Quản lý dự án đầu tư xây dựng là một hoạt động vô cùng khó khăn và
phức tạp, liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều lĩnh vực. Để quản lý tốt và có chất
lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình thì ngoài sựtăng cường năng lực và
trình độ quản lý dự án của các Ban quản lý thì còn cần sự quan tâm, tạo điều kiện, môi trường cho việc hoạt động này của tất cả các cấp, ngành. Đặc biệt là của các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên.
Nhà nước cần ban hành các quy định, hướng dẫn và kiểm tra về quản lý dự án đầu tư xây dựng một cách thống nhất, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các
chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách một cách kịp thời nhằm giúp bảo đảm quá trình đầu tư đúng thủ tục, quy trình, sử dụng hiệu quả vốn,
đảm bảo chất lượng công trình đầu tư xây dựng, đảm bảo đưa các công trình vào
sử dụng đúng tiến độ. Nhà nước cũng cần phân cấp quản lý, giảm dần sự can thiệp trực tiếp, tạo sự chủ động cho các chủ thể tham gia quản lý và hoạt động xây dựng công trình.
UBND tỉnh Phú Thọ cần chỉ đạo tổng rà soát, đánh giá, kịp thời ban hành
các văn bản cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành và chỉ đạo triển khai thực hiện
nghiêm chỉnh các văn bản luật có liên quan đến các dự án đầu tư XDCB như:
Luật Xây dựng; Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư… bảo đảm tính nhất quán, minh bạch, ổn định, rõ trách nhiệm và chế tài cụ thể, công khai các
quy định pháp luật và trong quá trình thực hiện; bảo đảm tính hợp lý trong mối quan hệ giữa Trung ương, địa phương, giữa các Bộ tổng hợp và các Bộ quản lý ngành, giữa các Bộ và UBND tỉnh, giữa các Sở, ngành với UBND huyện.
Nghiên cứu bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tập trung hoàn thiện theo hướng loại bỏ dần tình trạng khép kín trong hoạt động đầu tư, tách
chức năng quản lý Nhà nước với việc tổ chức thực hiện; người quyết định đầu tư không đồng thời là chủđầu tư; UBND tỉnh Phú Thọđã thành lập Ban quản lý dự
án chuyên trách, mang tính chuyên nghiệp; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức
Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơ bản: UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý Nhà nước đối với các dựán đầu tư xây dựng cơ bản, công tác thanh tra, kiểm tra tạo ra đồng bộ, vừa khắc phục tình trạng lỗ hổng trong quản lý đối với một sốlĩnh vực vừa tránh sự chồng chéo vừa gây khó khăn cho các cơ quan quản lý và cảcác đơn vị thực hiện.
Xây dựng đơn giá, định mức phù hợp cơ chế thị trường. Các Sở chuyên ngành quản lý thực hiện việc thống báo giá vật liệu đến hiện trường xây lắp theo tháng phải thường xuyên, chính xác và kịp thời. Nghiêm cấm việc duyệt giá vật liệu hoặc thông báo giá vật liệu đến hiện trường xây lắp đến từng công trình, địa
điểm cụ thể vì dễ lãng phí vốn đầu tư của Nhà nước và không công bằng đối với các nhà thầu.