Hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 68 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp tạ

4.1.2. Hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn

thị xã Từ Sơn

Trên thực tế sản xuất nông nghiệp tại địa bàn thị xã Từ Sơn cho thấy nhu cầu về vật tư nông nghiệp của các hộ sản xuất ở đây khá cao, và hiệu quả trong sản xuất chịu ảnh hưởng lớn của kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn về số lượng vật tư cung ứng có đầy đủ, kịp thời?, giá cả vật tư có hợp lý?, chất lượng vật tư có đảm bảo?,… Do đó, việc kiểm soát kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đảm bảo đời sống người nông dân tại địa bàn.

4.1.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý

Hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn được thể hiện qua sơ đồ hình 4.1.

Sơ đồ hình 4.1 cho thấy quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp là sự kết hợp quản lý theo ngành dọc và ngành ngang:

- Quản lý ngành dọc từ Bộ NN & PTNT đến Sở NN & PTNT đến Phòng Kinh tế thị xã ;

- Quản lý theo ngành ngang ở từng cấp chịu sự quản lý của UBND các cấp và các ban, ngành liên quan, cùng với cơ quan công an.

Chủ thể trong quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn gồm:

- Đội quản lý thị trường số 3 và đại diện phòng chuyên môn như phòng Kinh tế, Trạm BVTV, Trạm Thý y, công an. Trong đó chức năng, vai trò của Đội quản lý thị trường số 3 là trọng tâm chủ yếu trực tiếp nhất;

Nguồn:Tổng hợp từ kết quả điều tra (2015)

Hình 4.1. Sơ đồ mạng lưới tổ chức quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn

- Chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể của thị xã Từ Sơn. Đối tượng của quản lý Nhà nước dịch vụ vật tư nông nghiệp gồm: - Các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn;

Các vụ có liên quan, ban ngành Các bộ có liên quan (CT, KH-CN, KH- DT, TC) Thủ tướng Chính phủ Bộ NN& PTNT và Bộ Công thương ( Thanh tra Bộ) Hộ nông dân Cục trồng trọt, cục chăn nuôi ( Thanh tra cục)

Các cửa hàng, đại lý, doanh nghiệp, HTX, Hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp

Chi Cục quản lý Thị trường Phòng Kinh tế và Phòng Công thương UBND Thị xã Từ Sơn Sở Công thương Sở NN & PTNT (Thanh tra sở) UBND tỉnh Bắc Ninh Chi cục thú y Chi cục BVTV Đội quản lý thị trường Trạm thú y Trạm BVTV

- Các tác nhân tham gia khác trong quá trình vận chuyển tiêu thụ vật tư nông nghiệp. Các nông hộ người phản hồi trong quá trình sử dụng vật tư nông nghiệp.

Riêng đối với mặt hàng phân bón, đây là loại mặt hàng có sự nhập khẩu nhiều từ nước ngoài do đó phân bón là loại vật tư nông nghiệp chịu sự quản lý của Bộ Công thương theo nghị định số 202/2013/NĐ-CP. Theo đó Bộ Công thương chỉ đạo các Sở Công thương và Phòng Công thương các huyện, thị xã phối hợp với các đội quản lý thị trường để kiểm tra, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn.

4.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ quản lý vật tư nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ điều hành sự hoạt động của các cơ quan cấp dưới, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cấp Nhà nước phục vụ công tác quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp là các Cục Bảo vệ thực vật, Thú y, Chăn nuôi, Trồng trọt thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý Nhà nước chuyên ngành đối với lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thanh tra chuyên ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, động vật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.

Nhiệm vụ cụ thể của các cục trong lĩnh vực quản lý vật tư nông nghiệp là: 1. Đề xuất, xây dựng trình Bộ cơ chế, chính sách về quản lý vật tư nông nghiệp; 2. Trình Bộ công bố danh mục các loại vật tư nông nghiệp được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam;

3. Tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy định thủ tục cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề buôn bán, sản xuất, gia công, đóng gói các loại vật tư nông nghiệp; thực hiện cấp phép nhập khẩu vật tư nông nghiệp theo uỷ quyền của Bộ trưởng;

4. Cấp và thu hồi giấy phép nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nguyên liệu sản xuất vật tư nông nghiệp hạn chế sử dụng ở Việt Nam; giấy phép khảo nghiệm sản xuất các loại vật tư nông nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký (bao gồm giấy chứng nhận gia hạn đăng ký, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký) các loại vật tư nông nghiệp ở Việt Nam;

5. Tổ chức thực hiện đăng ký danh mục các loại vật tư nông nghiệp cần đăng ký;

6. Hướng dẫn, quản lý và tổ chức thực hiện khảo nghiệm các loại vật tư nông nghiệp mới;

7. Quản lý, tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng nguyên liệu và thành phẩm vật tư nông nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu; thành phẩm vật tư nông nghiệp tại kho, xưởng sản xuất, gia công, đóng gói, buôn bán và sử dụng; kiểm định dư lượng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, chất tăng trọng, thuốc thú y trong nông, lâm sản;

8. Hướng dẫn thực hiện công tác quản lý vật tư nông nghiệp ở địa phương; hướng dẫn việc thu gom và tiêu huỷ vật tư nông nghiệp;

9. Trình Bộ việc lập quỹ và sử dụng dự trữ quốc gia về các loại vật tư nông nghiệp. Hướng dẫn việc lập dự trữ địa phương về các loại vật tư nông nghiệp, chế độ quản lý, phương thức sử dụng dự trữ về các loại vật tư nông nghiệp ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

10. Thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp.

Sở Nông nghiệp và PTNT: giữ vai trò là cơ quan chủ quản trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT tại địa phương, trực tiếp chỉ đạo Chi cục BVTV, Chi cục Thú y, trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trạm BVTV, Trạm Thú y cấp thị xã: chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục BVTV, Chi cục Thú y, Phòng Kinh tế và Phòng Tài nguyên &môi trường, có nhiệm vụ giúp cho UBND thị xã trong công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, do không có cán bộ chuyên trách về quản lý vật tư nông nghiệp nên thông thường các đơn vị này chỉ tham gia vào các đoàn kiểm tra liên ngành về vật tư nông nghiệp do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh hoặc UBND thị xã tổ chức với vai trò kỹ thuật và quản lý địa bàn.

Ủy ban nhân dân thị xã: Tham gia vào công tác quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp gồm: Ban hành văn bản chỉ đạo quản lý; cấp giấy phép kinh doanh cho các hộ đăng ký kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn; tổ chức, chỉ đạo các đoàn thanh tra liên ngành do Phòng Kinh tế và Phát triển

nông thôn hoặc Phòng Kinh tế chủ trì, phối hợp cùng các ban ngành: Trạm BVTV, Trạm Thú y, đội Quản lý thị trường, Chi cục thuế, Công an thị xã, chính quyền cấp xã... kiểm tra hoạt động kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn.

UBND cấp xã: Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo về kinh doanh, sử dụng các loại vật tư nông nghiệp tới người nông dân qua các phương tiện thông tin truyền thông. Phối hợp với cơ quan chuyên môn, các Công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp tổ chức các cuộc hội thảo về các loại vật tư nông nghiệp, các lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, quản lý dịch bệnh hại cây trồng, dịch bệnh trong chăn nuôi; hướng dẫn cách sử dụng vật tư nông nghiệp an toàn, hiệu quả.

Ngoài ra, còn có các cơ quan liên quan phối hợp trong công tác quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp như: Phòng Kinh tế thị xã, Chính quyền cơ sở (UBND xã, phường ), quản lý thị trường, y tế...

Khảo sát tại thị xã Từ Sơn cho thấy chỉ có Phòng Kinh tế thị xã giữ đầu mối, nhưng không có bộ phận nào chuyên theo dõi quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, cụ thể không thể biên chế cán bộ, phòng nào cũng không có chức năng theo dõi về quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, mọi hoạt động kiểm tra, kiểm soát giao cho đôi quản lý thị trường, có nhiệm vụ phối hợp với đoàn thanh tra của UBND tỉnh hoặc thị xã khi kiểm tra, thanh tra đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

Số lượng cán bộ làm công tác quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn được thể hiện qua bảng 4.5.

Qua bảng 4.5 ta thấy nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn không chuyên sâu, đại bộ phận là các cán bộ kiêm nhiệm do các phòng ban giao nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan khác trong các đợt kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Bảng 4.5. Tình hình cán bộ quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp triên địa bàn thị xã Từ Sơn

STT Diễn giải Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Tổng số 18

Lãnh đạo 3 16,67

Thanh tra viên 9 50,00

Cán bộ quản lý hồ sơ 2 11,11 Cán bộ tư vấn sử dụng vật tư NN 4 22,22 2 Phân theo trình độ Trên đại học 2 11,11 Đại học 12 66,67 Cao đẳng 3 16,67 Trung cấp 1 5,56

Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Từ Sơn (2015) Trong 18 cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp có 3 cán bộ thanh tra thị xã giữ vai trò lãnh đạo, 9 cán bộ của đội quản lý thị trường (thanh tra viên), 2 cán bộ của phòng kế hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, 4 cán bộ của phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn làm nhiệm vụ tư vấn sử dụng vật tư nông nghiệp.

Với đội ngũ cán bộ được bố trí như trên, có thể đảm nhiệm tốt công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 68 - 73)