Yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại ban quản lý dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn phú thọ (Trang 92 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tạ

4.2.1. Yếu tố ảnh hưởng

4.2.1.1. Quy hoạch

Quy hoạch có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến hiệu quả của hoạt động

tư. Thực tế đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm qua cho thấy, nếu quy hoạch sai sẽ dẫn đến tình trạng các công trình không đưa vào sử dụng được hoặc thua lỗ kéo dài phải phá sản.

Hộp 4.5. Ý kiến vềảnh hưởng của Quy hoạch

“Việc quy hoạch không chỉảnh hưởng đến thời gian thi công, ảnh hưởng đến một công trình mà còn ảnh hưởng đến các công trình liên quan. Bởi vậy, để thực hiện một công trình cần nhà quy hoạch có tầm nhìn ”.

Nguồn: phỏng vấn Ông Lâm Việt Tuấn – Trưởng Ban quản lý dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và VSMT nông thôn vào hồi 10h00 ngày 27 tháng 10 năm 2017 tại Ban Quản lý dự án Thủy lợi, Nước sinh hoạt và VSMTNT Phú Thọ

Hệ thống cấp nước các xã trên địa bàn huyện Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọđã được UBND tỉnh Phú Thọ thông qua trong Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Phú Thọđến 2020.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, công tác triển khai

trên địa bàn các xã đã gặp phải nhưng khó khăn như sau: Công trình sau khi đã

thi công xong các đoạn đường ống cấp nước nhưng sau đó Sở Giao thông Vận tải lại có dựán làm đường giao thông dẫn đến hệ thống đường ống lại bắt buộc phải di dời, điều chỉnh sang vị trí khác dẫn đến chất lượng công trình suy giảm, tiến

độ công trình không đảm bảo, nguồn vốn bổ sung lớn để di dời đường ống ra ngoài phạm vi ảnh hưởng.

Để đảm bảo tiến độ dự án, Ban quản lý dự án đã phải trình UBND tỉnh Phú Thọcho phép điều chỉnh 03 lần về thiết kế của công trình.

Bên cạnh đó, theo Báo cáo số56/BCGSĐG ngày 10/4/2016 có đưa ra, khó

khăn trong quá trình thi công, khi các gói thầu cấp nước vừa chôn lấp hoàn thành

thì lại phải đào lên, di chuyển được ống do thi công đường giao thông đã theo

quy hoạch từtrước.

Do vậy, việc quy hoạch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đầu tư

xây dựng cơ bản, công tác quy hoạch tốt sẽ giúp địa phương đảm bảo được tiến

độ dựán cũng như tiết kiệm những chi phí phát sinh khi điều chỉnh dự án.

4.2.1.2. Hệ thống chính sách pháp luật

Các quy định về quản lý ngân sách và quản lý đầu tư được quan tâm xây dựng, ban hành, sửa đổi, chỉnh sửa nhằm cụ thể hóa trình tự, thủ tục và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể. Tỉnh Phú Thọ đã chủ động, kịp thời cụ thể hóa

xây dựng quy định cụ thể về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trong đó quy định củ thể trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết từng thủ tục quản lý đầu tư trên cơ sở các quy định của chính phủ. Đây là cơ sở tiền đề để phòng, ban triển khai thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Tuy nhiên, đối với nguồn vốn ODA, việc phải quản lý nguồn vốn theo cơ

chế đặc thù, hiệp định đã ký với Ngân hàng Thế giới (WB) nên quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn hơn so với việc sử dụng nguồn vốn trong nước. Đương

cử như: Căn cứ vào kế hoạch chỉ số giải ngân hàng năm theo Hình 4.2, Ngân hàng Thế giới sẽ cửđoàn kiểm đếm vào tháng 01 hàng năm, khi chỉ số giải ngân

được Ngân hàng thế giới chấp nhận thì nguồn vốn năm sau mới được chuyển về để thực hiện tiếp Chương trình...

Trong quá trình thực hiện triển khai dự án, theo Hiệp định ký kết trong từng năm, tỉnh sẽ phải trả khoản lãi tương ứng là 2% đối với tổng vốn cấp trong

năm. Tuy nhiên, do tỉnh chưa có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cũng như kế hoạch trả lãi hàng năm dẫn đến khoản lãi chưa được thanh toán. Kéo theo ảnh hưởng

đến nguồn vốn cấp năm sau và tiến độ thi công của công trình bịảnh hưởng.

Bảng 4.14. Ý kiến của cán bộ quản lý dự án và chủđầu tư vềảnh hưởng của

chếđộchính sách đối với công tác quản lý dự án

TT Chỉ tiêu Sốlượng (n=38) Tỷ lệ (%)

1 Chính sách áp dụng đồng bộ 17 44,74

2 Chính sách chồng chéo 9 23,68

3 Cần sửa đổi bổ sung 12 31,58

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Bên cạnh đó, các quy định chính sách của Nhà nước về quản lý dựán đầu

tư xây dựng cơ bản hàng năm liên tục thay đổi, điều chỉnh, có những văn bản mâu thuẫn nhau khi quy định cùng một nội dung làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện công trình, đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bịđầu tư.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách nhà nước đến công tác quản lý dự án cho thấy 17 ý kiến về chinh sách áp dụng đồng bộ, 9 ý kiến về chính sách chồng chéo, 12 ý kiến cần sửa đổi bổsung để chính sách quản lý hoàn thiện

Như vậy, công trình xây dựng cơ bản được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng phục vụ cho cộng đồng thì chình quyền, ban ngành các cấp cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, chính xác.

Nhiều đơn giá định mức chưa phù hợp với cơ chế thị trường dẫn đến tình trạng tiêu cực trong việc triển khai xây dựng công trình cũng như gây khó khăn

trong quá trình thẩm định, trình duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật.

4.2.1.3. Năng lực bộ máy và quản lý hành chính nhà nước

Năng lực tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động ĐTXDCB. Năng lực tổ chức bộ máy ởđây bao gồm năng lực con

người và năng lực của các tổ chức tham gia vào lĩnh vực ĐTXDCB. Nếu năng

lực con người và tổ chức bộ máy yếu thì không thể có hiệu quả cao trong

ĐTXDCB. Tổ chức bộ máy tham gia vào hoạt động ĐTXDCB rất rộng, từ khâu lập quy hoạch kế hoạch, đến khâu chuẩn bị đầu tư, tổ chức đấu thầu, thi công, nghiệm thu quyết toán, đưa công trình vào sử dụng.

Bảng 4.15. Ý kiến của cán bộ quản lý dự án và chủđầu tư vềđánh giá

năng lực cán bộ quản lý

TT Chỉ tiêu Sốlượng (n=38) Tỷ lệ (%)

1 Không đúng chuyên ngành đào tạo 2 7,14 2 Không thường xuyên bồi dưỡng, chuyên môn

nghiệp vụ 15 53,57

3 Ý thức làm việc chưa cao 7 25,00

4 Ý kiến khác (lực lượng mỏng, quyền hạn chưa

cao...) 4 14,29

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Qua khảo sát, đánh giá, nguồn số liệu sơ cấp cho ta thấy có 02 ý kiến do

cán bộkhông đúng chuyên ngành đào tạo; 15 ý kiến cho không thường xuyên bồi

dưỡng, chuyên môn nghiệp vụ; 7 ý kiến là ý thức làm việc chưa cao, 4 ý kiên

khác (lực lượng mỏng, quyền hạn chưa cao...) là những yếu tố chủ yếu dẫn đến

năng lực của cán bộ quản lý yếu kém. Tuy nhiên, có thể phân tích số liệu sơ cấp rằng, yếu tố chủ yếu là do chủ quan của cán bộ không có ý thức làm việc, không

thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến tiến độ triển khai thực

Các yếu tốđó sẽảnh hưởng đến từng giai đoạn của công trình như:

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư nếu cán bộ không chủ động nghiên cứu, cập nhật tài liệu, văn bản, chính sách mới của Chính phủ sẽ làm cho hồ sơ giai đoạn chuẩn bị đầu tư sai sót, không đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật; Việc lập hồ sơ

thiết kế nếu cán bộ lơ là, không khảo sát kỹ hiện trường, sau khi đưa lên bản vẽ

sẽ thiếu dẫn đến khi thi công sẽ phải điều chỉnh.

- Giai đoạn triển khai dự án: Yếu tố vô cùng quan trọng trong giai đoạn này là việc cán bộ giám sát phải tập trung, thường xuyên giám sát đơn vị thi công. Do vậy, nếu cán bộgiám sát lơ là sẽ gây hiệu quả vô cùng nghiêm trọng đến chất lượng của dự án như đơn vị thi công làm không đúng theo thiết kế, cắt giảm vật liệu đối với các phần công trình ngầm, không nhìn thấy sau khi đã hoàn thiện.

- Giai đoạn kết thúc dựán: Đây là giai đoạn sau khi công trình đã kết thúc,

bàn giao đưa vào sử dụng nên đòi hỏi năng lực của người cán bộ phải có trình độ, ý thức, sát sao với công việc để hoàn thiện toàn bộ hồsơ hoàn công, rà soát lại toàn bộ công trình trước khi bàn giao đểđảm bảo sự hiệu quả, chất lượng cao nhất.

Bên cạnh đó, chủ đàu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng ngay từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc đưa

công trình bàn giao và sử dụng. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng gồm có:

Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về lập, thẩm định, trình duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, tổng dự toán, tổ chức đấu thầu. Tuyển chọn tổ

chức tư vấn, cung ứng vật tư, thiết bị xây lắp có đủ tư cách pháp nhân, có đủ năng lực đểđảm nhận công trình trong quá trình đầu tư.

Kiểm tra chất lượng các loại vật tư, cấu kiện xây dựng, thiết bị xây lắp

đúng theo yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn. Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ trên yêu cầu chủđầu tư phải có năng lực về quản lý dự án.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện công trình, vẫn xuất hiện nhiều nơi chưa đảm bảo kỹ thuật so với thiết kế như: Kích thước các hố đào không đủ theo thiết kế, các đường ống dẫn nước bị bục hoặc không đúng chủng loại theo yêu cầu.

Ban quản lý dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn chủ yếu gồm các cán bộ kiêm nhiệm của Chi cục Thủy lợi, vừa phải làm công tác quản lý nhà nước vừa phải làm công tác quản lý dự án việc cập nhật kiến thức về quản lý dự án còn chậm, khảnăng giám sát không được sát sao.

Một số cán bộđôi khi chưa mới ra trường, chưa nắm bắt được toàn bộ các

quy định về quản lý dự án nên còn lúng túng trong tổ chức thực hiện, quy trình lập dự án, trình duyệt, thẩm định, tổ chức đấu thầu.

Công tác giám sát thi công, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu toàn bộ

không do cán bộ trực tiếp giám sát, buông lỏng quản lý dẫn đến hồsơ nghiệm thu sai so với thực tế.

Tiến độ xây dựng của công trình đôi khi còn chậm, không đảm bảo tiến độ

khối lượng để giải ngân.

Năng lực của nhà thầu thi công về quản lý đầu tư còn chưa cao, biện pháp

thi công đôi khi không đúng dẫn đến chậm tiến độ, chậm hoàn thiện được thủ

tục, khối lượng khi chủđầu tư yêu cầu.

4.2.1.4. Sự phối hợp của cơ quan nhà nước và người hưởng lợi trong vùng dự án

Sự phối hợp của UBND huyện Phù Ninh và UBND các xã Bình Bộ, Tử Đà, Tiên Du, Hạ Giáp, Trị Quận, Phú Nham cơ bản đảm bảo được yêu cầu đề ra.

Ngay khi có dự án triển khai, UBND huyện và UBND xã đã phối hợp với Ban

quản lý dự án thực hiện khảo sát tuyến đường ống cấp nước, vận động bà con hiến đất khi có dựán đi qua.

Do đặc thù riêng của dự án cấp nước nên quá trình giải phóng mặt bằng

không gặp nhiều khó khăn (hầu hết các đường ống đều được chôn sâu dưới

lòng đất).

Đa số người dân đều có mong muốn sử dụng nước sạch nên cơ bản đều tạo điều kiện trong quá trình thi công đường ống, không gây khó khăn cho đơn vị

thi công tại hiện trường.

Tuy nhiên, đối với dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ODA, Ngân hàng thế giới yêu cầu dự án phải có đóng góp của người dân là 10% so với tổng mức

đầu tư. Qua quá trình triển khai thực hiện dự án, việc vận động người dân đóng góp là vô cùng khó khăn, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công dẫn đến dự án phải

kéo dài. Người dân sống trong vùng hưởng lợi đa phần đều nghĩ khi nhà nước

triển khai dự án là sẽ không phải đóng bất cứ các khoản nào.

Do vậy để triển khai dựán được thành công, UBND tỉnh Phú Thọđã phải trích nguồn ngân sách nhà nước (vốn đối ứng) để bù cho phần 10% của nhân dân

Hộp 4.6. Ý kiến về sự phối hợp của cơ quan nhà nước và người hưởng lợi

vùng dự án

“Việc tham gia của người dân trong các dựán đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò vô

cùng quan trọng. Đối với dự án Hệ thống cấp nước sinh hoạt các xã trên địa bàn Phù Ninh, việc vận động người dân đóng góp theo cơ chế hiệp định là rất khó khăn dẫn

đến UBND tỉnh đã phải đối ứng khoản kinh phí trên ”

Nguồn: phỏng vấn Ông Đào Quốc Huân – Phó Trưởng Ban quản lý dự án thủy lợi,

nước sinh hoạt và VSMT nông thôn vào hồi 08h00 ngày 29 tháng 10 năm 2017 tại Ban Quản lý dự án Thủy lợi, Nước sinh hoạt và VSMTNT Phú Thọ

Trong quá trình triển khai dự án, nhiều người dẫn tiếp nhận nguồn thông tin dự án phải đóng 10% nên không tham gia; sau khi UBND tỉnh hỗtrơ, người dân lại

có đơn khiếu nại dẫn đến dự án lại phải điều chỉnh bổ sung các hỗ dân phát sinh sau

khi đã khảo sát, gây kéo dài dự án, mất thêm kinh phí đểđiều chỉnh dự án.

4.2.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong

quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại Ban quản lý Dự án

thủy lợi, nước sinh hoạt và vệsinh môi trường nông thôn Phú thọ

+ Điểm mạnh (S):

- Nguồn vốn được Ngân hàng Thế giới (WB) đảm bảo hàng năm khi tỉnh hoàn thành chỉ số giải ngân đối với từng công trình theo kế hoạch hàng năm.

- Được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tạo điều kiện trong việc triển khai thực hiện công trình; Cán bộ có trình độ chuyên môn về công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn; Công trình trước khi thi công đã được nằm trong Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn giai đoạn 2016-2020.

+ Điểm yếu (W):

- Chưa có quy hoạch đồng bộ giữa các công trình cấp nước sinh hoạt và

đường giao thông; quá nhiều cơ chế, chính sách trong việc quản lý dựán đầu tư

xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi; tỉnh chưa có cơ chế, chính sách trong việc bố trí nguồn vốn để trả lãi vay, cũng như trả gốc; cán bộ Ban quản lý dự án Thủy lợi và Vệ sinh môi trường nông thôn là cán bộ kiêm nhiệm từ Chi cục Thủy lợi; năng lực thực hiện dự án của nhà thầu chưa cao.

+ Cơ hội (O):

- Tiếp cận phương pháp quản lý mới từ nhà tài trợcũng như các tỉnh cùng thực hiện chương trình; tăng tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước sạch theo Quy

chuẩn 02/TCVN.

+ Nguy cơ, thách thức (T):

- Ý thức người dân kém, không đăng ký hợp đồng sử dụng nước (do khi

tham gia mỗi người dân phải đóng 2 triệu đểđảm bảo tương ứng với 10% nguồn vốn cộng đồng tham gia theo hiệp định đã ký).

- Đường ống cấp nước có thể bị hỏng hóc, bị ảnh hưởng bởi các công trình

khác trước khi bàn giao đưa vào sử dụng; qua đánh giá từng yếu tố, ta có bảng

ma trận SWOT như sau:

Bảng 4.16. Ma trận SWOT

Điểm mạnh (S)

- Nguồn vốn được Ngân hàng Thế giới (WB) đảm bảo.

- Được cấptỉnh tạo điều kiện.

- Cán bộ có trình độ chuyên môn về công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại ban quản lý dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn phú thọ (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)