Nhận thức của người sử dụng vật tư nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 99 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.5.Nhận thức của người sử dụng vật tư nông nghiệp

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật

4.2.5.Nhận thức của người sử dụng vật tư nông nghiệp

Chất lượng và giá cả là những mối quan tâm hàng đầu của nông dân đối với mọi loại hàng hóa nói chung và vật tư nông nghiệp nói riêng. Bốn yếu tố khiến nông dân quan tâm đó là: chất lượng vật tư nông nghiệp, giá cả vật tư nông nghiệp so với các đại lý khác với trên 80% số chủ hộ sản xuất được hỏi nói đây là những yếu tố mà họ quan tâm đến khi chọn mua vật tư nông nghiệp; cách sử dụng và đặc tính mới của vật tư nông nghiệp (dạng bột hay dạng nước, độc hại hay không, tiện dụng hay không,...) cũng là một điểm mà người dân đang quan tâm hiện nay. Vì vậy họ sẽ quan tâm tới thông tin mà các nhà cung ứng cung cấp cho họ.

Nông dân thường ít có khả năng nhận biết, phân biệt và đánh giá chất lượng vật tư nông nghiệp, họ chỉ căn cứ vào kinh nghiệm khi đã sử dụng vật tư nông nghiệp, và tìm cách mua những đại lý quen để tránh gặp phải hàng giả mặc dù có thể bị ép giá. Đây là một hạn chế về nhận thức của người nông dân, vì vậy đòi hỏi công tác quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp cần phải được thực hiện nghiêm ngặt và liên lục để đảm bảo quyền lợi của người nông dân.

Để có số liệu phục vụ công tác nghiên cứu, tiến hành điều tra 40 hộ trong đó 40 hộ sản xuất và 20 trang trại. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng số liệu ở dưới. Các hộ, trang trại điều tra có độ tuổi trung bình khoảng 43 tuổi, trong đó độ tuổi trung bình của các chủ trang trại là 40, và của các hộ là 45.

Về trình độ học vấn có sự khác biệt giữa các hộ sản xuất và trang trại, trình độ học vấn của các chủ trang trại khoảng 12-13 năm học, cao hơn của các chủ hộ. Các chủ trang trại cũng tích cực hơn trong việc tham gia các lớp tập huấn về sử dụng vật tư nông nghiệp, bình quân 1 chủ trang trại tham gia khoảng 5 lớp tập huấn trong khi chủ hộ sản xuất chỉ tham gia khoảng 3 lớp tập huấn.

Bảng 4.26. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Chung các nhóm hộ Phân loại hộ Hộ sản xuất Trang trại I - Tình hình cơ bản của hộ 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 60 40 20

2. Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 43,56 45,32 40,04

3. Trình độ chủ hộ năm học 11,14 10,27 12,89

4. Số lớp tập huấn về sử dụng vật tư

nông nghiệp tham gia bình quân /hộ Lớp 3,83 3,24 5,02

II - Điều kiện sản xuất của hộ -

- Số nhân khẩu bình quân / hộ Khẩu/hộ 4,57 4,73 4,26

- Số lao động bình quân /hộ Lđ//hộ 2,47 2,61 2,18

- DT đất nông nghiệp bình quân /hộ m2/hộ 3.273,91 2.242,36 5.337,02

- DT đất trồng trọt bình quân /hộ m2/hộ 2.728,18 2.074,30 4.035,94

- DT chuồng trại bình quân /hộ m2/hộ 266,98 113,34 574,25

- DT nuôi trồng thuỷ sản bình quân/hộ m2/hộ 278,76 54,72 726,83

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) Qua bảng số liệu tổng hợp trên còn cho thấy, về điều kiện sản xuất của các hộ điều tra, hầu hết các hộ đều có từ 2 lao động trở lên, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân là 3.273,91 m2 /hộ; trong đó các trang trại có diện tích sản xuất cao gấp hơn 2 lần so với các hộ.

4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA THỊ XÃ TỪ SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 99 - 100)