Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 101 - 111)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2.Giải pháp cụ thể

4.3.2.1. Hoàn thiện các văn bản, quy phạm pháp luật về quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp

Văn bản, quy phạm pháp luật là kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội nói chung và kinh doanh vật tư nông nghiệp nói riêng. Đối với việc

tăng cường quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn và trong cả nước cần phải đưa ra những quy định cụ thể hơn nữa về từng tiêu chí trong kinh doanh vật tư nông nghiệp: về địa điểm, trình độ chủ cơ sở kinh doanh, diện tích mặt bằng,… làm cơ sở thực hiện quản lý vật tư nông nghiệp một cách chính xác, minh bạch. Thêm vào đó kinh doanh vật tư nông nghiệp là một hoạt động phức tạp với chủng loại vật tư đa dạng, phong phú; số cơ sở kinh doanh lớn trải khắp từ thành thị tới nông thôn, do đó cần ban hành 1 văn bản pháp luật riêng quy định cụ thể, chi tiết về tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn tỷ lệ thành phần, nhãn mác vật tư,… để cán bộ quản lý cũng như chủ các cơ sở kinh doanh và người dân nắm bắt dễ dàng, dễ tìm kiếm và dễ hiểu.

Mặt khác, cần tăng cường quyền hạn cho các cán bộ quản lý đặc biệt là đội kiểm tra thị trường trực tiếp và thường xuyên quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, nâng cao vai trò trách nhiệm cũng như quyền hạn của cán bộ cấp cơ sở trong việc theo dõi, giám sát kinh doanh vật tư nông nghiệp. Đồng thời cũng nâng mức xử phạt vi phạm trong kinh doanh vật tư nông nghiệp lên cao hơn, song song với việc đề ra chế tài xử phạt đối với những đơn vị không làm tròn trách nhiệm theo dõi, đốc thúc việc thực hiện kết luận thanh tra trong xử lý sai phạm.

4.3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp

a) Kiện toàn tổ chức quản lý, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra

Bộ máy tổ chức quản lý là chủ thể của hoạt động quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp, đây là yếu tố chính quyết định chất lượng của hoạt động quản lý Nhà nước về vật tư nông nghiệp. Hiện tại lực lượng, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về vật tư nông nghiệp tại thị xã Từ Sơn còn khá mỏng, cán bộ quản lý phải kiêm nhiệm nhiều; hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn còn ít, hiệu quả chưa cao do chưa có sự phối hợp ăn ý giữa các phòng, ban. Dó đó việc kiện toàn tổ chức quản lý, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp là vô cùng cần thiết nhằm phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban; tăng cường lực lượng cán bộ quản lý thường xuyên thanh tra, kiểm tra phát hiện và hạn chế các vi phạm trong kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Để đạt được mục đích đó phải tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:

- Tăng cường nhân lực cho công tác quản lý Nhà nước kinh doanh vật tư nông ghiệp bằng việc bổ sung biên chế cho công tác này. Hiện tại thị xã Từ Sơn chỉ có 18 cán bộ ở các phòng, ban được giao kiêm nhiệm công tác này và vì vậy đã hạn chế đến việc tăng cường phát hiện, hạn chế vi phạm quy định Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp. Để có đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu về lĩnh vực kinh doanh từng loại vật tư nông nghiệp, có điều kiện tập trung, toàn tâm, toàn ý vào công tác được giao thì thị xã cần phải tổ chức một bộ phận chuyên trách quản lý thị trường đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp mà không kiêm nhiệm. Đội ngũ cán bộ này phải tăng cường tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn về các loại vật tư nông nghiệp, đồng thời phải nắm chắc các quy định đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp, thường xuyên cập nhật các loại vật tư mới, các loại vật tư nông nghiệp bị cấm;

- Thực hiện phân công chức năng, nhiệm vụ cho các phòng, ban có liên quan để quản lý và phối hợp có hiệu quả.

Phòng Kinh tế là bộ phận đầu mối chịu trách nhiệm chính để khâu nối tất cả các hoạt động quản lý Nhà nước kinh doanh vật tư nông nghiệp, phòng có chức năng và nhiệm vụ sau:

+ Dự báo nhu cầu vật tư nông nghiệp từng vụ, từng năm, ngắn hạn và dài hạn; + Tổ chức phối hợp các phòng, ban có liên quan kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp theo định kì và đột xuất;

+ Tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình sử dụng vật tư nông nghiệp có hiệu quả cho hộ nông dân học tập, vận dụng vào thực tế sản xuất, nâng cao kiến thức về vật tư nông nghiệp cho hộ nông dân.

Phòng Tài nguyên môi trường có chức năng, nhiệm vụ là tham gia phối hợp với Phòng Kinh tế và các phòng, ban có liên quan theo dõi và kiểm tra thực thi quy định về bảo vệ môi trường của các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp.

* Trạm Khuyến nông thị xã, BVTV, Thú y có chức năng, nhiệm vụ trong việc tập huấn, triển khai thử nghiệm mô hình lồng ghép sử dụng phân bón để chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho hộ nông dân. Phối hợp với phòng kinh tế để nâng cao kiến thức về vật tư nông nghiệp và sử dụng vật tư nông nghiệp cho hộ nông dân.

* Phòng Kế hoạch & đầu tư có chức năng, nhiệm vụ trong việc cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh vật tư nông nghiệp, theo dõi và kiểm tra các điều kiện kinh doanh của các cơ sở kinh doanh.

* Đội Quản lý thị trường có chức năng, nhiệm vụ trong việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, kịp thời báo cáo lại với Chủ tịch UBND thị xã, phối hợp các phòng, ban có liên quan để xử lý vi phạm có liên quan đến chuyên môn của phòng, ban đó.

Tóm lại, sự phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng, ban ngày càng cụ thể rõ ràng bao nhiêu thì sự phối hợp càng chặt chẽ và hiệu quả càng cao.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kinh doanh vật tư nông nghiệp, cần thực hiện định kỳ ít nhất 2 lần/năm.

b) Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp

Hiện nay công tác quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã tập trung vào hai hoạt động chính là kiểm soát hồ sơ, thủ tục đăng ký cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp và thanh tra, kiểm tra liên ngành kinh doanh vật tư nông nghiệp. Một thực tế xảy ra là khi hoạt động của đoàn kiểm tra kết thúc, các cơ sở kinh doanh vẫn tiếp tục các vi phạm trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhiều cơ sở bị đình chỉ kinh doanh vẫn tiếp tục hoạt động do việc giám sát thực hiện còn lỏng lẻo, Đội quản lý thị trường thì ở xa khó tiếp cận, trong khi chính quyền cấp cơ sở (xã, thôn) vẫn chưa xác định vai trò quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp của mình. Vì vậy, cần tăng cường vai trò quản lý kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp của chính quyền cấp cơ sở với:

+ Thành lập ban chỉ đạo quản lý việc kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp tại các xã. Thành phần Ban chỉ đạo bao gồm:

• Trưởng ban: Chủ tịch UBND xã;

• Chủ nhiệm các Hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp tại địa phương;

• Trưởng các thôn trên địa bàn xã;

• Cán bộ phụ trách công tác BVTV, Thú y

• Nắm bắt được tình hình buôn bán vật tư nông nghiệp trên địa bàn quản lý: Số lượng cửa hàng tham gia buôn bán vật tư nông nghiệp, địa điểm buôn bán, điều kiện buôn bán (chứng chỉ hành nghề), chủng loại hàng hoá tại cửa hàng...

Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp đúng theo quy định pháp luật;

• Nắm bắt được tình hình sử dụng vật tư nông nghiệp tại cơ sở: Chủng loại vật tư nông dân thường sử dụng, kỹ thuật sử dụng... Hướng dẫn nông dân sử dụng các loại vật tư nông nghiệp đúng kỹ thuật, an toàn, đảm bảo hiệu quả cao;

• Kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn quản lý, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật;

• Phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp tại địa phương; tham gia các đoàn thanh, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành khi cần thiết; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Định kỳ hoặc khi có yêu cầu, Ban chỉ đạo phải báo cáo kết quả hoạt động với UBND thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh; Trạm BVTV, Trạm Thú y thị xã để tổng hợp nhằm tìm giải pháp khác phục kịp thời những tồn tại.

c.Thực hiện nghiêm chế tài xử phạt các vi phạm kinh doanh vật tư nông nghiệp

Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, và người tiêu dùng, Chính phủ đã ban hành các nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực vật tư nông nghiệp và nghị định xử phạt vi phạm hành chính khác có liên quan, như: Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Các nghị định xử phạt vi phạm hành chính đã quy định các chế tài xử phạt rất nghiêm khắc đối với hành vi sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, giả, kém chất lượng, như mức phạt tiền rất cao, ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể: Đối với thức ăn chăn nuôi quy định mức phạt tiền từ 20% đến 25% giá trị của lô hàng vi phạm tới hàng

trăm triệu đồng đối với hàng hóa có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa. Phạt tiền từ 70% đến 80% giá trị lô sản phẩm vi phạm nhưng không vượt quá 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất mỗi loại thuốc thú y; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Phạt tiền đến 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng, thuốc không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Ngoài ra còn có các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Tịch thu và tiêu hủy các loại vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng theo quy định pháp luật.

Trong thời gian qua, các cơ quan chuyên ngành trên địa bàn thị xã Từ Sơn đã có nhiều hoạt động thiết thực trong việc quản lý vật tư nông nghiệp, tạo bước chuyển biến khá tích cực trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm. Tuy nhiên, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp vẫn còn có những hạn chế. Mức độ thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng năm còn thấp. Sự phối hợp trong thanh tra, kiểm tra chưa chặt chẽ, việc phát hiện thông tin và xử lý vật tư không đảm bảo chất lượng ở cơ sở còn chậm. Bên cạnh đó, do việc áp dụng các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong kinh doanh vật tư nông nghiệp vẫn còn ở mức nhẹ do đó chất lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nơi chưa được quản lý hiệu quả. Trên thị trường vẫn còn phân bón giả, thiếu hàm lượng các chất theo quy định và thuốc bảo vệ thực vật giả không rõ nguồn gốc.

Để tăng cường quản lý Nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã Từ Sơn trong những năm tiếp theo, việc thực hiện nghiêm chế tài xử phạt các vi phạm kinh doanh vật tư nông nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Theo đó UBND thị xã Từ Sơn cần chỉ đạo các đơn vị chức năm thực hiện tốt các giải pháp cụ thể sau:

Trước hết, các cấp, các ngành cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm siết chặt hơn nữa công tác quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm. Trên cơ sở đó, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan tại trên địa bàn thị xã, với các

huyện khác và các cơ quan của tỉnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư cũng như tác hại của việc kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp kém chất lượng đối với cộng đồng. Đồng thời, khuyến cáo bà con nông dân lựa chọn sử dụng những vật tư đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của các đơn vị doanh nghiệp có uy tín trên thị trường vì sự an toàn của bản thân, cộng đồng và vì phát triển bền vững của nền nông nghiệp.

Tùy theo mức độ và hành vi vi phạm, thực hiện nghiêm các hình thức xử phạt theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm, bằng các hình thức sau: Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Công khai theo quy định trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương đối với các cơ sở có vi phạm được phát hiện trong quá trình thanh tra.

Giám sát việc tuân thủ, chấp hành kết luận thanh tra và quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp không chấp hành cần thực hiện cưỡng chế thi hành theo đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo Điều 86, 87, 88 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

UBND thị xã cần chỉ đạo Phòng Kinh tế đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành thống kê, kiểm tra, phân loại 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực trên địa bàn của địa phương theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Công khai kết quả kiểm tra trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, doanh nghiệp biết. Tập trung tổ chức tái kiểm tra 100% các cơ sở xếp loại C và xử lý dứt điểm các cơ sở bị xếp loại C sau tái kiểm tra. Đồng thời cần tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 101 - 111)