Tổ chức và quản lý thị trường kinh doanh vật tư nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật

4.2.4. Tổ chức và quản lý thị trường kinh doanh vật tư nông nghiệp

Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất hạn chế, nên các máy móc thiết bị phục vụ hoạt động thanh kiểm tra của đội thị trường. Hiện nay, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp, các cán bộ ít khi kiểm tra đến chất lượng của vật tư nông nghiệp và dư lượng của vật tư nông nghiệp còn tồn đọng lại trong nông sản do không đủ trang thiết bị phân tích. Để kiểm tra chất lượng của một loại vật tư nông nghiệp, cán bộ thanh tra phải lấy mẫu sau đó gửi tới các Trung tâm Kiểm định chất lượng vật tư nông nghiệp thuộc Cục BVTV, Cục Thú Y, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi ở Hà Nội để tiến hành kiểm tra. Quá trình này đòi hỏi rất nhiều thời gian từ 15-20 ngày sau đó mới có kết quả, trong khi đó những mẫu vật tư nông nghiệp này vẫn được lưu hành trên thị trường, nếu mẫu vật tư nông nghiệp không đạt chất lượng như đã đăng ký sẽ gây ảnh hưởng tới quyền lợi của bà con nông dân sử dụng, ảnh hưởng tới môi trường, chất lượng nông sản.

Mặt khác, do nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc tiêu hủy những vật tư nông nghiệp bị thu giữ trong quá tình thanh tra, kiểm tra gặp nhiều khó khăn do không có kinh phí để xây dựng bể chứa theo quy định. Một thực tế xảy ra là có trên 30% các trường hợp phát hiện ra vật tư giả như thuốc BVTV, thuốc thú y giả, kém chất lượng đoàn thanh tra không thu giữ hết được số lượng vật tư giả, mà chỉ lấy bằng chứng, lập biên bản và yêu cầu cơ sở kinh doanh tự tiêu hủy, song lại không có sự theo dõi thực hiện của các chủ cơ sở kinh doanh, dẫn tới việc cơ sở kinh doanh đóng phạt sau đó vẫn kinh doanh số vật tư kém trên lượng đã bị lập biên bản.

Lực lượng cán bộ quản lý thường xuyên đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn khá mỏng, việc thanh tra kiểm tra thường chỉ diễn ra định kỳ khi có sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh hoặc của UBND thị xã Từ Sơn. Do đối tượng quản lý nhiều trong khi đó lực lượng của cán bộ quản lý thường xuyên rất mỏng, chỉ có 18 cán bộ, vì vậy sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp và ngược lại sẽ là hạn chế đến công tác này.

Trong thời gian qua đã có sự phối hợp giữa các ban, ngành trong thị xã quản lý Nhà nước về kinh doanh phân bón. Các cơ quan có liên quan bao gồm: Phòng Kinh tế thị xã, Phòng Tài nguyên và môi trường, Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV, Trạm Thú Y, Đội Quản lý thị trường, chính quyền địa phương.

Nội dung phối hợp bao gồm:

- Phối hợp trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch và nhu cầu vật tư nông nghiệp hàng năm cho từng loại cây trồng, cho từng vùng và tiểu vùng;

- Phối hợp trong việc tổ chức mạng lưới phân phối, cung ứng, các loại vật tư nông nghiệp;

- Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm.

Chính quyền địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc phối hợp quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, đặc biệt là chính quyền cấp xã. Hiện nay trên địa bàn thị xã Từ Sơn có những đại lý, cửa hàng kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp độc hại, vi phạm quy định về địa điểm bán vật tư nông nghiệp, ảnh

hưởng tới khu dân cư, không đảm bảo vệ sinh môi trường. Một số hộ kinh doanh này đã được đoàn thanh tra liên ngành đình chỉ hoạt động và giao cho địa phương giám sát, tuy nhiên một số cửa hàng vẫn hoạt động bình thường. Qua đó thể hiện sự phối hợp giữa chính quyền cơ sở với các cơ quan chuyên môn còn lỏng lẻo, chưa nhất quán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)