tại Việt Nam trong quản lý dựán đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ODA; có thể nhận thấy rằng để nâng cao được hiệu quả quản lý dựán đầu tư từ nguồn vốn này cần phải bám sát hiệp định ký ước với nhà tài trợ, văn bản hướng dẫn của Nhà nước; thường xuyên giám sát, đánh giá cũng như đôn đốc thực hiện trong toàn bộ các khâu của chu trình dự án với các nội dung cụ thể về quản lý chi phí, chất lượng, thời gian và tiến độ thực hiện của dự án.