Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 57)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm đảm bảo tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu. Căn cứ vào tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp các xã, thị trấn trên địa bàn cũng như tình

hình cung ứng dịch vụ vật tư nông nghiệp tại địa phương. Tác giả tiến hành chọn 3 xã, phường để nghiên cứu:

+ Phường Đình Bảng: Là nơi có diện tích nông nghiệp thấp, chịu sự tác động lớn trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa;

+ Xã Hương Mạc: Có diện tích nông nghiệp trung bình của thị xã, có làng nghề truyền thống phát triển;

+ Xã Phù Chẩn: Là xã thuần nông, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp kém phát triển;

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thông tin, dữ liệu thứ cấp là những thông tin có sẵn được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các nguồn bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã được xuất bản, và các công trình có liên quan khác. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những thông tin này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

Các thông tin về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Từ Sơn giai đoạn 2013-2015 được thu thập chủ yếu thông qua các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn thị xã và thông qua các phòng, cơ quan chức năng trên địa bàn thị xã như Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên & MT, Phòng Thống kê thị xã.

3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là thông tin thu thập thông qua điều tra trục tiếp, để làm rõ thực trạng quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn tác giả tiến hành điều tra, khảo sát trên 3 nhóm đối tượng, nhóm đối tượng quản lý (cán bộ quản lý), nhóm đối tượng kinh doanh (cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp) và nhóm đối tượng sử dụng vật tư nông nghiệp (hộ dân, trang trại). Đối với nhóm đối tượng sử dụng vật tư nông nghiệp là các hộ dân, trang trại, tác giả chọn mẫu nghiên cứu tại các xã, phường mang đặc điểm

chung trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Số lượng phiếu điều tra được thể hiện qua bảng 3.4 cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Số lượng phiếu điều tra

TT Đơn vị điều tra Số phiếu

1 Cán bộ quản lý các cấp 30

Đội Quản lý thị trường thị xã 5

Phòng Kinh tế thị xã 5

Trạm BVTV thị xã 5

Trạm Thú y thị xã 5

Trạm Khuyến nông thị xã 10

2 Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp 30

Thuốc thú y 5

Thuốc BVTV 5

Cửa hàng bán Giống 5

Thức ăn chăn nuôi 5

Cửa hàng kinh doanh Phân bón các loại 5

Cửa hàng kinh doanh tổng hợp 5

3 Hộ nông dân sản xuất nông nghiệp 60

Đình Bảng 20

Hương Mạc 20

Phù Chẩn 20

Tổng số 120

Do thời gian nghiên cứu và kinh phí tài chính có hạn nên chúng tôi lựa chọn điều tra 120 mẫu, trong đó có 30 cán bộ quản lý, 30 cửa hàng kinh doanh, 60 hộ dân sản xuất nông nghiệp. Lực lượng cán bộ quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn là chủ thể của hoạt động quản lý đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp nên chúng tôi tiến hành điều tra 30 mẫu (chiếm trên 70% số cán bộ tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn). Tất cả các mẫu điều tra đều được chọn ngẫu nhiên theo các nhóm đối tượng (theo các phòng ban, các loại vật tư kinh doanh, các xã có hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao tại thị xã Từ Sơn).

Tác giả còn sử dụng phương pháp chuyên gia, chuyên khảo để thu thập dữ liệu cho đề tài. Phương pháp này được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu. Các chuyên gia được hỏi ý kiến là các cán bộ lãnh đạo ngành, các cán bộ công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước như: Đội quản lý thị trường, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV, Trạm Thú y,… một số chủ cửa hàng dịch vụ vật tư nông nghiệp, cán bộ thị trường của một số công ty cung ứng vật tư nông nghiệp, một số hộ dân, chủ trang trại trên dịa bàn thị xã. Những ý kiến chuyên gia được tổng hợp lại đã giúp tác giả phát hiện vấn đề nghiên cứu và phân tích để rút kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp hoàn thiện.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Đối với số liệu thứ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu;

- Đối với số liệu sơ cấp, sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu điều tra theo mục tiêu nghiên cứu qua sự trợ giúp của phần mềm Excel. Căn cứ kết quả xử lý tiến hành tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích, so sánh, phân tổ theo các chỉ tiêu nghiên cứu và rút ra những kết luận từ thực tiễn.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân về số lượng các cửa hàng vật tư nông nghiệp, số lượng các vật tư nông nghiệp, tình hình cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn, tổng hợp ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về quản lý dịch vụ vật tư nông nghiệp trên địa bàn,… qua đó có những nhận định, đánh giá tổng quát về thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn những năm qua;

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh thực trạng, kết quả quản lý dịch vụ vật tư nông nghiệp ở những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước, so sánh quá trình thực hiện giữa cơ sở này với cơ sở khác để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt trong quản lý dịch vụ vật tư nông nghiệp;

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a) Nhóm chỉ tiêu về thực trạng kinh doanh dịch vụ vật tư nông nghiệp

- Số lượng vật tư nông nghiệp tiêu thụ bình quân năm của các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp;

- Biến động giá cả các loại vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã qua các năm; - Nhu cầu vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã qua các năm;

b) Nhóm chỉ tiêu về thực trạng quản lý Nhà nước kinh doanh dịch vụ vật tư nông nghiệp

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tổ chức quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp: Số lượng, cơ cấu cán bộ làm công tác quản lý;

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong kinh doanh vật tư nông nghiệp:

+ Số đợt thanh tra, kiểm hàng năm; số lượng cửa hàng vật tư nông nghiệp được thanh tra, kiểm tra hàng năm; Số lượng và tỷ lệ cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp vi phạm;

+ Số lượng mẫu vật tư nông nghiệp được lấy mẫu gửi đi phân tích, tỷ lệ mẫu vật tư nông nghiệp vi phạm;

+ Hình thức xử lý vi phạm: phạt tiền, tiêu hủy hàng hóa vi phạm, đình chỉ kinh doanh,…

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác tập huấn bồi dưỡng kiến thức, tuyên truyền cho người dân, chủ cửa hàng kinh doanh kiến thức trong quản lý, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp: Số lượng lợp tập huấn, số lượt người tham dự, các hình thức tuyên truyền,…

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh các đánh giá, nhận định của đối tượng điều tra về thực trạng quản lý, các yếu tố ảnh hướng đến quản lý nhà nước đối với dịch vụ vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN TƯ NÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN

4.1.1. Tình hình kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn

4.1.1.1. Mạng lưới cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn

Những năm gần đây do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nên diện tích đất nông nghiệp thị xã Từ Sơn đã bị thu hẹp rất nhiều, khiến đời sống người nông dân gặp nhiều khó khăn. Để bám trụ trên mảnh đất quê hương, với diện tích đất sản xuất bị thu hẹp, người nông dân nơi đây buộc phải sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá, áp dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất để nâng cao năng suất và sản lượng nông sản.

Bảng 4.1. Số lượng cửa hàng, đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn phân theo các khu vực

ĐVT: Đại lý, cửa hàng

TT Địa bàn Số lượng

1 Phường Đình Bảng 12

2 Phường Đông Ngàn 13

3 Phường Châu Khê 11

4 Phường Đồng Nguyên 13 5 Phường Đồng Kỵ 14 6 Phường Tân Hồng 13 7 Phường Trang Hạ 12 8 Xã Hương Mạc 16 9 Xã Phù Chẩn 18 10 Xã Phù Khê 17 11 Xã Tam Sơn 15 12 Xã Tương Giang 17 Tổng cộng 171

Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Từ Sơn (2015) Trong sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá cần phải có sự đầu tư cao về vật tư nông nghiệp như: phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi,... và một yếu tố không thể thiếu đó là nguồn giống cây trồng, vật

nuôi mới cho năng suất cao. Do đó, tuy diện tích đất nông nghiệp giảm, nhưng nhu cầu về vật tư nông nghiệp của các hộ dân tại thị xã Từ Sơn vẫn tăng cao.

Để đáp ứng nhu cầu về vật tư nông nghiệp hàng loạt các đại lý, cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp được mở ra tại địa bàn thị xã Từ Sơn. Hiện nay toàn thị xã có 171 đại lý và cửa hàng bán lẻ vật tư nông nghiệp (bảng 4.1). Trong đó phân bố chủ yếu tại 4 xã: Phù Chẩn, Phù Khê, Tương Giang và Hương Mạc.

Bảng 4.2. Số lượng cửa hàng, đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp phân trên địa bàn thị xã phân theo loại vật tư

ĐVT: Đại lý, cửa hàng

STT Loại vật tư nông nghiệp Số lượng

1 Phân bón 87

- Đại lý 23

- Cửa hàng bán lẻ 64

2 Thuốc BVTV 38

3 Thuốc thú y 31

4 Thức ăn chăn nuôi 71

- Đại lý 18 - Cửa hàng bán lẻ 53 5 Cung ứng giống - Giống lúa 9 - Giống cây trồng khác 4 - Giống vật nuôi

Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Từ Sơn (2015) Tuy nhiên, mạng lưới cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã vẫn còn khá hạn chế, toàn thị xã chỉ có 1 đại lý phân bón cấp 1 của Lâm Thao, 86 đại lý nhỏ và cửa hàng bán lẻ phân bón; 38 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV và 31 cơ sở kinh doanh thuốc thú y; thức ăn chăn nuôi có 18 đại lý cung cấp và 53 cửa hàng bán lẻ. Về cung ứng giống: thóc giống và các loại hạt giống thường được bán kèm tại các cửa hàng thuốc BVTV, còn lại được cung ứng thông qua các Hợp tác xã dich vụ nông nghiệp. Một số đại lý tại địa bàn kinh doanh tổng hợp nhiều loại vật tư như: kinh doanh phân bón vừa kinh doanh thuốc BVTV và giống, hoặc vừa kinh doanh thức an chăn nuôi vừa kinh doanh thuốc thú y. Riêng đối với giống vật nuôi và cây giống của các loại cây trồng khác như giống cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây bóng mát,… thì hiện tại trên địa bàn không có bất kỳ một cửa hàng kinh doanh

nào, thi thoảng có thương lái từ nơi khác tới mang những loại cây con giống này bán cho bà con nông dân trong thị xã, hoặc bà con tự đi tìm mua từ nơi khác.

4.1.1.2. Biến động số lượng và giá cả các loại vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn

a) Số lượng vật tư nông nghiệp sử dụng tại thị xã Từ Sơn

Hoạt động kinh doanh bắt nguồn từ nhu cầu sử dụng về số lượng, chủng loại vật tư nông nghiệp của người dân trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Nhu cầu sử dụng của người dân về vật tư nông nghiệp cũng chính là lượng vật tư mà các đại lý, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn thị xã Từ Sơn tiêu thụ được (một lượng nhỏ khác cung ứng cho các địa bàn lân cận, xong không đáng kể).

Số lượng các loại vật tư nông nghiệp cung ứng ra thị trường thị xã Từ Sơn những năm qua có sự biến động. Qua bảng 4.3 ta thấy, về tổng lượng phân bón sử dụng tại thị xã Từ Sơn những năm qua biến động không lớn, giữ ở mức khoảng 3060 tấn/năm. Tuy nhiên, có sự thay thế giữa các chủng loại phân bón với nhau, các hộ sản xuất đang ưu tiên sử dụng phân bón NPK thay cho các loại phân đạm, lân thông thường.

Đối với thuốc BVTV, nhu cầu sử dụng của người dân tăng dần qua các năm, từ 5,08 tấn năm 2012 tăng lên 5,66 tấn năm 2014, bình quân 3 năm tăng 5,55%. Những năm gần đây, do tình hình thời tiết biến đổi khắc nghiệt, nên tình hình sâu bệnh trong sản xuất nông nghiệp cũng tăng cao, dẫn đến người dân phải tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, đặc biệt là thuốc trừ bệnh; lượng thuốc trừ sâu sử dụng tại thị xã Từ Sơn qua 3 năm 2012-2014 tăng 2,41%, thuốc trừ bệnh tăng 15,88%.

Ngày nay, do đời sống người dân ngày càng được nâng lên, nhu cầu về thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao như thịt, cá trong bữa ăn tăng lên, do đó sản xuất nông nghiệp có xu hướng chuyển dịch từ trồng trọt sang chăn nuôi. Từ đó nhu cầu các vật tư nông nghiệp trong chăn nuôi như thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y cũng tăng lên qua các năm, cám công nghiệp tăng từ 1530 tấn năm 2012 lên 1630 tấn năm 2014, thuốc thú y tăng từ 4,06 tấn lên 4,37 tấn năm 2014 (Bảng 4.3).

Trong chăn nuôi, các hộ sản xuất nông nghiệp tại địa bàn thị xã Từ Sơn đã quen với việc sử dụng các loại thức ăn công nghiệp như cám hỗn hợp, cám đậm đặc; tuy nhiên do giá cả các loại cám này cao nên hộ đã dùng bổ sung cám ngô, và các loại cám khác như cám gạo, bột cá để pha trộn thay thế cho các loại cám

công nghiệp, điều này được chứng minh bởi qua 3 năm 2012-2014 lượng cám ngô sử dụng tăng 8,01%, lượng cám khác tăng 9,92%.

Bảng 4.3. Số lượng, chủng loại vật tư nông nghiệp sử dụng qua các năm tại thị xã Từ Sơn

Vật tư 2012 (Tấn) 2013 (Tấn) 2014 (Tấn) So sánh (%) 13/12 14/13 BQ 1. Phân bón - Đạm Urê 720 710 705 98,61 99,30 98,95 - Lân các loại 460 440 430 95,65 97,73 96,68 - Kali 160 169 175 105,63 103,55 104,58 - NPK 900 930 950 103,33 102,15 102,74 - Các loại phân khác 820 810 810 98,78 100,00 99,39 2. Thuốc BVTV - Thuốc trừ sâu 1,64 1,68 1,72 102,44 102,38 102,41 - Thuốc trừ bệnh 1,05 1,32 1,41 125,71 106,82 115,88 - Thuốc trừ cỏ 1,72 1,71 1,69 99,42 98,83 99,12 - Các loại khác 0,67 0,83 0,84 123,88 101,20 111,97 3. Thuốc thú y - Vaccine 1,43 1,56 1,59 109,09 101,92 105,45 - Thuốc chữa bệnh 1,62 1,53 1,47 94,44 96,08 95,26 - Các loại khác 1,01 1,24 1,31 122,77 105,65 113,89

4. Thức ăn chăn nuôi

- Cám hỗn hợp 470 450 430 95,74 95,56 95,65

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 57)