Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của thị xã Từ Sơn
3.1.2.1. Dân số, lao động
Tình hình dân số, lao động của thị xã Từ Sơn giai đoạn 2013 - 2015 được thể hiện qua bảng số liệu 3.2. Năm 2015, dân số toàn thị xã có 152.674 người với tốc độ tăng trưởng dân số bình quân đạt 1,23%/năm. Tổng số hộ trong toàn thị xã là 40.834 hộ, bình quân đạt 3.739 khẩu/hộ.
Bảng 3.1. Tình hình phân bổ, sử dụng đất đai của thị xã Từ Sơn
Chỉ tiêu
Năm 2013 Số lượng Cơ cấu
Năm 2014 Số lượng Cơ cấu
Năm 2015
Số lượng Cơ cấu So sánh (%) (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) 14/13 15/14 BQ Tổng diện tích TN 6133,2 100,00 6133,2 100,00 6133,2 100,00 100,00 100,00 100,00
1. Đất nông nghiệp 2961,4 48,28 2702,3 44,06 2517,7 41,05 91,25 93,17 92,21
1.1 Đất trồng cây hàng năm 2706,1 91,38 2521,0 93,29 2352,8 93,45 93,16 93,33 93,24
- Đất trồng lúa 1945,6 65,70 1810,4 66,99 1658,0 65,85 93,05 91,58 92,31
- Đất trồng cây khác 760,5 25,68 710,6 26,30 694,8 27,60 93,44 97,77 95,58
1.2 Đất trồng cây lâu năm 32,3 1,09 32,3 1,20 32,2 1,28 100,00 99,69 99,84
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 223,0 7,53 149,0 5,51 132,7 5,27 66,80 89,08 77,14
2. Đất phi nông nghiệp 3067,9 50,02 3333,2 54,35 3557,1 58,00 108,65 106,72 107,68
2.1 Đất nhà ở 1051,4 34,27 1309,5 39,29 1249,5 35,13 124,55 95,42 109,02
2.2 Đất chuyên dụng 1866,8 60,85 1789,1 53,67 2063,7 58,02 95,84 115,35 105,14
2.3 Đất khác 149,7 4,88 234,6 7,04 243,9 6,86 156,71 103,95 127,63
3. Đất chưa sử dụng 103,9 1,69 97,8 1,59 58,4 0,95 94,13 59,76 75,00
Nguồn: Phòng Tài nguyên & môi trường thị xã Từ Sơn (2013, 2014, 2015)
Toàn thị xã có 80.735 lao động đang hoạt động trong tất cả các ngành trong đó số nhân khẩu và số lao động của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ cao.
Do sự biến động về đất đai trong nông nghiệp, đất khu công nghiệp đã kéo theo sự thay đổi lao động trong các ngành nghề sản xuất của thị xã. Số hộ nông nghiệp năm 2013 là 5821 hộ (chiếm 15,57% tổng số hộ) thì đến năm 2015 là 4.299 hộ (chiếm 10,53% tổng số hộ ). Về số nhân khẩu nông nghiệp, năm 2013 tỷ lệ nhân khẩu nông nghiệp là 25,23%tương ứng với 37.591 người thì đến năm 2015 số nhân khẩu giảm xuống còn 25.072 người, chiếm 16,42% số nhân khẩu.
Là địa phương có nhiều ngành nghề truyền thồng và nhiều khu công nghiệp phát triển nên Từ Sơn là nơi thu hút khá nhiều lao động trong và ngoài tỉnh. Chỉ tính riêng lao động của thị xã năm 2015 đã có tới 80.753 lao động trong đó lao động hoạt động trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm nhiều nhất với 52.078 lao động, bình quân qua 3 năm lao động trong ngành này tăng lên 24,71%, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất với 6,00% trong cơ cấu giảm.
Với đặc điểm dân số như trên, Từ Sơn có nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh, dân số trong độ tuổi lao động là 79.746 người chiếm 52,89% trong tổng số dân, là thế mạnh trong quá trình phát triển kinh tế cũng như phát triển sản xuất kinh doanh các làng nghề. Tuy nhiên, với quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số nhanh sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thị xã cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của thị xã Từ Sơn vẫn còn thấp, lao động chưa qua đào tạo nghề vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động chung của toàn thị xã. Điều này phản ánh đa số các lao động ở Từ Sơn phù hợp với các công việc đòi hỏi về sức khoẻ là chính. Vì vậy, Từ Sơn vừa phải lựa chọn phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, đồng thời phải xây dựng chiến lược đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động. Đây cũng là đặc điểm chung của các đơn vị hành chính trong tỉnh Bắc Ninh.
3.1.2.2. Kết quả phát triển kinh tế xã hội
Từ Sơn được coi là nơi đất chật người đông vì thế từ xưa đến nay người dân nơi đây không bao giờ chỉ trông chờ vào thửa ruộng chịu đói, chịu nghèo. Nhiều làng nghề truyền thống ở các xã đã được duy trì và phát triển, nhất là trong thời kỳ đổi mới như nghề mộc mỹ nghệ, nghề sắt thép, nghề dệt,...
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động thị xã Từ Sơn giai đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2013
Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Năm 2014 Số lượng Cơ cấu Năm 2015 So sánh %
SL (%) SL (%) SL (%) 14/13 15/14 BQ
I. Tổng số nhân khẩu Người 148.972 100,00 150.819 100,00 152.674 100,00 101,24 101,23 101,23
1. Khẩu nông nghiệp Người 37.591 25,23 30.361 20,13 25.072 16,42 80,77 82,58 81,67
2. Khẩu CN, TTCN Người 55.365 37,16 64.295 42,63 71.541 46,86 116,13 111,27 113,67 3. Khác Người 56.016 37,60 56.163 37,24 56.061 36,72 100,26 99,82 100,04 II. Tổng số hộ Hộ 37.390 100,00 38.968 100,00 40.834 100,00 104,22 104,79 104,50 1. Hộ nông nghiệp Hộ 5.821 15,57 4.971 12,76 4.299 10,53 85,40 86,49 85,94 2. Hộ CN, TTCN Hộ 18.077 48,35 20.531 52,69 22.019 53,92 113,58 107,25 110,37 3. Hộ khác Hộ 13.562 36,27 13.466 34,56 14.516 35,55 99,29 107,79 103,46 III. Tổng số lao động LĐ 75.745 100,00 77.684 100,00 80.753 100,00 102,56 103,95 103,25
1. Lao động nông nghiệp LĐ 11.319 14,94 7.772 10,00 4.842 6,00 68,66 62,30 65,40
2. Lao động CN, TTCN LĐ 33.491 44,22 43.179 55,58 52.087 64,50 128,93 120,63 124,71
3. Lao động ngành khác LĐ 30.935 40,84 26.733 34,41 23.824 29,50 86,42 89,12 87,76
IV. Chỉ tiêu bình quân
1. Số khẩu/hộ Người/Hộ 3,98 - 3,87 - 3,74 - 97,24 96,64 96,94
2. Khẩu NN/hộ NN Người/Hộ 6,46 - 6,11 - 5,83 - 94,58 95,42 95,00
3. Lao động/hộ LĐ/hộ 2,03 - 1,99 - 1,98 - 98,03 99,50 98,76
4. Lao động NN/hộ NN LĐ/hộ 1,95 - 1,56 - 1,13 - 80,00 72,44 76,12
Nguồn: Phòng Thống kê thị xã Từ Sơn (2013, 2014, 2015)
Tính đến hết năm 2015, toàn thị xã có 10 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề do thị xã quản lý với tổng diện tích 196,32 ha, 1 khu công nghiệp tập trung (Khu công nghiệp Tiên Sơn) do tỉnh quản lý với tổng diện tích 232,28 ha. Nhìn chung khu công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp làng nghề đã và đang xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng và đi vào sản xuất, tỷ lệ lấp đầy từ 30-100%, trong đó 7 cụm công nghiệp làng nghề cơ bản xây dựng xong và đi vào sản xuất: Cụm công nghiệp sản xuất thép Châu Khê, cụm công nghiệp Lỗ Sung-Đình Bảng, cụm công nghiệp Mả Ông, cụm công nghiệp Dốc Sặt, cụm công nghiệp dệt xã Tương Giang, cụm công nghiệp Đồng Nguyên và cụm công nghiệp đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ với tổng diện tích 95,04 ha.
Ngoài ra, Từ Sơn đang tiếp tục giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Tiên Sơn, mở rộng các cụm công nghiệp sắt thép Châu Khê giai đoạn II và cụm công nghiệp đa nghề phường Đình Bảng, đang triển khai 8 dự án các cụm công nghiệp và dịch vụ thương mại với tổng diện tích 179,43 ha tạo điểu kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vốn, trang bị máy móc, thiết bị kịp thời đưa vào sản xuất tạo sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Đồng thời góp phần thu hút lao động giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá.
Đất Bắc Ninh nổi tiếng là “đất trăm nghề” với hệ thống làng nghề truyền thống xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử Trong đó, Từ Sơn là vùng đất xứng danh và mang đậm dấu ấn hơn cả. Theo sách “ Bắc Ninh phong thổ tạp ký” thì ở vùng Đông Ngàn, Từ Sơn thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã nổi tiếng với nhiều kỹ nghệ dân gian như: nghề nấu rượu, nghề mộc, chạm khắc, nghề rèn sắt…
Kết quả phát triển kinh tế của thị xã qua các năm 2013 - 2015 được thể hiện qua bảng số liệu 3.3. Tổng giá trị sản xuất của thị xã không ngừng tăng lên qua các năm, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 17,58%/năm, tính đến hết năm 2015, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn thị xã theo giá hiện hành đạt 7.302,9 tỷ đồng.
Đóng góp lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất của thị xã là ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (năm 2013: 61,76%%; đến năm 2014 là 58,49 %) và thấp nhất là ngành nông lâm nghiệp (năm 2013: 2,65% đến năm 2014 là 1,84%). Nguyên nhân chính là do đất nông nghiệp bị mất nhiều diện tích để chuyển đổi sang đất phục vụ các khu, cụm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế thị xã Từ Sơn giai đoạn 2013-2015 theo giá hiện hành
Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh(%)
SL (Trđ) CC (%) SL (Trđ) CC (%) SL (Trđ) CC (%) 14/13 15/14 BQ I. Tổng GTSX 5.282.546 100,00 6.025.738 100,00 7.302.955 100,00 114,07 121,20 117,58 1. GTSX ngành NN 139.846 2,65 136.916 2,27 134.530 1,84 97,90 98,26 98,08 - Ngành trồng trọt 57.654 41,23 54.976 40,15 49.985 37,16 95,36 90,92 93,11 - Chăn nuôi 63.888 45,68 64.510 47,12 67.233 49,98 100,97 104,22 102,58 - Thuỷ sản 11.920 8,52 11.161 8,15 11.271 8,38 93,63 100,99 97,24 - Dịch vụ NN 6.384 4,57 6.269 4,58 6.041 4,49 98,19 96,36 97,27 2. CN – TTCN 3.262.700 61,76 3.597.462 59,70 4.271.334 58,49 110,26 118,73 114,42 3. TMDV 1.880.000 35,59 2.291.360 38,03 2.897.091 39,67 121,88 126,44 124,14
II. Chỉ tiêu bình quân
1. Tổng GTSX/khẩu 35,46 - 39,95 - 47,83 - 112,66 119,72 116,14
2. Tổng GTSX/hộ 141,28 - 154,63 - 178,84 - 109,45 115,66 112,51
3. Tổng GTSX/LĐ 69,74 - 77,57 - 90,44 - 111,23 116,59 113,88
Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Từ Sơn (2015 )
Trong giai đoạn 2013-2015, mặc dù giá trị ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp liên tục tăng và có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,42%. Tuy nhiên tỷ trọng ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp lại có xu hướng giảm trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn. Nguyên nhân là do sự tăng mạnh mẽ giá trị ngành thương mại dịch vụ trong những năm qua. Qua đó góp phần nâng cao giá trị sản xuất chung, thúc đẩy nền kinh tế thị xã phát triển nhanh và toàn diện.
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của Từ Sơn được đầu tư xây dựng rất lớn. Có nhiều cụm công nghiệp đã và đang được xây dựng, giao thông thuỷ lợi và các trạm y tế, trường học được xây mới và cải tạo khá nhiều.
Các cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề theo quy hoạch đã được duyệt và đang được hoàn thành, đưa vào sử dụng như: Đồng Kỵ, Tương Giang, Đình Bảng, Châu Khê.
Giao thông: Từ Sơn có hệ thống đường bộ tương đối hoàn chỉnh quốc lộ 1A có chiều dài 8km, quốc lộ 1B dài 4 km, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua. Đường liên xã, trục thôn, ngõ xóm hầu hết được bê tông hoá.
Thuỷ lợi: Đê sông Ngũ Huyện Khê được nâng cấp và rải phối được 36 km mặt đê đảm bảo an toàn mùa mưa lũ và thuận lợi giao thông các xã có đê. Toàn Thị xã đã kiên cố hoá được 25 km kênh mương cấp II. Với hệ thống kênh mương như vậy đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển khá toàn diện, cơ cấu mùa vụ từng bước được bố trí hợp lý.
Điện và thông tin bưu điện: Hiện nay 100% số thôn ở Từ Sơn đều có điện tiêu dùng và sản xuất, với 35 km đường dây cao thế 220 kv, 35 kv, 153 km đường dây cao thế 10 kv, 214 trạm biến áp, hạ áp. Tuy nhiên, thiết bị đường dây nhiều tuyến quá cũ xuống cấp nghiêm trọng gây tổn hao điện năng lớn dẫn đến giá bán điện cho hộ còn ở mức cao. Đặc biệt, hiện nay tình trạng cắt điện luân phiên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh ở các làng nghề.
Đến nay 12/12 xã, phường của thị xã có điểm bưu điện văn hoá, toàn thị xã có 32.377 máy điện thoại thuê bao, đưa bình quân 23 máy/100 người dân góp phần đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng trong phạm vi thị xã.
Y tế: Tuy còn khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nhưng ngành y tế đã có nhiều cố gắng trong việc khám chữa bệnh. Đến nay thị xã có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế dự phòng và 12/12 xã, phường có trạm y tế với đội ngũ y bác sỹ đã được đào tạo chuyên môn tốt phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Tuy vậy việc quản lý hành nghề y học tư nhân chặt chẽ, công suất sử dụng giường bệnh còn thấp, việc kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được thường xuyên.
Giáo dục - đào tạo: Phát triển khá toàn diện, hiện nay toàn thị xã có 4 trường phổ thông trung học (trong đó có 1 trường dân lập, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên), có 16 trường tiểu học, 13 trường trung học cơ sở, 66 nhà trẻ, mẫu giáo. Đến nay đã có 12/12 xã, phường có trường học xây dựng kiên cố đạt 82,7%, có 30/43 trường học đạt chuẩn quốc gia. Nằm trên địa bàn thị xã còn có trường Đại học thể dục thể thao Trung ương 1, trường Cao đẳng công nghệ Bắc Hà, trường Cao đẳng Thuỷ sản và trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp.
- Giao thông: Thị xã có hệ thống giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh: Đường quốc lộ 1A có chiều dài 8 km, đường cao tốc quốc lộ 1B dài 4 km, đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn chạy qua thị xã dài 7,5 km. Đường liên xã, trục thôn, ngõ xóm hầu hết được rải nhựa hoặc bê tông hoá.
- Thuỷ lợi: Đê Ngũ huyện khê được nâng cấp và rải cấp phối được 36 km mặt đê đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ và thuận lợi về giao thông cho các xã, phường có đê. Toàn thị xã đã kiên cố hoá được 25 km kênh mương cấp II. Với hệ thống kênh mương như vậy đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển khá toàn diện, cơ cấu mùa vụ từng bước được bố trí hợp lý.
- Điện, thông tin liên lạc: Hiện nay 100% số thôn, khu phố trong toàn thị xã đều có điện tiêu dùng và sản xuất, với 35 km đường dây cao thế 35 KW, 153 km đường dây cao thế 10 KW, 214 trạm biến áp, hạ áp. Tuy nhiên, thiết bị đường dây nhiều tuyến quá cũ, xuống cấp nghiêm trọng gây tổn hao điện năng lớn dẫn đến giá bán điện cho các hộ dân còn cao.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm đảm bảo tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu. Căn cứ vào tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp các xã, thị trấn trên địa bàn cũng như tình
hình cung ứng dịch vụ vật tư nông nghiệp tại địa phương. Tác giả tiến hành chọn 3 xã, phường để nghiên cứu:
+ Phường Đình Bảng: Là nơi có diện tích nông nghiệp thấp, chịu sự tác động lớn trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa;
+ Xã Hương Mạc: Có diện tích nông nghiệp trung bình của thị xã, có làng nghề truyền thống phát triển;
+ Xã Phù Chẩn: Là xã thuần nông, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp kém phát triển;
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Thông tin, dữ liệu thứ cấp là những thông tin có sẵn được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các nguồn bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã được xuất bản, và các công trình có liên quan khác. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những thông tin này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.