của thị xã Từ Sơn
Nội dung Số lượng mẫu
Kết quả Đạt Số lượng Tỷ lệ (%) Không đạt Số lượng Tỷ lệ (%) - Năm 2012 14 11 78,57 3 21,43 - Năm 2013 16 13 81,25 3 18,75 - Năm 2014 12 10 83,33 2 16,67 - Năm 2015 13 11 84,62 2 15,38 Nguồn: Trạm BVTV thị xã Từ Sơn (2015) Bảng 4.13 cho thấy những năm gần đây chất lượng thuốc BVTV cung cấp trên địa bàn thị xã Từ Sơn đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ mẫu xét nghiệm thuốc BVTV không đạt giảm từ 21,43% năm 2012 xuống còn 15,38% năm 2015.
Bảng 4.14. Kết quả lấy mẫu kiểm định chất lượng thuốc thú y của thị xã Từ Sơn
Nội dung Số lượng mẫu Kết quả
Đạt Tỷ lệ (%) Không đạt Tỷ lệ (%) - Năm 2012 18 14 77,78 4 22,22 - Năm 2013 21 17 80,95 4 19,05 - Năm 2014 16 13 81,25 3 18,75 - Năm 2015 15 14 93,33 1 6,67 Nguồn: Trạm Thú y thị xã Từ Sơn ( 2015) Kết quả lấy mẫu kiểm định chất lượng thuốc thú y cho thấy tỷ lệ thuốc thú y cung cấp trên địa bàn không đạt tiêu chuẩn còn cao, trên 22% năm 2012, tới năm 2015 có giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao gần 7%. Đây là hệ quả tất yếu của việc trình độ, hiểu biết về thuốc thú y của các chủ cơ sở kinh doanh chưa cao, chưa nhận thức được việc bảo quản thuốc thú y nhằm đảm bảo chất lượng, đồng thời có những chủ cơ sở kinh doanh thuốc thú y cũng không phân biệt được thuốc giả, thuốc kém chất lượng, không có khả năng tư vấn cho hộ sản xuất khi bán hàng; một phần khác là do cố tình sai phạm vì mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh.
Bảng 4.15. Đánh giá của các hộ nông dân về chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn Chất lượng các loại đầu vào Tốt Bình thường Kém Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1. Phân bón 25 41,67 32 53,33 3 5,00
2. Thức ăn chăn nuôi 24 40,00 28 46,67 8 13,33
3. Thuốc BVTV 14 23,33 31 51,67 15 25,00
4. Thuốc thú y 16 26,67 30 50,00 14 23,33
5. Giống vật nuôi 12 20,00 26 43,33 22 36,67
6. Giống cây trồng 18 30,00 29 48,33 13 21,67
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) Nông dân là những người trực tiếp sử dụng các loại vật tư nông nghiệp vào trong sản xuất, họ căn cứ vào kinh nghiệm và kết quả sản xuất của mình để đánh giá chất lượng của vật tư nông nghiệp mà họ mua về sử dụng. Đây là một các đánh giá chất lượng vật tư nông nghiệp tương đối
chính xác. Kết quả đánh giá chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.19. Có thể nhận thấy chất lượng phân bón và thức ăn chăn nuôi cung cấp trên địa bàn được các hộ nông dân nơi đây khá hài lòng, với hơn 40% số hộ điều tra khi được hỏi về chất lượng có câu trả lời là tốt, trên 46% có câu trả lời là bình thường. Giống vật nuôi và thuốc bảo vệ thực vật là hai loại vật tư được các hộ điều tra đánh giá chất lượng thấp, có trên 25% các hộ điều tra trả lời chất lượng hai loại vật tư này được cung ứng trên địa bàn là kém, trên 43% có câu trả lời là bình thường, và chỉ có khoảng hơn 20% có câu trả lời là tốt.
c) Quản lý Nhà nước về giá cả vật tư nông nghiệp của thị xã Từ Sơn
Giá cả các loại vật tư là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân. Không ít các hộ nông dân không dám mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao chỉ vì nỗi lo lắng về sự biến động giá cả vật tư nông nghiệp. Do vậy nhằm đảm bảo ổn định sản xuất, bảo vệ người tiêu dùng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có những biện pháp quản lý giá cả vật tư nông nghiệp như áp các mức giá trần về phân bón, thức ăn chăn nuôi; giảm thuế cho các công ty sản xuất vật tư nông nghiệp. Đội quản lý thị trường đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp tại địa bàn thị xã Từ Sơn cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát mức giá bán của các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, đồng thời tuyên truyền công bố rộng rãi tới người nông dân để tránh tình trạng người nông dân thiếu thông tin và bị ép giá.
Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về biến động giá cả vật tư nông nghiệp trên địa bàn
Sự thay đổi giá cả đầu vào
Tăng Giữ nguyên Giảm Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1. Phân bón 35 58,33 22 36,67 3 5,00
2. Thức ăn chăn nuôi 31 51,67 24 40,00 5 8,33
3. Thuốc BVTV 21 35,00 36 60,00 3 5,00
4. Thuốc thú y 16 6,67 37 61,67 7 11,67
5. Giống vật nuôi 38 63,33 16 26,67 6 10,00
6. Giống cây trồng 25 41,67 30 50,00 5 8,33
Tuy nhiên, giá cả được quyết định phần lớn theo thị trường cạnh tranh, những năm gần đây giá cả các loại vật tư không ngừng biến động (bảng 4.4). Điều này cũng được thể hiện qua kết quả đánh giá của các hộ nông dân được điều tra tại thị xã Từ Sơn.
Bảng 4.16 cho thấy giống vật nuôi là loại vật tư được các hộ nông dân đánh giá là có giá không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, với trên 63% hộ sản xuất được hỏi có câu trả lời là giá tăng. Tiếp đó hai loại vật tư chính trong nông nghiệp, chiếm phần lớn chi phí trong sản xuất nông nghiệp là phân bón và thức ăn chăn nuôi cũng được phần lớn các hộ đánh giá là giá loại vật tư này ngày càng tăng, với trên 51% số hộ điều tra. Thuốc thú y và thuốc BVTV là các loại vật tư mà trên 60% các hộ điều tra đánh giá loại vật tư này có giá tương đối ổn định.
4.1.3.4. Tình hình thực hiện tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn
Nhằm thực hiện quản lý tốt hoạt động kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn, Ban lãnh đạo thị xã Từ Sơn đã lên kế hoạch cho các phòng ban cử cán bộ đi đào tạo và tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ quản lý, chủ các cơ sở kinh doanh và các hộ nông dân để tăng cường hiểu biết, nhận thức về đặc tính, cách sử dụng vật tư nông nghiệp, cũng như thực hiện kinh doanh vật tư nông nghiệp và quản lý kinh donah vật tư nông nghiệp. Kết quả tập huấn đó của thị xã được thể hiện qua bảng 4.17. Năm 2015 toàn thị xã đã tổ chức được 17 lớp tập huấn kiến thức về quản lý kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp, đào tạo cho 580 lượt người, trong đó có 110 cán bộ, 170 chủ cơ sở kinh doanh và 300 hộ nông dân.
Nội dung tập huấn chính cho các hộ nông dân là kiến thức về đặc điểm và cách sử dụng vật tư nông nghiệp, bao gồm cả cách nhận biết vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, vật tư nông nghiệp có chất độc hại bị cấm lưu hành, đồng thời người nông dân cũng được khuyến khích tố giác những cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp vi phạm quy định của Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Riêng lực lượng cán bộ quản lý, và chủ các cơ sở kinh doanh được tập huấn về cả 3 nội dung kiến thức đó là về đặc điểm, cách sử dụng vật tư nông nghiệp, những quy định trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, các hoạt động quản
lý Nhà nước trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, thủ tục hoạt động tiến hành thanh tra. Vì chủ các cơ sở kinh doanh là đối lượng, còn các cán bộ quản lý là chủ thể của hoạt động quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, do đó cả đối tượng và chủ thể cần phải nắm rõ mọi quy định, quy trình trong quản lý, thanh tra, kiểm tra kinh doanh vật tư nông nghiệp để có thể giám sát hoạt động lẫn nhau, đảm bảo hoạt động quản lý, kiểm tra diễn ra công khai, minh bạch và có hiệu quả ngăn ngừa vi phạm cao nhưng không gây cản trở hoạt động kinh doanh đúng quy định của các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Bảng 4.17. Tình hình thực hiện tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp
tại địa bàn thị xã Từ Sơn năm 2015
Diễn giải ĐVT Tổng số Trong đó SL CC Cán bộ quản lý Chủ cơ sở kinh doanh Hộ nông dân 1. Số lớp tập huấn Lớp 17 6 7 4
- Kinh doanh vật tư nông nghiệp Lớp 3 17,65 1 2
- Đặc điểm, cách sử dụng vật tư
nông nghiệp Lớp 9 52,94 2 3 4
- Quản lý kinh doanh Lớp 5 29,41 3 2
2. Số người đã tham gia người 580 110 170 300
- Kinh doanh vật tư nông nghiệp người 70 10,00 30 40
- Đặc điểm, cách sử dụng vật tư
nông nghiệp người 410 58,57 40 70 300
- Quản lý kinh doanh người 100 14,29 40 60
Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Từ Sơn (2015) Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, chủ cơ sở kinh doanh và người dân đã được Lãnh đạo thị xã Từ Sơn quan tâm tăng cường thực hiện, tuy nhiên để đánh giá hiệu quả của hoạt động này chúng tôi tiến hành lấy ý kiến khảo sát của các đối tượng điều tra về kiến thức thu thập được khi tham gia các lớp tập huấn về quản lý kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp tại địa bàn. trong số cán bộ và chủ cơ sở kinh doanh được điều tra đều đánh giá tiếp thu tốt kiến thức của các buổi tập huấn, tuy nhiên đối tượng có ý kiến đánh giá là tiếp thu kiến thức chưa tốt, điều này là do hạn chế về trình độ của các cán bộ cũng như chủ các cơ sở kinh doanh.
Điều này cho thấy Lãnh đạo thị xã Từ Sơn cần xem xét làm mới phương pháp giảng dạy và tăng cường công tác tập huấn chi tiết hơn nữa để tất cả cán bộ, người dân địa phương cùng có nhiều hiểu biết hơn nữa về vật tư nông nghiệp, kinh doanh và quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhằm có sự chung tay quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp của Nhà nước và cộng đồng dân cư trên địa bàn.
4.1.3.5. Đánh giá chung về quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn
Bảng 4.18. Ý kiến đánh giá chung về tình hình quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn
Chỉ tiêu Tốt Bình thường Kém Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến) Tỷ lệ (%)
1. Chất lượng vật tư nông nghiệp 38 31,67 51 42,50 31 25,83
2. Giá bán các loại vật tư nông nghiệp 48 40,00 53 44,17 19 15,83
3. Tình hình quản lý của các cơ quan
quản lý nhà nước 47 39,17 57 47,50 16 13,33
4. Khả năng phát hiện các sai phạm của
các cơ quan QLNN 41 34,17 54 45,00 25 20,83
5. Việc sử lý các sai phạm 35 29,17 46 38,33 39 32,50
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) Đánh giá chung về tình hình kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn cho thấy khâu yếu kém nhất vẫn là việc xử lý các sai phạm đã phát hiện, có trên 32% số cán bộ, chủ cơ sở kinh doanh và người dân có câu trả lời là kém về khâu này.
Bảng 4.19. Ý kiến đánh giá chung về chất lượng vật tư nông nghiệp hiện nay
Chỉ tiêu
Tốt hơn Không thay
đổi Kém hơn Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1. Đánh giá của hộ 22 36,67 29,00 48,33 9 15,00
2. Đánh giá của chủ cửa hàng kinh
doanh vật tư nông nghiệp 17 56,67 10 33,33 3 10,00
3. Đánh giá của cán bộ quản lý 18 60,00 10 33,33 2 6,67
Ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp là quyết định sử dụng vật tư nông nghiệp của các hộ nông dân. Có thể nhận thấy qua kết quả điều tra tại địa bàn, căn cứ lựa chọn vật tư nông nghiệp của các hộ nông dân trên địa bàn chủ yếu là theo thói quen kinh nghiệm, và thông qua giới thiệu cảu các chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp.
Bảng 4.20. Ý kiến của các hộ, chủ cơ sở kinh doanh, cán bộ quản lý về căn cứ lựa chọn vật tư nông nghiệp của các hộ sản xuất
Căn cứ lựa chọn vật tư nông nghiệp Số ý kiến
(n=120) Tỷ lệ (%)
1. Thói quen, kinh nghiệm 102 85,00
2. Khuyến cáo của các cơ quan 87 72,50
3. Tiếp thị của các DN vật tư nông nghiệp 76 63,33
4. Do người quen mách 86 71,67
5. Chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp giới thiệu 93 77,50
6. Quảng cáo từ đài, báo, tivi,… 80 66,67
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Đồng thời, khi mua vật tư nông nghiệp thì các hộ chú ý đến nhất vẫn là bao bì nhãn mác, và giá cả (trên 85% hộ nông dân được hỏi có câu trả lời về yếu tố họ chú ý đến khi mua vật tư là bao bì nhãn mác và giá cả, vì theo họ, chất lượng khi chưa sử dụng rất khó để xác định).
Bảng 4.21. Ý kiến của các hộ nông dân điều tra về yếu tố chú ý đến khi mua vật tư nông nghiệp
Chú ý hàng đầu khi lựa chọn vật tư nông nghiệp Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1. Công dụng của vật tư nông nghiệp 48 80,00
2. Bao bì, nhãn mác 52 86,67
3. Tác động của vật tư nông nghiệp đối với môi trường 27 45,00
4. Nhà phân phối hoặc nhà sản xuất 29 48,33
5. Giá cả 51 85,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Do tâm lý sử dụng của người dân như vậy nên đã ảnh hưởng rất nhiều tới kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn:
Hộp 4.1. Ảnh hưởng của tâm lý người tiêu dùng tới kinh doanh vật tư nông nghiệp
“ Do người dân chỉ căn cứ vào bao bì nhãn mác, cũng không chú ý chi tiết tới những bao bì hàng nhái và hàng thật, đồng thời lại đem giá cá so sánh để lựa chọn mua vật tư nông nghiệp, nên khi các điểm kinh doanh vật tư nông nghiệp hàng giả, hàng nhái không được quản lý nghiêm ngặt, đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của những cửa hàng kém chất lượng”.
Nguồn: Phỏng vấn sâu (Bà Nguyễn Thị Hoa - Chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp
thị xã Từ Sơn)
Để thay đổi thói quen và tâm lý của người dân trong việc sử dụng các vật tư nông nghiệp vào trong sản xuất đòi hỏi cần phải có một quá trình liên tục và lâu dài trong việc thông tin tuyên truyền, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho người dân của các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA THỊ XÃ TỪ SƠN ĐỐI VỚI KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA THỊ XÃ TỪ SƠN 4.2.1. Chủ trương, chính sách và thông tin
Các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp có ảnh hướng lớn tới hoạt động quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn, các văn bản này chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động từ cấp phép, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong kinh doanh vật tư nông nghiệp tại địa bàn. Vì vậy chủ trương, chính sách rõ ràng, và có hướng dẫn thực hiện cụ thể thì việc quản lý của