Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại ban quản lý dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn phú thọ (Trang 43 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễ n

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA trên thế

ODA trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Theo nghiên cứu của tác giả Đặng Vĩ (2006), bắt đầu thực hiện giám sát

trong lĩnh vực xây dựng công trình từ những năm 1988. Vấn đề quản lý chất lượng

công trình được quy định trong luật xây dựng Trung Quốc. Phạm vi giám sát xây dựng các hạng mục công trình của Trung Quốc rất rộng, thực hiện ởcác giai đoạn,

như: Giai đoạn nghiên cứu tính khả thi thời kỳtrước khi xây dựng , giai đoạn thiết kế công trình, thi công công trình và bảo hành công trình - giám sát các công trình xây dựng, kiến trúc. Người phụtrách đơn vịgiám sát đều không được kiêm nhiệm làm việc ởcơ quan nhà nước. Các đơn vị thiết kếvà thi công, đơn vị chế tạo thiết bị và cung cấp vật tư của công trình đều chịu sự giám sát.

Quy định chất lượng khảo sát, thiết kế, thi công công trình phải phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn Nhà nước, Nhà nước chứng nhận hệ thống chất lượng đối với đơn vị hoạt động xây dựng. Tổng thầu phải chịu trách nhiệm toàn diện về

chất lượng trước chủđầu tư. Đơn vị khảo sát thiết kế, thi công chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình thực hiện; chỉ được bàn giao công trình đưa vào sử dụng

sau khi đã nghiệm thu. Quy định về bảo hành, duy tu công trình, thời gian bảo hành do Chính Phủquy định (Đặng Vĩ, 2006).

Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Hai cơ quan Trung ương quản lý ODA là Bộ Tài chính (MoF) và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC). MoF làm nhiệm vụ tìm nguồn vốn; đồng thời là cơ

quan giám sát việc sử dụng vốn. MoF yêu cầu các Sở Tài chính địa phương thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của các dự án, phối hợp với WB đánh

từng dựán (Đặng Vĩ, 2006).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Singapore

Theo nghiên cứu của tác giả Thảo Trang (2013) Chính quyền Singapore quản lý rất chặt chẽ việc thực hiện các dựán đầu tư xây dựng. Ngay từgiai đoạn lập dự án, chủ đầu tư phải thoản mãn các yêu cầu về quy hoạch xây dựng, an toàn, phòng, chống cháy nổ, giao thông, môi trường thì mới được cơ quan quản lý về xây dựng phê duyệt.

Ở Singapore không có đơn vị giám sát xây dựng hành nghề chuyên nghiệp. Giám sát xây dựng công trình do một kiến trúc sư, kỹsư chuyên ngành thực hiện. Họ nhận sựủy quyền của Chủđầu tư, thực hiện việc quản lý giám sát trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình. Theo quy định của Chính phủthì đối với cả 02 trường hợp Nhà nước đầu tư hoặc cá nhân đầu tư đầu bắt buộc phải thực hiện giám sát. Do vậy, các chủđầu tư phải mời kỹsư tư vấn giám sát để giám sát công trình xây dựng (Thảo Trang, 2013).

Đặc biệt, Singapore yêu cầu rất nghiêm khắc vềtư cách của kỹsư giám sát.

Họ nhất thiết phải là các kiến trúc sư và kỹ sư chuyên ngành đã đăng ký hành

nghề ở các cơ quan có thẩm quyền do nhà nước xác định. Chính phủ không cho

phép các kiến trúc sư và kỹsư chuyên nghiệp được đăng báo quảng cáo có tính

thương mại, cũng không cho phép dùng bất cứ một phương thức mua chuộc nào

để môi giới mời chào giao việc. Do đó, kỹsư tư vấn giám sát thực tế chỉ nhờ vào danh dự uy tín và kinh nghiệm của các cá nhân đểđược các chủđầu tư giao việc (Thảo Trang, 2013).

2.2.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tình (2013), hiện nay, Malaysia áp dụng khá thành công công nghệ thông tin trong công tác theo dõi, giám sát các

cơ quan liên quan đến quản lý sử dụng vốn ODA bằng cách đưa toàn bộ các đề

nghị thanh toán lên mạng. Bên cạnh đó, những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án tại Malaysia cũng được giải quyết ngay tại các bang, do ban công tác phát triển bang và hội đồng phát triển quận, huyện xử lý, chứ không phải trình

lên tận Chính phủ, hay các bộ chủ quản. Sự phân cấp này trong quá trình thực hiện dự án sẽ giúp cho tiến độ dự án không bị ngưng trệ vì chờ phê duyệt. Các

đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ dự án khi có bất cứ sai sót nào xảy ra trong quá trình thanh tra. Phân chia quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng như

vậy không những nâng cao hiệu quả của đồng vốn ODA, mà còn giúp nâng cao

trình độ quản lý của các cán bộ ở cấp địa phương; văn hóa chịu trách nhiệm của các cán bộ quản lý ở Malaysia trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ

bản án.

2.2.1.4. Kinh nghiệm của Indonesia

Chính phủ Indonesia tuyên bố nguyên tắc chỉ vay tiếp dự án mới khi đã

thực hiện xong dựán cũ, thể hiện rõ quyết tâm sử dụng thật sự hiệu quả và giải

ngân đúng tiến độ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nhấn mạnh nguyên tắc, vay ODA phải đảm bảo độ an toàn cao. Đối với các dự án ODA có sử dụng vốn lớn, yêu cầu phải có chuyên gia tư vấn là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo tính hiệu quả của dự án (Nguyễn Thị Tình, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại ban quản lý dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn phú thọ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)