Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 37)

định cụ thể tại Nghị định số 163/2013(c)/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp; Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Đối với vi phạm hành chính về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi: không duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ theo quy định; không tiến hành các biện pháp khắc phục khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp công bố hợp chuẩn; không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh… Phạt tiền từ 100 triệu đến 150 triệu đồng đối với một trong các hành vi: sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo, sai sự thật để đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp hoặc đăng ký chỉ định đánh giá sự phù hợp; không thực hiện đánh giá sự phù hợp nhưng cấp kết quả đánh giá sự phù hợp; giả mạo hồ sơ, tài liệu đánh giá sự phù hợp; thực hiện hoạt động tư vấn cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận; gian lận trong hoạt động đánh giá sự phù hợp…

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp nông nghiệp

2.1.5.1. Các quy định pháp luật của Nhà nước liên quan đến kinh doanh vật tư nông nghiệp

Hiệu lực quản lý Nhà nước muốn được nâng cao thì trước hết phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ, thể chế hóa được các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Chất lượng của pháp luật là vấn đề đầu tiên, rất quan trọng.

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế. Theo đó, pháp luật về xây dựng là công cụ quan trọng để Nhà nước, xã hội

đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm trong các hoạt động kinh doanh phân bón, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực của quản lý Nhà nước.

Pháp chế vừa là mục đích, vừa là yêu cầu của việc xây dựng và thực hiện pháp luật, do vậy, sự hiện diện đầy đủ của một hệ thống các quy phạm pháp luật có chất lượng tốt và việc thực hiện nghiêm minh là nhu cầu tất yếu của quản lý Nhà nước. Nếu hệ thống pháp luật về trách nhiệm hành chính không hoàn chỉnh thì không thể có cơ sở cho quá trình thực thi pháp luật tốt, cho dù có đầu tư nhiều tiền của và nhân lực. Có thể nói, Pháp luật về quản lý về vật tư nông nghiệp, Chính sách đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, chính sách giá cả, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo cho việc quản lý Nhà nước đối với dịch vụ vật tư nông nghiệp đạt được hiệu quả cao.

2.1.5.2. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp

Là một bộ phận thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, do đó, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về phân bón cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực phân bón, chỉ khi tổ chức bộ máy hoàn chỉnh, hợp lý thì việc thực hiện pháp luật mới được phối hợp một cách nhịp nhàng và đảm bảo.

Hiện nay, việc phân cấp quản lý đối với một số vật tư nông nghiệp vẫn còn có sự chồng chéo giữa các cơ quan quản lý cả ở trung ương và địa phương. Tuy nhiên, trách nhiệm chính về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động cung ứng vật tư nông nghiệp gần như được mặc nhiên giao cho lực lượng Quản lý thị trường.

Việc phân công không rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý các hoạt động sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp đã dẫn tới sự kém hiệu quả trong công tác quản lý, số vụ vi phạm được phát hiện vẫn ít hơn so với thực tế, nhiều vật tư nông nghiệp kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, hàng nhập lậu,… vẫn xuất hiện trên thị trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất nông nghiệp của người dân.

2.1.5.3. Trình độ chuyên môn và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp

Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về phân bón nói chung và đối với công tác quản lý dịch vụ vật tư nông nghiệp nói riêng, trình độ, năng lực cán bộ, công chức làm công tác quản lý rất được chú trọng, bởi đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Chỉ khi cán bộ, công chức – những người thực thi pháp luật nắm vững luật pháp, thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ, xử lý nghiêm minh, công tâm, khách quan, không bị sa ngã trước mọi cám dỗ, giữ vững lập trường, phẩm chất đạo đức thì việc quản lý của nhà Nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp mới được đảm bảo một cách đúng đắn.

2.1.5.4. Cơ sở vật chất của cơ quan quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp

Hoạt động quản lý Nhà nước trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đặt ra yêu cầu về nguồn lực để đảm bảo cho sự vận hành có hiệu quả. Nguồn lực bao gồm cả nguồn nhân lực và nguồn vật lực. Nguồn vật lực, tức cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho hoạt động quản lý Nhà nước đối với dịch vụ vật tư nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước.

Cơ sở vật chất ở đây bao gồm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, công cụ hỗ trợ… của các cơ quan quản lý Nhà nước. Sự tác động của cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực tài chính đối với việc quản lý Nhà nước về xây dựng thể hiện ở chỗ: chỉ khi hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn lực tài chính được cung cấp đầy đủ thì mới đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi mà hoạt động quản lý Nhà nước về xây dựng đặt ra, từ đó mới ngăn chặn, xử lý được các hành vi vi phạm pháp luật.

2.1.5.5. Nhận thức của các tổ chức, cá nhân tham gia vào thị trường kinh doanh vật tư nông nghiệp

Việc siết chặt công tác quản lý thị trường vật tư nông nghiệp theo hướng hoàn thiện cơ sở pháp lý, có đủ chế tài để răn đe hành vi vi phạm là việc làm cấp bách. Tuy nhiên, người sử dụng các sản phẩm nông nghiệp cũng cần có thêm kiến thức và kinh nghiệm sử dụng qua công tác tuyên truyền, tập huấn từ ngành chuyên môn để có thể chủ động phân biệt được chất lượng của một số loại vật tư nông nghiệp thông dụng qua đó làm chủ ruộng đồng là việc làm quan trọng

không kém. Nếu như vậy, mới có thể nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước qua đó góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hướng tới bền vững với chi phí sản xuất phù hợp, mang lại lợi nhuận cho nông dân và hạn chế những hệ lụy về môi trường.

Việc thanh tra, kiểm soát vật tư nông nghiệp cũng không hề đơn giản. Trong khi máy móc hỗ trợ nhận biết còn thiếu; đồng thời, số tiền xử phạt lại chẳng thấm vào đâu so với lợi nhuận mà doanh nghiệp sản xuất cũng như các của hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng thu được. Do đó để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với dịch vụ vật tư nông nghiệp thì ngoài việc ban hành các chế tài quản lý thích hợp thì việc nâng cao nhận thức đối với các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển và lưu giữ của các chủ cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH TƯ NÔNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp ở một số quốc gia thuộc nhóm nước phát triển

Các quốc gia này quản lý sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp theo danh mục loại trừ. Mỹ hay Canada là ví dụ về các quốc gia áp dụng quản lý theo danh mục loại trừ, hay danh mục các loại vật tư nông nghiệp không được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng. Có thể hiểu đây là lối tư duy quản lý khác với cách quản lý theo danh mục cho phép ở trên. Nếu ở trên cách tư duy được hiểu là doanh nghiệp và người dân chỉ được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại vật tư nông nghiệp mà Nhà nước cho phép, thì quản lý theo danh mục loại trừ được hiểu là doanh nghiệp và người dân được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tất cả các sản phẩm mà pháp luật không cấm. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại cấm sử dụng một số sản phẩm trong trường hợp này? Cách quản lý theo danh mục loại trừ cơ bản dựa trên khái niệm an toàn đối với sản phẩm vật tư nông nghiệp và chất bổ sung trong nông nghiệp.

Quản lí theo danh mục loại trừ có ưu điểm là giảm bớt được chi phí quản lý, chi phí tác nghiệp sau này đối với các cơ quan chuyên môn thực thi nhiệm vụ quản lý thị trường về vật tư nông nghiệp, nâng cao vai trò trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, hạn chế sự nhiễu loạn thông tin về vật tư nông nghiệp.

Để có thể xây dựng được danh sách sản phẩm loại trừ, việc đầu tiên người ta phải hoàn tất bộ tiêu chuẩn và quy chuẩn chất lượng đối với các loại sản phẩm vật tư nông nghiệp khác nhau. Hệ thống, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia cho phép vật tư nông nghiệp phân biệt một cách rõ ràng cái gì, sản phẩm nào không được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng. Trong quản lý theo danh mục loại trừ, người ta phân biệt vật tư nông nghiệp rõ ràng theo 2 khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng khác nhau về bản chất trong lĩnh vực quản lý Nhà nước.

Tiêu chuẩn chất lượng là các thuộc tính, đặc điểm của hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, mang tính tự nguyện. Tiêu chuẩn chất lượng có tiêu chuẩn "cao" có tiêu chuẩn "không cao". Tiêu chuẩn chất lượng áp dụng càng cao càng mang lại uy tín, chất lượng cho hàng hoá của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm đó.

Ngược lại với tiêu chuẩn chất lượng, các yêu cầu về giới hạn của các chất độc hại, vi sinh vật gây hại trong sản phẩm hàng hoá quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 2 mang tính bắt buộc. Ví dụ trong vật tư nông nghiệp Urê, bắt buộc thành phần chất biuret phải nhỏ hơn 1,5%. Tính chất bắt buộc này bảo đảm sự an toàn của sản phẩm vật tư nông nghiệp trong sản xuất lưu thông và sử dụng. Quy chuẩn quốc gia do các Bộ chuyên ngành xây dựng và áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

Căn cứ xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật vật tư nông nghiệp là kết quả của nghiên cứu khoa học trong thực hành sản xuất nông nghiệp. Để thiết lập các quy chuẩn này, các cơ quan chuyên môn cần phải huy động lực lượng chuyên gia nghiên cứu tốt, có chuyên môn cao nhằm tránh tình trạng "bỏ sót" gây hậu quả khó lường đối với sản xuất nông nghiệp và môi trường sau này. Đây cũng chính là hạn chế của phương thức quản lý này. Có thể hiểu rằng tiêu chuẩn kỹ thuật là văn bản kỹ thuật định hướng và hướng dẫn cách thức để có thể đạt quy chuẩn kỹ thuật.

Khi quản lý theo danh mục loại trừ, cơ quan quản lý sẽ uỷ thác trách nhiệm cao hơn đối với nhà sản xuất và kinh doanh vật tư nông nghiệp. Các sản phẩm mới sẽ không bắt buộc phải khảo nghiệm trước khi đưa vào danh mục công bố. Tuy nhiên, người ta vẫn tiến hành các thủ tục đăng kí và công bố sản phẩm (không qua khảo nghiệm). Việc đăng kí và bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm vật tư nông nghiệp muốn tham gia thị trường. Để được đăng kí và công bố, các cơ quan được giao quản lý Nhà nước về vật tư nông nghiệp sẽ đề nghị tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp có những cam kết khá chặt chẽ về sự an toàn của sản phẩm này trong sản xuất lưu thông và sử dụng. Trong trường hợp có nghi ngờ, cơ quan quản lý chuyên môn có thể từ chối đăng kí và yêu cầu tiến hành khảo, kiểm nghiệm đối với loại vật tư nông nghiệp, chất bổ sung đó. Nhưng để tránh tạo cơ chế "xin - cho" gây phiền nhiễu đối với các nhà sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, các lí do từ chối đăng kí và công bố phải dựa trên các lập luận khoa học (Nguyễn Văn An, 2012).

2.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp ở một số quốc gia thuộc nhóm nước đang phát triển

Những quốc gia này (đại diện là Thái Lan và Ấn Độ) thực hiện việc quản lý vật tư nông nghiệp theo các danh mục được phép sản xuất.

Danh mục các sản phẩm vật tư nông nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng là một danh sách các loại vật tư nông nghiệp được Nhà nước cho phép sản xuất, lưu hành và sử dụng trong sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn nhất định (gọi tắt là danh mục được phép). Để một loại vật tư nông nghiệp vào được danh sách kể trên, các tổ chức, cá nhân phải đăng kí với cơ quan được giao thực hiện việc tổ chức khảo nghiệm vật tư nông nghiệp. Cơ quan khảo nghiệm này phải đuợc Nhà nước công nhận trên cơ sở quy định cụ thể về điều kiện tác nghiệp về cơ sở hạ tầng phục vụ khảo nghiệm vật tư nông nghiệp, nguồn lực con người thực hiện việc khảo kiểm nghiệm. Thời gian khảo nghiệm tuỳ thuộc vào thành phần tác dụng của loại vật tư nông nghiệp, loại cây trồng mà vật tư nông nghiệp và môi trường sử dụng loại vật tư nông nghiệp mới đó... Người ta có thể quy định về số mùa vụ, địa điểm (đại diện cho các vùng sinh thái, loại đất khác nhau), thời gian cụ thể để khảo kiểm nghiệm vật tư nông nghiệp. Kết quả khảo kiểm nghiệm phải được cơ quan quản lý Nhà nước theo dõi, kiểm tra trong quá trình thực hiện. Khi có kết quả, cơ quan khảo kiểm nghiệm phải có báo cáo đề xuất với

cơ quan quản lý Nhà nước về vật tư nông nghiệp xét công nhận và đưa tên loại vật tư nông nghiệp này vào danh mục được phép sản xuất và kinh doanh, sử dụng.

Người ta cũng quy định cụ thể khái niệm thế nào là loại vật tư nông nghiệp "mới" cần phải khảo, kiểm nghiệm. Có 2 loại vật tư nông nghiệp phải đăng kí khảo nghiệm. Một là các loại vật tư nông nghiệp thuộc một số nhóm (loại vật tư nông nghiệp) chưa có tên trong danh mục được phép và hai là các loại vật tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 37)