Phân tích các yếu tố ảnh hưởng quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 89)

ĐỐI VỚI KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA THỊ XÃ TỪ SƠN 4.2.1. Chủ trương, chính sách và thông tin

Các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp có ảnh hướng lớn tới hoạt động quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn, các văn bản này chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động từ cấp phép, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong kinh doanh vật tư nông nghiệp tại địa bàn. Vì vậy chủ trương, chính sách rõ ràng, và có hướng dẫn thực hiện cụ thể thì việc quản lý của các cơ quan Nhà nước mới nghiêm ngặt, minh bạch, xử lý đúng và triệt để các sai phạm trong kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp có nhiều, nhưng vận dụng trực tiếp vào quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp ở thị xã Từ Sơn hầu như là những văn bản được áp dụng trong toàn tỉnh Bắc Ninh. Các văn bản của chính phủ, bộ, ngành đều áp dụng cho toàn tỉnh chứ chưa có văn bản riêng nào áp dụng cho thị xã Từ Sơn.

Những văn bản pháp luật trên thực tế quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp ở thị xã Từ Sơn nổi lên những bất cập sau:

- Thiếu chế tài xử lý những vấn đề nảy sinh trong thực tế sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại vật tư nông nghiệp, nhất là hiện tượng vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng chưa được làm rõ. Theo như cán bộ tham gia công tác thanh tra kiểm tra kinh doanh vật tư nông nghiệp cho biết: trong thực tế khi thanh tra đã phát hiện 01 vụ vật tư giả và 04 vụ vật tư kém chất lượng qua 3 năm 2013 – 2014, song do chế tài xử lý chưa rõ ràng cho từng mức vi phạm về số lượng vật tư giả bao nhiêu, mức độ nguy hại của vật tư giả như thế nào nên việc xử lý đạt được sự răn đe cho việc kinh doanh vật tư giả, vật tư kém chất lượng trên địa bàn;

- Việc áp dụng các chế tài quy định chung gặp nhiều khó khăn và không phù hợp với tính đặc thù riêng của kinh doanh mỗi loại vật tư nông nghiệp, một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện;

- Hệ thống văn bản pháp luật thiếu đồng bộ, chưa thống nhất và còn nhiều bất cập.

Hộp 4.2. Quy định trong quản lý vật tư nông nghiệp

“ Vật tư nông nghiệp bao gồm rất nhiều chủng loại vật tư như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý,... các loại vật tư này thường xuyên có những sản phẩm mới trên thị tường, quy định về dư lượng thành phần của các vật tư cũng liên tục cập nhật, thông tư hướng dẫn cũng chưa rõ ràng nên còn gây ra lúng túng cho cán bộ xem xét hồ sơ, đồng thời việc thu xếp thanh tra địa điểm kinh doanh cần liên hệ với nhiều ban ngành nên việc thanh tra, kiểm tra thường chỉ diễn ra theo đợt, khi kết thúc các đợt thanh tra thì việc chấp hành các quy định trong kinh doanh của các cửa hàng vật tư nông nghiệp lại phụ thuộc vào ý thức tự giác của các chủ cửa hàng ...”

Nguồn: Phỏng vấn sâu (Ông Lê Anh Tú - Cán bộ phòng Tài chính – Kế toán tại thị xã Từ Sơn)

Để nâng cao hiệu lực của pháp luật trong các văn bản cần phân loại những vi phạm để có chế tài phù hợp từ xử lý hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một nguyên nhân của những sai phạm trong kinh doanh vật tư nông nghiệp của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn là do nguồn thông tin cập nhật

về những quy định mới đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp hạn chế, không đầy đủ, không chính xác.

Bảng 4.22. Nguồn thông tin cập nhật về quy định mới, vật tư nông nghiệp mới trong kinh doanh vật tư nông nghiệp

Nguồn thông tin Số ý kiến (n=60)

Tỷ lệ (%)

1. Các phương tiện thông tin đại chúng 51 85,00

2. Cán bộ quản lý (Khuyến nông, BVTV, Thú Y, Phòng kinh tế) 46 76,67

3. Tiếp thị của các doanh nghiệp vật tư nông nghiệp 54 90,00

4. Người quen 43 71,67

5. Các buổi tập huấn, đào tạo 38 63,33

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) Bảng số liệu trên cho thấy nguồn thông tin chủ yếu mà các cơ sở kinh doanh cũng như cán bộ quản lý có được là từ tiếp thị của các doanh nghiệp vật tư nông nghiệp, sau đó là nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, chỉ có 38 cán bộ, chủ cơ sở điều tra, chiếm 63,33% trả lời nguồn thông tin có được từ các buổi tập huấn, đào tạo. Điều này cho thấy việc tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến thông tin các thông tư, nghị định trong quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, người dân trên địa bàn có hiểu biết về vật tư nông nghiệp hay không rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến quyết định của họ khi sử dụng vật tư nông nghiệp đồng thời ảnh hưởng tới kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn. Do đó nguồn thông tin để tìm hiểu về vật tư nông nghiệp khi có thắc mắc, hoặc gặp khó khăn trong sản xuất của hộ là rất quan trọng. Hầu hết các hộ dân nơi đây được đánh giá là tìm hiểu qua các cửa hàng vật tư nông nghiệp, qua người quen và các phương tiện đại chúng. Việc nhận được sự hỗ trợ từ các cán bộ quản lý, các bộ chuyên môn vật tư nông nghiệp tại địa phương còn rất hạn chế (Bảng 4.23).

Bảng 4.23. Nguồn tìm hiểu thông tin về khi có thắc mắc về việc sử dụng vật tư nông nghiệp, gặp khó khăn trong sản xuất của hộ sản xuất

Nguồn thông tin Số ý kiến (n=120)

Tỷ lệ (%)

1. Các cửa hàng vật tư nông nghiệp 99 82,50

2. Cán bộ quản lý (Khuyến nông, BVTV, Thú Y, Phòng

kinh tế) 64 53,33

3. Các phương tiện thông tin đại chúng 82 68,33

4. Liên hệ trực tiếp với nhà cung ứng, DN sản xuât 27 22,50

5. Người quen 89 74,17

6. Tự tìm hiểu qua tài liệu kỹ thuật 22 18,33

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) Trong thời gian tới, để người dân có thể tiếp cận với các thông tin chính thống trong quản lý và sử dụng vật tư nông nghiệp, thì các cơ quan quản lý như Phòng Kinh tế thị xã, Trạm BVTV hay cơ quan chuyển giao tiến bộ kỹ thuật như Trạm Khuyến nông cần đầy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, tập huấn cho người dân các kiến thức, kỹ năng sử dụng vật tư nông nghiệp, hiểu biết về các chất cấm trong sản xuất nông nghiệp, khả năng phân biệt hàng thật và hàng giả, hàng kém chất lượng,… Để từ đó người dân sẽ là một tác nhân quan trọng trong quá trình quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã.

4.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý

Tổ chức bộ máy quản lý là một khâu có ảnh hưởng rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp. Hiện tại, tổ chức bộ máy quản lý hoạt động này còn chưa rõ ràng, chưa có bộ phận chuyên trách nên đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, thực tế hiện nay chỉ có 18 cán bộ tham gia vào công tác quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp một cách thường xuyên, song số cán bộ này cũng không phải là cán bộ quản lý chuyên trách mà kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ khác. Ngoài ra, các cán bộ tham gia vào công tác quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp không được ăn lương phụ trách riêng cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp nên khó tạo động lực để cán bộ thực hiện tốt công việc.

Kinh phí phục vụ cho tổ chức hoạt động quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp là yếu tố quan trọng để duy trì bộ máy hoạt động và

nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã. Nhu cầu kinh phí bao gồm: kinh phí cho hoạt động của nhóm công tác, kinh phí tiền lương, thù lao cho các thành viên; cơ sở trang thiết bị cần thiết chi công tác kiểm tra, thanh tra; kinh phí lấy mẫu và phân tích mẫu. Thực tế khi tham gia hoạt động thanh tra, kiểm tra cán bộ chỉ được trợ cấp thêm 150.000 đồng cho một ngày làm việc, do đó không khuyến khích được cán bộ làm việc tích cực và tỷ mỷ để phát hiện được các vi phạm.

Trong thời gian qua nguồn kinh phí chi tiền lương, thù lao cho đội quản lý thị trường thấp, lại phải kiêm nhiệm thêm công việc khác, nên các cán bộ không thể tập trung cao độ để làm việc hiệu quả.

4.2.3. Trình độ năng lực của các chủ thể, đối tượng trong Quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp. với kinh doanh vật tư nông nghiệp.

4.2.3.1. Trình độ năng lực của các chủ thể quản lý

Cán bộ quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp là chủ thể thực hiện các hoạt động quản lý của nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn, ; đây chính là một trong hai tác nhân chính quyết định hiệu quả việc thực hiện quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp. Do đó, chúng tôi tiến hành điều tra 30 cán bộ các phòng ban tham gia thanh tra, kiểm tra kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn. Một số thông tin chung về cán bộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.6.

Qua bảng 4.24 ta thấy, phần lớn cán bộ quản lý là nam, chiếm tỷ lệ 70%. Độ tuổi trung bình của cán bộ được điều tra là khoảng 38 tuổi, đây là đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, tích cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, chịu khó cập nhật các thông tư, chỉ thị mới về quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, danh sách các chủng loại vật tư nông nghiệp cấm kinh doanh.

Trình độ văn hóa của các cán bộ điều tra ở mức tương đối cao, chiếm 80% số cán bộ được điều tra có trình độ đại học, cao đẳng, 3,33% có trình độ trên đại học, còn lại là 16,67% cán bộ có trình trình độ trung cấp. Tuy nhiên trình độ chuyên môn về vật tư nông nghiệp, cũng như về quản lý kinh doanh của các cán bộ điều tra chưa cao, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng chiếm dưới 57%, tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp chiếm trên 26%; mặt khác các cán bộ có trình độ về quản lý kinh doanh thường lại không có chuyên môn về vật tư nông nghiệp, đây là một hạn chế rất lớn làm giảm hiệu quả hoạt động quản lý khi các

cán bộ này là những người tham gia thanh tra, kiểm qua kinh doanh vật tư nông nghiệp của các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn.

Bảng 4.24. Thông tin chung về cán bộ quản lý Nhà nước được điều tra

Diễn giải ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Tổng số cán bộ điều tra Người 30

2. Giới tính của cán bộ

- Nam Người 21 70,00

- Nữ Người 9 30,00

3. Tuổi bình quân cán bộ Tuổi 38,24

4. Trình độ văn hóa

- Trên Đại học Người 1 3,33

- Đại học, cao đẳng Người 24 80,00

- Trung cấp Người 5 16,67

- Sơ cấp, phổ thông Người 0 -

5. Thâm niên công tác năm 5,18

6. Trình độ chuyên môn về vật tư

nông nghiệp

- Trên Đại học Người -

- Đại học, cao đẳng Người 14 46,67

- Trung cấp Người 12 40,00

- Sơ cấp, phổ thông Người 4 13,33

7. Trình độ về quản lý kinh doanh -

- Trên Đại học Người 1 3,33

- Đại học, cao đẳng Người 17 56,67

- Trung cấp Người 8 26,67

- Sơ cấp, phổ thông Người 5 16,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) Lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp có trình độ tương đối cao, tỷ lệ đại học và trên đại học chiếm 77,78%. Tuy nhiên, các cán bộ này chủ yếu được đào tạo về mặt kỹ thuật như trồng trọt, chăn nuôi nên nghiệp vụ quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp chưa cao, làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, ít được tập huấn bổ sung, nâng cao kiến thức nghiệp vụ. Bên cạnh đó, do địa bàn quản lý rộng, lực lượng cán bộ mỏng, toàn thị xã chỉ có 09 cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra, quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, để quản lý địa bàn 12 xã, phường, thị trấn về kinh doanh tất

cả các loại vật tư nông nghiệp như: phân bón, thuốc BVTV, Thức ăn chăn nuôi, thuốc thú ý, giống, do vậy không thể kiểm soát hết được tình hình kinh doanh, buôn bán, sử dụng vật tư nông nghiệp trên thị trường. Mặt khác, Danh mục các vật tư nông nghiệp, cụ thể là các loại thuốc BVTV, thuốc thú y được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, thuốc cấm quá nhiều, cập nhật hàng năm, trình độ của cán bộ quản lý có hạn không thể nhớ hết được danh mục thuốc.

Tại Phòng Kinh tế thị xã, các cán bộ có trình độ chuyên môn trong ngành nông nghiệp như được đào tạo về trồng trọt, chăn nuôi, BVTV, thú y nhưng lại thiếu kinh nghiệm về quản lý kinh doanh, ngược lại các cán bộ phòng kinh tế, thị trường lại thiếu chuyên môn về vật tư nông nghiệp; đồng thời lực lượng cán bộ này không chuyên trách về quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp mà thường kiêm nhiệm và chỉ tham gia vào quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp dưới hình thức kiểm tra, nhắc nhở và tham gia vào các đoàn kiểm tra do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc UBND thị xã thành lập.

Tại các xã, không có cán bộ làm quản lý phân bón, thuốc BVTV, Thức an chăn nuôi, giống mà chủ yếu là cán bộ Khuyến nông, Thú y cơ sở kiêm nhiệm, vai trò khá mờ nhạt.

4.2.3.2. Trình độ năng lực của đối tượng quản lý

Chủ các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp là đối tượng của hoạt động quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp; đây là một trong hai tác nhân chính của hoạt động quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, kết quả điều tra một số thông tin chung của 30 chủ cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn được thể hiện qua Bảng 4.25.

Đa số các chủ hộ kinh doanh là nam, chiếm 80% số chủ cơ sở kinh doanh điều tra, và có độ tuổi trung bình là trên 42 tuổi, đã có thâm niên trong kinh doanh là bình quân trên 4 năm.

Qua Bảng 4.25 cũng cho thấy, tỷ lệ các chủ hộ điều tra có trình độ chuyên môn về vật tư nông nghiệp bậc đại học, cao đẳng chỉ chiếm tỷ lệ dưới 30%, bậc trung cấp chiếm 43,33%; trình độ về quản lý kinh doanh thì có trên 43% chủ cơ sở kinh doanh được điều tra có trình độ từ trung cấp trở nên. Điều này cho thấy các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn, khả năng hiểu biết về vật tư nông nghiệp cũng như kinh doanh vật tư nông nghiệp chưa cao, dẫn đến chỉ kinh

doanh tự phát theo thị trường, theo kinh nghiệm chứ chưa có những hiểu biết sâu về vật tư nông nghiệp để lựa chọn những vật tư cung ứng đảm bảo chất lượng, được phép lưu hành, và chưa có biện pháp bảo quản, lưu kho vật tư nông nghiệp đúng cách.

Bảng 4.25. Thông tin chung về chủ cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp được điều tra

Diễn giải ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Tổng số chủ cơ sở kinh doanh điều tra Người 30

2. Giới tính của chủ cơ sở kinh doanh

- Nam Người 24 80,00

- Nữ Người 6 20,00

3. Tuổi bình quân chủ cơ sở kinh doanh Tuổi 42,72

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)