Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 60)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thông tin, dữ liệu thứ cấp là những thông tin có sẵn được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các nguồn bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã được xuất bản, và các công trình có liên quan khác. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những thông tin này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

Các thông tin về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Từ Sơn giai đoạn 2013-2015 được thu thập chủ yếu thông qua các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn thị xã và thông qua các phòng, cơ quan chức năng trên địa bàn thị xã như Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên & MT, Phòng Thống kê thị xã.

3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là thông tin thu thập thông qua điều tra trục tiếp, để làm rõ thực trạng quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn tác giả tiến hành điều tra, khảo sát trên 3 nhóm đối tượng, nhóm đối tượng quản lý (cán bộ quản lý), nhóm đối tượng kinh doanh (cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp) và nhóm đối tượng sử dụng vật tư nông nghiệp (hộ dân, trang trại). Đối với nhóm đối tượng sử dụng vật tư nông nghiệp là các hộ dân, trang trại, tác giả chọn mẫu nghiên cứu tại các xã, phường mang đặc điểm

chung trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Số lượng phiếu điều tra được thể hiện qua bảng 3.4 cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Số lượng phiếu điều tra

TT Đơn vị điều tra Số phiếu

1 Cán bộ quản lý các cấp 30

Đội Quản lý thị trường thị xã 5

Phòng Kinh tế thị xã 5

Trạm BVTV thị xã 5

Trạm Thú y thị xã 5

Trạm Khuyến nông thị xã 10

2 Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp 30

Thuốc thú y 5

Thuốc BVTV 5

Cửa hàng bán Giống 5

Thức ăn chăn nuôi 5

Cửa hàng kinh doanh Phân bón các loại 5

Cửa hàng kinh doanh tổng hợp 5

3 Hộ nông dân sản xuất nông nghiệp 60

Đình Bảng 20

Hương Mạc 20

Phù Chẩn 20

Tổng số 120

Do thời gian nghiên cứu và kinh phí tài chính có hạn nên chúng tôi lựa chọn điều tra 120 mẫu, trong đó có 30 cán bộ quản lý, 30 cửa hàng kinh doanh, 60 hộ dân sản xuất nông nghiệp. Lực lượng cán bộ quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn là chủ thể của hoạt động quản lý đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp nên chúng tôi tiến hành điều tra 30 mẫu (chiếm trên 70% số cán bộ tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn). Tất cả các mẫu điều tra đều được chọn ngẫu nhiên theo các nhóm đối tượng (theo các phòng ban, các loại vật tư kinh doanh, các xã có hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao tại thị xã Từ Sơn).

Tác giả còn sử dụng phương pháp chuyên gia, chuyên khảo để thu thập dữ liệu cho đề tài. Phương pháp này được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu. Các chuyên gia được hỏi ý kiến là các cán bộ lãnh đạo ngành, các cán bộ công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước như: Đội quản lý thị trường, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV, Trạm Thú y,… một số chủ cửa hàng dịch vụ vật tư nông nghiệp, cán bộ thị trường của một số công ty cung ứng vật tư nông nghiệp, một số hộ dân, chủ trang trại trên dịa bàn thị xã. Những ý kiến chuyên gia được tổng hợp lại đã giúp tác giả phát hiện vấn đề nghiên cứu và phân tích để rút kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp hoàn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 60)