Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
Là việc tiến hành phân tích, tổng hợp, tra cứu, biến đổi, chỉnh lý và hệ thống hóa những thông tin một cách khoa học các tài liệu thu thập đểđược những thông tin mong muốn.
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Đề tài thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu... để đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu liên quan đến quản lý dựán đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án thủy lợi, nước sinh hoạt và vệsinh môi trường nông thôn Phú Thọ trong giai đoạn 2014 - 2017 dựa trên số liệu thu thập được từ các báo cáo. Từđó
thấy được các ưu, nhược điểm, tồn tại của Ban quản lý và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dựán đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
3.2.4.2. Phương pháp thống kê kinh tế
Là phương pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các hiện tượng. Giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một
cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.
3.2.4.3. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng phổ biến trong phân tích để
xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết được những vấn đềcơ bản sau: Xác định điều kiện so sánh; mục tiêu so sánh. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh tế là xác định mức biến
động tuyệt đối với mức biến động tương đối theo xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Từđó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học.
Thông qua các số liệu thu thập, tìm ra được quy luật, bản chất của hiện
tượng. Từ đó so sánh với các Ban quản lý khác để thấy được những ưu điểm
cũng như những tồn tại của Ban quản lý. Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế và
3.2.4.4. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia (KIP)
Phương pháp chuyên gia là phương pháp có ý nghĩa kinh tế, nó tiết kiệm về
thời gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên nó chủ yếu dựa
trên cơ sở trực cảm hay kinh nghiệm của chuyên gia.
Để sử dụng có hiệu quảphương pháp chuyên gia, cần chú ý:
+ Lựa chọn đúng chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu, trung thực, khách quan trong nhận định, đánh giá.
+ Lựa chọn những vấn đề cần tham vấn với những mục đích cụ thể để sử
dụng chuyên gia phù hợp:
Phỏng vấn là một trong các phương pháp chuyên gia. Phỏng vấn là đưa ra
những câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin. Trước mỗi đối tượng
được chọn để phỏng vấn, cần có những cách tiếp cận khác nhau để thu được từ người được phỏng vấn những thông tin cần thiết cho nghiên cứu.
– Thiết kế bảng câu hỏi: có hai nội dung cần quan tâm:
+ Các loại câu hỏi: các loại câu hỏi đảm bảo khai thác cao nhất ý kiến cá
nhân chuyên gia, thông thường sử dụng một số câu hỏi trong các cuộc điều tra
như:Câu hỏi kèm phương án trả lời “có” và “không”; Câu hỏi kèm nhiều
phương án trả lời để mở rộng khả năng lựa chọn; Câu hỏi kèm phương án trả
lời có trọng sốđể phân biệt mức độ quan trọng.
+ Trật tự lôgic của các câu hỏi: phép suy luận được sử dụng trong quá trình tổ chức bộ câu hỏi, có thể sử dụng phép suy luận diễn dịch, quy nạp hoặc loại suy
để tổ chức bộ câu hỏi.
– Xử lý kết quảđiều tra:
+ Áp dụng nguyên tắc tổng hợp tư liệu trong tiếp cận lịch sử để sắp xếp, phân tích và tổng hợp tư liệu theo “trình tự thời gian” và “nhân-quả”.
+ Kết quảđiều tra được xử lý dựa trên cơ sở thống kê toán. Nghiên cứu sử
dụng chương trình xử lý thống kê trên máy thông dụng – đó là chương trình
SPSS (Statistical Package for Social Studies) giúp giảm nhẹ rất nhiều công việc xử lý các kết quảđiều tra.
3.2.4.5. Phương pháp phân tích ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
Một trong những mô hình hay sử dụng trong kỹ thuật phân tích; là mô hình ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (viết tắt là SWOT).
Phương pháp này có thể tổng hợp các kết quả nghiên cứu môi trường bên trong
và bên ngoài và đề xuất các giải pháp một cách khoa học. Các bước xây dựng ma trận SWOT gồm các bước sau:
+ Xác định điểm mạnh điểm yếu chính và những cơ hội và nguy cơ mà tổ
chức có thể gặp phải từmôi trường bên ngoài.
+ Đưa ra các kết hợp từng cặp logic.
+ Đưa ra sự kết hợp giữa bốn yếu tố (nếu có thể).
Phân tích điểm mạnh (Strengths):
Điểm mạnh là tất cả những đặc điểm, việc làm đúng tạo nên năng lực cho tổ
chức. Điểm mạnh có thể là sự khéo léo, sự thành thạo, là nguồn lực của tổ chức.
Điểm mạnh có thể là tất cả những kết quả của việc liên minh hay sự mạo hiểm của tổ chức với đối tác có sức mạnh chuyên môn hoặc năng lực tài chính.
Sức mạnh của tổ chức có thể kểđến bao gồm các yếu tố sau: + Năng lực tài chính thích hợp. + Người lãnh đạo, quản lý có khảnăng + Những phương pháp quản lý. + Mối quan hệ với tổ chức khác. + Hệ thống thông tin nhạy bén.
Trong thực tế quản lý dự án, có nhiều tổ chức không biết tận dụng triệt để
mọi sức mạnh của mình, phân tích điểm mạnh nhằm xác định xem tổ chức có lợi thế gì, sử dụng có hiệu quả lợi thếđó để nâng cao hiệu quả quản lý
Phân tích điểm yếu (Weaknesses):
Điểm yếu là tất cả những gì tổ chức thiếu hoặc thực hiện không tốt. Điểm yếu có thể có hoặc có thể không làm giảm khả năng quản lý dự án của tổ chức mà tùy thuộc vào việc có bao nhiêu điểm yếu.
Các yếu tốthường được nói đến trong khi phân tích điểm yếu là:
+ Cơ sở vật chất lạc hậu;
+ Thiếu chiều sâu và tài năng quản lý.
Phân tích điểm yếu của tổ chức để thấy rằng hoạt động sản quản lý dự án
đầu tư của tổ chức được thực hiện chưa tốt, cần có những thay đổi kịp thời. Tổ
chức phải khắc phục hoặc hạn chếđiểm yếu của mình trong thời gian trước mắt hay ít nhất là có kế hoạch thay đổi trong tương lai. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng có những điểm yếu mà tổ chức có thể khắc phục được nhưng cũng có
những điểm yếu mà tổ chức không thể khắc phục được ở hiện tại do chưa đủ khả năng. Phân tích điểm yếu chính là để thực hiện thành công điều đó.
Phân tích cơ hội (Opportunities):
Cơ hội là sự xuất hiện những khả năng cho phép người ta làm một việc gì
đó. Trong quản lý dựán đầu tư xây dựng, cơ hội thể hiện:
- Sự bố trí nguồn vốn cho các dựán hàng năm và theo đó là việc xuất hiện khảnăng giải ngân nguồn vốn;
- Xu hướng công nghệthay đổi; - Hợp đồng, đối tác, chủđầu tư;
- Mùa, thời tiết; - Chính sách, luật.
Cơ hội xuất hiện ở khắp mọi nơi, nó rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, dù một tổ chức có lớn đến đâu cũng không thể khai thác tất cả các cơ hội xuất hiện mà chỉ có thể khai thác được các cơ hội phù hợp với khả năng và mục tiêu của mình.
Phân tích cơ hội là nhằm xác định đâu là cơ hội tốt, từđó có những hướng triển khai nhằm khai thác nhanh và có hiệu quảhơn trong quản lý dựán đầu tư.
Phân tích nguy cơ (Threats):
Yếu tố của môi trường bên ngoài gây ảnh hưởng không nhỏ quản lý dự án đầu tư đó là những nguy cơ của môi trường. Nguy cơ xuất hiện song song với cơ hội; chi phối mạnh mẽ mọi hoạt động của tổ chức. Những nguy cơ có
thể kểđến gồm:
- Hợp đồng, đối tác, chủđầu tư;
- Mùa, thời tiết; - Chính sách, luật.
Các nguy cơ xuất hiện ngoài khảnăng kiểm soát của tổ chức, họ chỉ có thể
tránh những nguy cơ có thể xảy đến với mình và nếu phải đối mặt với nó thì cố
gắng giảm thiệt hại đến mức thấp nhất. Phân tích nguy cơ giúp tổ chức thực hiện những thay đổi, điều chỉnh cần thiết đối với những thay đổi, biến động có ảnh
hưởng không tốt đến quản lý dựán đầu tư.
Các kết hợp chiến lược của S-W-O-T: Sau khi phân tích đầy đủ các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ ta xây dựng các kết hợp chiến lược:
- Đầu tiên là sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (SO), mục tiêu của kết hợp này là sử dụng điểm mạnh của tổ chức mình để khai thác có hiệu quả nhất cơ
hội hiện có;
- Sự kết hợp thứ hai là sự kết hợp giữa điểm yếu và cơ hội (WO), đây là kết hợp nhằm tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu;
- Thứ ba, sử dụng điểm mạnh của mình để khắc phục hoặc hạn chế tổn thất
do nguy cơ người ta đưa ra kết hợp chiến lược điểm mạnh và nguy cơ (ST);
- Cuối cùng là kết hợp (WT), kết hợp giữa điểm yếu và nguy cơ, đây là sự
cố gắng lớn của tổ chức nhằm nâng cao sức mạnh của mình ở những khâu, những bộ phận còn yếu kém và cố gắng khắc phục, hạn chế tổn thất do nguy cơ gây ra.
Sự kết hợp tổng hợp của bốn yếu tố SWOT:
Sau khi tiến hành kết hợp các chiến lược SW, SO, WT, WO công việc tiếp theo là phải có sự kết hợp một cách tổng hợp của cả bốn yếu tố. Sự kết hợp này sẽ đưa ra những nhận định mang tính khái quát cao, có ý nghĩa lớn cho hoạch
định chiến lược. Sự kết hợp SWOT thực sự là sự kết hợp hoàn hảo giúp tổ chức tận dụng cơ hội, né tránh những nguy cơ khắc phục điểm yếu và tận dụng triệt để
sức mạnh của mình.
Nghiên cứu này dùng phương pháp ma trận SWOT để phân tích những
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác quản lý vốn đầu tư ODA
Bảng 3.2. Ma trận SWOT
Phân tích
Môi trường bên ngoài Cơ hội (O)
- Sự bố trí nguồn vốn cho các dự án
hàng năm và theo đó
là việc xuất hiện khả năng giải ngân nguồn vốn; - Xu hướng công nghệthay đổi; - Hợp đồng, đối tác, chủđầu tư; - Chính sách, luật. Nguy cơ (T) - Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư; - Mùa, thời tiết; - Chính sách, luật. Môi trườn g bên trong Điểm mạnh (S) - Năng lực tài chính thích hợp. - Người lãnh đạo, quản lý có khảnăng - Những phương pháp quản lý. - Mối quan hệ với tổ chức khác. - Hệ thống thông tin nhạy bén. Phối hợp (S/O) Mục tiêu của kết hợp này là sử dụng điểm mạnh của tổ chức mình để khai thác có hiệu quả nhất cơ hội hiện có; Phối hợp (S/T) Sử dụng điểm mạnh của mình để khắc phục hoặc hạn chế tổn thất do nguy
cơ người ta đưa ra kết hợp chiến lược điểm mạnh và nguy cơ
Điểm yếu (W)
- Cơ sở vật chất lạc hậu; - Thiếu chiều sâu và tài
năng quản lý. - Năng lực cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động dự án Phối hợp (W/O) Kết hợp nhằm tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu; Phối hợp (W/T) Kết hợp giữa điểm yếu
và nguy cơ, đây là sự cố
gắng lớn của tổ chức nhằm nâng cao sức mạnh của mình ở những khâu, những bộ phận còn yếu kém và cố gắng khắc phục, hạn chế tổn thất do
nguy cơ gây ra.