Trình độ năng lực của các chủ thể, đối tượng trong Quản lý Nhà nước đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật

4.2.3. Trình độ năng lực của các chủ thể, đối tượng trong Quản lý Nhà nước đố

với kinh doanh vật tư nông nghiệp.

4.2.3.1. Trình độ năng lực của các chủ thể quản lý

Cán bộ quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp là chủ thể thực hiện các hoạt động quản lý của nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn, ; đây chính là một trong hai tác nhân chính quyết định hiệu quả việc thực hiện quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp. Do đó, chúng tôi tiến hành điều tra 30 cán bộ các phòng ban tham gia thanh tra, kiểm tra kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn. Một số thông tin chung về cán bộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.6.

Qua bảng 4.24 ta thấy, phần lớn cán bộ quản lý là nam, chiếm tỷ lệ 70%. Độ tuổi trung bình của cán bộ được điều tra là khoảng 38 tuổi, đây là đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, tích cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, chịu khó cập nhật các thông tư, chỉ thị mới về quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, danh sách các chủng loại vật tư nông nghiệp cấm kinh doanh.

Trình độ văn hóa của các cán bộ điều tra ở mức tương đối cao, chiếm 80% số cán bộ được điều tra có trình độ đại học, cao đẳng, 3,33% có trình độ trên đại học, còn lại là 16,67% cán bộ có trình trình độ trung cấp. Tuy nhiên trình độ chuyên môn về vật tư nông nghiệp, cũng như về quản lý kinh doanh của các cán bộ điều tra chưa cao, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng chiếm dưới 57%, tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp chiếm trên 26%; mặt khác các cán bộ có trình độ về quản lý kinh doanh thường lại không có chuyên môn về vật tư nông nghiệp, đây là một hạn chế rất lớn làm giảm hiệu quả hoạt động quản lý khi các

cán bộ này là những người tham gia thanh tra, kiểm qua kinh doanh vật tư nông nghiệp của các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn.

Bảng 4.24. Thông tin chung về cán bộ quản lý Nhà nước được điều tra

Diễn giải ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Tổng số cán bộ điều tra Người 30

2. Giới tính của cán bộ

- Nam Người 21 70,00

- Nữ Người 9 30,00

3. Tuổi bình quân cán bộ Tuổi 38,24

4. Trình độ văn hóa

- Trên Đại học Người 1 3,33

- Đại học, cao đẳng Người 24 80,00

- Trung cấp Người 5 16,67

- Sơ cấp, phổ thông Người 0 -

5. Thâm niên công tác năm 5,18

6. Trình độ chuyên môn về vật tư

nông nghiệp

- Trên Đại học Người -

- Đại học, cao đẳng Người 14 46,67

- Trung cấp Người 12 40,00

- Sơ cấp, phổ thông Người 4 13,33

7. Trình độ về quản lý kinh doanh -

- Trên Đại học Người 1 3,33

- Đại học, cao đẳng Người 17 56,67

- Trung cấp Người 8 26,67

- Sơ cấp, phổ thông Người 5 16,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) Lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp có trình độ tương đối cao, tỷ lệ đại học và trên đại học chiếm 77,78%. Tuy nhiên, các cán bộ này chủ yếu được đào tạo về mặt kỹ thuật như trồng trọt, chăn nuôi nên nghiệp vụ quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp chưa cao, làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, ít được tập huấn bổ sung, nâng cao kiến thức nghiệp vụ. Bên cạnh đó, do địa bàn quản lý rộng, lực lượng cán bộ mỏng, toàn thị xã chỉ có 09 cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra, quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, để quản lý địa bàn 12 xã, phường, thị trấn về kinh doanh tất

cả các loại vật tư nông nghiệp như: phân bón, thuốc BVTV, Thức ăn chăn nuôi, thuốc thú ý, giống, do vậy không thể kiểm soát hết được tình hình kinh doanh, buôn bán, sử dụng vật tư nông nghiệp trên thị trường. Mặt khác, Danh mục các vật tư nông nghiệp, cụ thể là các loại thuốc BVTV, thuốc thú y được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, thuốc cấm quá nhiều, cập nhật hàng năm, trình độ của cán bộ quản lý có hạn không thể nhớ hết được danh mục thuốc.

Tại Phòng Kinh tế thị xã, các cán bộ có trình độ chuyên môn trong ngành nông nghiệp như được đào tạo về trồng trọt, chăn nuôi, BVTV, thú y nhưng lại thiếu kinh nghiệm về quản lý kinh doanh, ngược lại các cán bộ phòng kinh tế, thị trường lại thiếu chuyên môn về vật tư nông nghiệp; đồng thời lực lượng cán bộ này không chuyên trách về quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp mà thường kiêm nhiệm và chỉ tham gia vào quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp dưới hình thức kiểm tra, nhắc nhở và tham gia vào các đoàn kiểm tra do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc UBND thị xã thành lập.

Tại các xã, không có cán bộ làm quản lý phân bón, thuốc BVTV, Thức an chăn nuôi, giống mà chủ yếu là cán bộ Khuyến nông, Thú y cơ sở kiêm nhiệm, vai trò khá mờ nhạt.

4.2.3.2. Trình độ năng lực của đối tượng quản lý

Chủ các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp là đối tượng của hoạt động quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp; đây là một trong hai tác nhân chính của hoạt động quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, kết quả điều tra một số thông tin chung của 30 chủ cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn được thể hiện qua Bảng 4.25.

Đa số các chủ hộ kinh doanh là nam, chiếm 80% số chủ cơ sở kinh doanh điều tra, và có độ tuổi trung bình là trên 42 tuổi, đã có thâm niên trong kinh doanh là bình quân trên 4 năm.

Qua Bảng 4.25 cũng cho thấy, tỷ lệ các chủ hộ điều tra có trình độ chuyên môn về vật tư nông nghiệp bậc đại học, cao đẳng chỉ chiếm tỷ lệ dưới 30%, bậc trung cấp chiếm 43,33%; trình độ về quản lý kinh doanh thì có trên 43% chủ cơ sở kinh doanh được điều tra có trình độ từ trung cấp trở nên. Điều này cho thấy các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn, khả năng hiểu biết về vật tư nông nghiệp cũng như kinh doanh vật tư nông nghiệp chưa cao, dẫn đến chỉ kinh

doanh tự phát theo thị trường, theo kinh nghiệm chứ chưa có những hiểu biết sâu về vật tư nông nghiệp để lựa chọn những vật tư cung ứng đảm bảo chất lượng, được phép lưu hành, và chưa có biện pháp bảo quản, lưu kho vật tư nông nghiệp đúng cách.

Bảng 4.25. Thông tin chung về chủ cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp được điều tra

Diễn giải ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Tổng số chủ cơ sở kinh doanh điều tra Người 30

2. Giới tính của chủ cơ sở kinh doanh

- Nam Người 24 80,00

- Nữ Người 6 20,00

3. Tuổi bình quân chủ cơ sở kinh doanh Tuổi 42,72

4. Trình độ văn hóa

- Trên Đại học Người -

- Đại học, Cao đẳng Người 17 56,67

- Trung cấp Người 7 23,33

- Sơ cấp, phổ thông Người 6 20,00

5. Thâm niên kinh doanh năm 4,31

6. Trình độ chuyên môn về vật tư nông

nghiệp

- Trên Đại học Người -

- Đại học, Cao đẳng Người 9 30,00

- Trung cấp Người 13 43,33

- Sơ cấp, phổ thông Người 8 26,67

7. Trình độ về quản lý kinh doanh -

- Trên Đại học Người -

- Đại học, Cao đẳng Người 6 20,00

- Trung cấp Người 7 23,33

- Sơ cấp, phổ thông Người 15 50,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) Trình độ, năng lực của chủ các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã có ảnh hưởng tới hoạt động quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp. Chủ các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp có trình độ, hiểu biết và ý thức về vật tư nông nghiệp và kinh doanh vật tư nông nghiệp sẽ

thực hiện việc kinh doanh theo quy định, kinh doanh đúng mặt hàng vật tư nông nghiệp được phép kinh doanh, biết cách bảo quản, đảm bảo chất lượng của vật tư nông nghiệp, và hợp tác khi các đoàn thanh tra tới kiểm tra.

Đồng thời, có hiểu biết về vật tư nông nghiệp, các chủ cửa hàng có khả năng tư vấn tốt cho người sử dụng vật tư nông nghiệp cách sử dụng vật tư nông nghiệp đúng cách, đúng lúc để đảm bảo hiệu quả cao và tránh độc hại, làm giảm chất lượng nông sản. Tuy nhiên có thể nói trình độ của các chủ hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn là không cao, thể hiện ở chỗ trong số 30 cơ sở kinh doanh điều tra chỉ có 56,67% chủ cơ sở kinh doanh có trình độ đại học, cao đẳng; thêm vào đó là chỉ có 30% số chủ cơ sở kinh doanh có trình độ đại học, cao đẳng về vật tư nông nghiệp. Con số này cho thấy tình trạng kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn dễ xảy ra hiện tượng do vi phạm quy định trong kinh doanh vật tư nông nghiệp do thiếu hiểu biết.

Nhận thức của người kinh doanh vật tư nông nghiệp là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước kinh doanh vật tư nông nghiệp. Trong thực tế nhận thức của người kinh doanh và người sử dụng có khác nhau. Nhận thức của người kinh doanh vật tư nông nghiệp là lấy lợi nhuận làm tối thượng, nên trong hành động thường tiết kiệm chi phí, bán giá càng cao càng tốt, thậm chí có người lừa đảo, giả dối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)