Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 113)

Công tác kiểm tra, thanh tra trong đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện từ trước đến nay vẫn được thực hiện, nhưng chỉ đối với từng dự án riêng lẻ và thường xử lý chưa nghiêm minh, chưa phát huy được vai trò của giám sát cộng đồng mặc dù hàng năm UBND huyện vẫn chi một khoản kinh phí không nhỏ để đảm bảo cho hoạt động này. Để nâng cao hiệu lực của công tác kiểm tra, thanh tra trong đầu tư xây dựng, UBND huyện cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

Xây dựng quy chế và quy định cụ thể về nội dung, trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan liên quan

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong quản lý đầu tư và xây dựng cần quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan về nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, và quy định cơ chế phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra giữa các ngành, các cơ quan tránh tình trạng trùng lặp.

Có quy định công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đầu tư được thực hiện đầy đủ trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư như: quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật dự toán công trình, lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình, kết thúc đầu tư đưa công trình vào khai thác, sử dụng, tránh tình trạng chỉ chủ yếu tập trung vào giai đoạn thi công xây dựng, hoặc sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng có hiện tượng xuống cấp mới thanh kiểm tra. Triển khai thực hiện đầu tư là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình đầu tư XDCT, có sự tham gia của nhiều bên có những lợi ích trái ngược nhau với những mối quan hệ phức tạp.

+ Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: Giám sát, kiểm tra và là

trung tâm điều phối quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên tham gia dự án theo quy định của pháp luật. Tạo ra sự phối hợp tốt nhất và là nhân tố quyết định thành công của dự án.

+ Chính quyền địa phương: Cần nắm rõ quy hoạch và quản lý quy hoạch theo đúng quy định, có kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong công tác GPMB nhằm thúc đẩy GPMB để đảm bảo tiến độ dự án, cùng tham gia giám

sát thi công dự án, là đơn vị hưởng lợi trực tiếp của dự án.

+ Chủ đầu tư: Tuân thủ nghiêm quy trình quản lý dự án đầu tư, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tư vấn, chính quyền địa phương và kịp thời báo váo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để sử lý các tồn tại, vướng mắc nhằm đấy nhanh tiến độ dự án.

+ Các đơn vị tư vấn, nhà thầu có liên quan: Với chức năng, nhiệm vụ được thực hiện phải tuyết đối tuân thủ quy định trong đầu tư XDCT và chịu trách nhiệm đến chất lượng công trình theo quy định. Tuân thủ các hướng dẫn và yêu cầu của các bên (Theo quy định) và kịp thời báo cáo cơ quan nhà nước để giải quyết, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Xây dựng và ban hành quy trình, biện pháp kiểm tra hữu hiệu để đảm bảo

các quy định về đầu tư và xây dựng, tài chính phải được tuân thủ đúng, đủ và phát hiện được những sơ hở trong quy định.

Nâng cao năng lực hiệu quả của lực lượng thanh tra

Đối với công tác thanh tra, UBND huyện cần: + Bổ sung thêm cán bộ có năng lực trình độ + Tăng kinh phí và trang bị thêm thiết bị kĩ thuật + Mở rộng phạm vi quyền hạn

+ Đảm bảo tính độc lập của lực lượng này

+ Có những biện pháp thưởng phạt nghiêm minh và ràng buộc trách nhiệm cá nhân, đặc biệt có chế tài xử lý nghiêm các hành vi: thông thầu, gian lận trong kê khai khối lượng, thông đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu,…để đề xuất những biện pháp sử lý nghiêm khắc với cấp có thẩm quyền.

Phát huy vai trò của kiểm toán Nhà nước, tạo điều kiện để kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ

Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và phối hợp có hiệu quả để thực hiện kiểm tra ngay từ khi lập kế hoạch đầu tư: dự án đầu tư phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh, của huyện. Trong khâu này cần kiểm tra tính cần thiết cũng như phân tích, xem xét hiệu quả sử dụng của dự án. Điều đó hạn chế được việc đầu tư không phù hợp, không hiệu quả.

Thực hiện kiểm tra trong suốt quy trình kế hoạch hoá: việc kiểm tra này được xem xét trên các khía cạnh:

+ Khối lượng công việc được đầu tư

+ Định mức chi phí: định mức chi phí là vấn đề nhạy cảm, dễ bị lợi dụng, nảy sinh tiêu cực. Trong thực tế đầu tư, định mức quy định và thực tiễn nhiều khi không thống nhất và sự không thống nhất này thường bị lợi dụng để vụ lợi.

+ Giá cả thiết bị khi lập dự toán: các dự án đầu tư từ nguồn NSNN của huyện thường được điều chỉnh, bổ sung. Trong nhiều nguyên nhân có sự thay đổi về giá thực tế, do vậy cần kiểm tra thực tế nội dung này nhằm hạn chế sự điều chỉnh, bổ sung, gây khó khăn cho cả chủ đầu tư và nhà thầu.

Thực hiện kiểm tra trong khâu thi công, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, công trình theo thiết kế, kiểm tra quyết toán.

Bên cạnh việc thanh kiểm tra các dự án đầu tư, việc chống thất thoát, tham nhũng trong đầu tư bằng nguồn vốn NSNN của huyện Quỳ Châu cũng cần được quan tâm. Cần thay đổi nhận thức về công tác kiểm toán coi đây là công việc quản lý nhằm chống tiêu cực, tham nhũng, chống thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước do vậy phải thực hiện thường xuyên, liên tục.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần biết lắng nghe và phân tích các ý kiến của nhân dân, không bỏ ngoài tai, xem thường nhưng cũng không nên quá tin vào những dự luận của nhân dân để đưa ra những kết luận chính xác trong việc thanh tra, kiểm toán công tác quản lý đầu tư xây dựng.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Trong hoạt động đầu tư, quản lý dự án đầu tư xây dựng là một hoạt động quan trọng, quyết định hiệu quả đầu tư, vì vậy đối với bất kỳ chủ đầu tư nào hay doanh nghiệp nào muốn đầu tư phát triển, đều phải đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý dự án đầu tư.

Đối với UBND huyện Quỳ Châu, trong những năm qua đã kêu gọi nhà đầu tư, đầu tư xây dựng nhiều dự án, công trình và đã tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong sự phát triển, song sau mỗi dự án thành công, người ta cũng thẳng thắn chỉ ra không ít những khuyết điểm hạn chế trong công tác quản lý đầu tư làm giảm hiệu quả đầu tư. Trong những năm tới, UBND huyện tiếp tục thực hiện một loạt các dự án đầu tư, vì vậy vẫn đề đặt ra cần phải có những giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng là nhu cầu chính đáng và cần thiết. Từ

thực tế đó việc nghiên cứu đề tài “"Quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn

huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An" là vô cùng cần thiết và đạt được kết quả sau:

Thứ nhất: Tác giả đã tập trung giải quyết, làm rõ tổng quan về quản lý nhà

nước dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Quỳ Châu

Thứ hai: Tác giả đã đánh giá thực trạng tình hình quản lý nhà nước về dự

án đầu tư xây dựng thông qua các số liệu và nhận định thực tế khách quan, tác giả đã phân tích được những yếu điểm, hạn chế trong một số khâu quản lý quan trọng nhất bao gồm từ hoạch định chiến lược đầu tư phát triển, lập dự án, thẩm định dự án và quản lý giai đoạn đầu tư, đồng thời chỉ ra được nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến chiều hướng chất lượng các khâu quản lý đó.

Thứ ba: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây

dựng trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ an như hệ thống chính sách, văn bản của nhà nước, trình độ cũng như năng lực làm việc của cán bộ quản lý.

Thứ tư: Trên cơ sở phân tích đánh giá những yếu điểm tồn tại và nguyên

nhân, tác giả đã đưa ra được 6 giải pháp cụ thể tập trung vào sự đổi mới, cải tiến các nội dung hoạt động, khắc phục những yếu điểm tồn tại nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Quỳ Châu,

đảm bảo cho hoạt động đầu tư hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra. Sáu giải pháp đó là:

1. Giải pháp về công tác lập dự án đầu tư

2. Giải pháp về công tác thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật 3. Giải pháp về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

4. Giải pháp về công tác quản lý chi phí xây dựng

5. Giải pháp về công tác quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng 6. Giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện.

Những giải pháp được đưa ra trên cơ sở lý luận khoa học và đánh giá khách quan, đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc và khoa học trên cơ sở thực tiễn có thể tham khảo áp dụng ở UBND huyện và các đơn vị, doanh nghiệp có mô hình, chức năng tương tự trên địa bàn huyện Quỳ Châu

5.2. KIẾN NGHỊ

Quản lý dự án đầu tư xây dựng có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả của công trình, dự án đầu tư xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, qua nghiên cứu tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

5.2.1. Đối với nhà nước

- Cần quan tâm đầu tư hơn đến nhưng tỉnh vùng núi, địa hình khó khăn và kinh tế kém phát triển để rút ngắn khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Có các chính sách hỗ trợ nhằm thu hút các trong và ngoài tỉnh đến đầu tư trên địa bàn huyện Quỳ Châu.

- Để công trình xây dựng đảm bảo chất lượng, tiến độ, cần quy định rõ hơn về trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan đến chất lượng công trình, bao gồm chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, đơn vị khảo sát, thiết kế và đơn vị thi công thực hiện các quy định về đấu thầu và giám sát thi công công trình.

5.2.2. Đối với tỉnh

- Cần có nhiều chính sách thông thoáng để thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện.

- Thực hiện tốt công tác giám sát đấu thầu, tránh tình trạng móc ngoặc dẫn đến ép giá chủ đầu tư, hoặc những quan hệ, hiện tượng lót tay khiến nhà thầu có năng lực kém vẫn trúng thầu.

- Quan tâm hơn đến công tác đầu tư xây dựng vùng sâu, vùng xa, các xã 135 và xã có xóm đặc biệt khó khăn.

- Thực hiện một cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư rộng mở hơn, tạo môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Tiến Hanh (2016). Giáo trình Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Chính phủ (2016). Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 12/5/2016 của Chính phủ.

3. Chính phủ (2016). Quản lý chi phí đầu tư xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 25/3/2016 của Chính phủ.

4. Chính phủ (2016). Quản lý dự án đầu tư xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định số 59/2016/NĐ-CP ngày 18/6/2016 của Chính phủ.

5. Chính phủ (2016). Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của Chính phủ. 6. Chính phủ (2016). Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa

chọn nhà thầu, ban hành kèm theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

7. Chính phủ (2016). Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, ban hành kèm theo Nghị định số 30/2016/NĐ-CP ngày 17/3/2016 của Chính phủ.

8. Chính phủ (2016). Quy định chi tiết về Hợp đồng xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 22/4/2016 của Chính phủ.

9. Mai Văn Bưu (2008). Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

10. Phan Thị Thái (2008). Giáo trình Quản trị dự án đầu tư. NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

11. Phước Minh Hiệp, Lê Thị Vân Đan (2007). Giáo trình Thiết lập & Thẩm định dự án đầu tư do. NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Quốc hội (2013). Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6.

13. Quốc hội (2014). Luật Đấu tư công 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7.

14. Quốc hội (2014). Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 7.

16. Trần Chủng (2005). “Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng”, Tạp chí xây dựng. (12).

17. Từ Quang Phương (2014). Quản lý dự án, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. 18. Võ Kim Sơn (2004). Phân cấp quản lý Nhà nước, lý luận và thực tiễn. NXB Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Nguyễn Xuân Thịnh (2014). Phát triển thủy lợi nội đồng có sự tham gia của cộng đồng, bản tin kỹ thuật nghề nông của báo điện tử nông nghiệp. Truy cập ngày 20/10/2015 từ http://m.nongnghiep.vn/phat-trien-thuy-loi-noi-dong-co-su-tham-gia- cua-cong-dong-post136907.html

20. Thư viện học liệu mở Việt Nam (2014) Vai trò ngành thủy lợi. Truy cập ngày 20/10/2015 từ http://voer.edu.vn/m/vai-tro-nghanh-thuy-loi/3f6c9c2d

PHỤ LỤC Phụ lục số 01

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

………., ngày tháng năm 2018

Thông tin về người trả lời

Họ và tên:……….; Nam/nữ:……….

Tuổi:……….

Cơ quan công tác:………..

Chức vụ công tác hiện tại:……….

Số năm công tác ở nhiệm vụ này:………năm; Số năm tham gia công tác ở địa phương …………năm. XIN ĐỒNG CHÍ VUI LÒNG CUNG CẤP CHO TÔI MỘT SỐ THÔNG TIN 1. Ông/bà đánh giá như thế nào về công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳ Châu hiện nay? Rất tốt

Tốt Bình thường Kém 2. Theo ông/bà đánh giá như thế nào về chất lượng các công trình thi công xây dựng trên địa bàn huyện Quỳ Châu từ năm 2013 đến nay? Rất tốt

Tốt

Bình thường Kém

3. Theo ông/bà đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, có cần phải giao cho cơ quan quản lý công trình chuyên ngành xây dựng giúp người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở không?

Có Không

4. Theo ông/bà có cần thiết phải quy định về điều chỉnh dự án khi có biến động về giá nguyên, nhiên vật liệu, tỷ giá hối đoái hoặc do nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)