Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễ n
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.2. Vai trò quản lý dự án
Mỗi dự án được xây dựng nhằm thực hiện những mục tiêu xác định trong khuôn khổ nguồn lực cho trước. Để thực hiện dự án cần có sự phối hợp hoạt
động của rất nhiều các đối tượng có liên quan đến dự án như Chủ đầu tư, nhà
Các kết quả của dự án có thểcó được nếu tất cả các công việc của dự án lần
lượt được hoàn thành. Tuy nhiên, vì tất cả các hoạt động của dự án đều có liên
quan đến nhau và có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, nên nếu từng công việc được thực hiện một cách độc lập sẽ cần rất nhiều thời gian và chi phí đểtrao đổi thông tin giữa các đơn vị thực hiện. Một số công việc chỉ có thểđược thực hiện khi một số công việc khác bắt buộc phải hoàn thành trước nó và phải hoàn thành trong khuôn khổ chất lượng cho phép. Do đó, việc thực hiện dự án theo cách này không thể kiểm soát nổi tiến độ dự án, cũng như khó có thể đảm bảo các điều kiện về chi phí và chất lượng (Nguyễn Bá Uân, 2012).
Như vậy, mọi dự án đều cần có sự phối hợp hoạt động của tất cả các đối
tượng liên quan đến dự án một cách hợp lý. Cơ chế phối hợp đó chính là quá
trình quản lý dự án, dự án càng phức tạp và có quy mô càng lớn thì càng cần
được tổ chức quản lý một cách khoa học (Nguyễn Bá Uân, 2012).
Nói cách khác, quản lý dự án chính là việc áp dụng các phương pháp, công cụ
khác nhau, trong sự phù hợp với các quy định, các văn bản pháp lý của Nhà nước có
liên quan đến dựán để phối hợp hoạt động giữa các đối tượng hữu quan của dự án, nhằm đạt được mục tiêu hoàn thành dự án với chất lượng cao nhất, trong thời gian nhanh nhất và với chi phí thấp nhất có thể (Nguyễn Bá Uân, 2012).
Quản lý dự án hợp lý và khoa học sẽ giúp chủ đầu tư đạt được các mục
tiêu đã định của dự án với hao tổn nguồn lực ít hơn dự kiến, có thể là trong thời gian ngắn hơn với chi phí thấp hơn, từ đó làm tăng hiệu quảđầu tư vốn của xã hội; hoặc là, cùng các điều kiện về thời gian, chi phí nhân lực đã giới hạn, công tác quản lý tốt cho phép nâng cao chất lượng dự án. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các dự án đầu tư xây dựng có quy mô lớn khi mà chất
lượng các công trình xây dựng không đảm bảo có thể gây ra những tổn thất lớn cho xã hội. (Nguyễn Bá Uân, 2012).
Ngược lại, nếu quản lý dự án được thực hiện thiếu khoa học, dự án có thể
phải tốn nhiều nguồn lực hơn để hoàn thành hoặc hoàn thành với chất lượng
không đảm bảo, gây nhiều thất thoát lãng phí cho xã hội và có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, nhất là với các dự án xây dựng công trình công cộng quy mô lớn được thực hiện bởi nguồn vốn của Nhà nước.
Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả quản lý dự án luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng của mọi đối tượng liên quan đến dự án. Những biện pháp cải tiến tổ chức
quản lý dự án, hoàn thiện các công cụ hỗ trợ quá trình quản lý dự án,…từlâu đã
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà quản lý.