a. Kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn bình quân giai đoạn 2016- 2018, giá trị gia tăng toàn huyện kinh tế có bước tăng trưởng khá và chuyển dịch đúng hướng, sản xuất kinh doanh các ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất tăng từ 947,1 tỷ đồng năm 2016 lên 1.573,6 tỷ đồng vào năm 2018/MT 1.440,571 tỷ đồng, đạt 109,2% KH; Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2016- 2018 ước đạt 9,5%/MT 11,5-12%. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm từ 46,0% năm 2016 xuống 36,38% năm 2018; Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 16,35% năm 2016 lên 19,46% năm 2018; Dịch vụ tăng từ 37,65 % năm 2016 lên 44,16% năm 2018. Thu ngân sách tăng từ 5,749 tỷ đồng năm 2016 lên 24,15 tỷ đồng năm 2018/ MT 15,7 tỷ đồng, đạt 153,8%KH, Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 9,4 triệu đồng năm 2016 lên 19,2 triệu đồng năm 2018/MT 21,3 triệu đồng, đạt 90,1%KH.
Bảng 3.1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế huyện Quỳ Châu giai đoạn 2016 – 2018 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/ 2018/ BQ 2016 2017 1 GTSX Tỷ.đ 1.295,00 1.386,30 1.573,60 107,1 113,5 110,2
- Nông lâm ngư ,, 459,2 481,8 506,1 104,9 105 105 - Công nghiệp, XD ,, 432,8 448,3 546,1 103,6 121,8 112,3 - Dịch vụ ,, 403 456,1 521,5 113,2 114,3 113,8
2 GTGT Tỷ.đ 647,9 703 783,1 108,5 111,4 109,9
- Nông lâm ngư ,, 260,2 272,2 284,4 104,6 104,5 104,5 - Công nghiệp, XD ,, 120,8 128,6 156,4 106,5 121,6 113,8 - Dịch vụ ,, 266,9 301,9 342,2 113,1 113,3 113,2 Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Quỳ Châu (2018) Mức đóng góp của các ngành vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh
tế qua các năm trong giai đoạn 2016-2018:
- Trong tổng giá trị sản xuất tăng thêm theo giá hiện hành:
+ Năm 2016: Ngành Nông lâm ngư nghiệp chiếm 41,2%; ngành Công nghiệp XD chiếm 18,1%; Ngành dịch vụ chiếm 40,7%.
+ Năm 2017: Ngành Nông lâm ngư nghiệp chiếm 39,4%; ngành Công nghiệp – XD chiếm 17,8%; Ngành dịch vụ chiếm 42,9%.
+ Năm 2018: Ngành Nông lâm ngư nghiệp chiếm 36,4%; ngành Công nghiệp – XD chiếm 19,5%; Ngành dịch vụ chiếm 44,2%.
- Cùng với đóng góp của các ngành vào tăng trưởng chung của nền kinh tế huyện, cơ cấu kinh tế các ngành cũng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng Nông lâm ngư nghiệp và tăng tỷ trọng Công nghiệp – Xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên không ổn định và bền vững do yếu tố đầu tư có tác động đáng kể trong điều kiện phụ thuộc nhiều vào tình hình huy động vốn đầu tư từ bên ngoài vào địa bàn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, bên cạnh đó trong cơ cấu lao động tại địa phương, tỷ trọng lao động Nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao.
- Nông, lâm, ngư nghiệp: Giai đoạn 2016-2018, tiếp tục thực hiện chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, khai hoang phục hóa mở rộng diện tích, đồng thời đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và đa dạng hóa các loại cây giống nông nghiệp, trong đó đưa một số loại giống có năng suất chất lượng cao và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Tổng sản lượng lương thực có hạt tăng dần qua các năm. Năm 2016 tổng sản lượng lương thực đạt 20.667 tấn, tăng lên 22.530 tấn năm 2018. Diện tích các loại cây trồng chủ yếu như: Mía, Rau đậu các loại tăng khá. Bên cạnh đó diện tích nương rẫy luân canh giảm mạnh từ 450 ha năm 2016 đến năm 2018 không còn lúa rẫy và được chuyển đổi sang cây trồng khác có giá trị kinh tế hơn.
- Thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát và phòng chống dịch bệnh nên không có dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến sản xuất Nông nghiệp.
- Các mô hình kinh tế, trang trại phát triển và có hiệu quả (chăn nuôi trâu, bò tập trung; Chăn nuôi con đặc sản: nhím, vịt bầu Quỳ, lợn địa phương). Đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung như: Lúa chất lượng cao ở Châu Tiến Châu Bính 900 ha; keo nguyên liệu ở Châu Bình, Châu Hội hơn 5.000ha; Mía ở Châu Bình, Châu Hội, Châu Hạnh 1.246ha.
- Các cơ chế, chính sách về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn được thực hiện tốt. Xây dựng thành công 02 mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Châu Bính, Châu Tiến và đưa vào thử nghiệm một số loại giống Lúa mới đạt năng suất cao, hàng năm đưa vào sản xuất 35%-40% giống lúa chất lượng cao các loại.
- Chăn nuôi được chuyến hướng mạnh từ phương thức chăn nuôi quảng canh nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung bán công nghiệp với phương châm chú trọng vào chất lượng và hiệu quả kinh tế. Chu kỳ sản xuất được rút ngắn nên sản lượng thịt hơi tăng nhanh qua các năm dẫn dến tổng đàn cuối kỳ có xu hướng giảm, đặc biệt là tổng đàn gia súc. Năm 2016 tổng đàn gia súc đạt 54.840 con, đến năm 2018 giảm xuống còn 53.655 con. Tuy nhiên giá trị sản xuất chăn nuôi tăng đảng kể đóng góp vào tăng trưởng chung của ngành.
Lâm nghiệp có bước tăng trưởng khá và sớm xã hội hóa được nghề rừng, việc phát triển vốn rừng được quan tâm đẩy mạnh, đặc biệt là trồng rừng tập trung nâng tổng diện tích rừng trồng lên 14.900 ha, trong đó 148 ha cây cao su.
Sản lượng gỗ hàng năm khai thác đạt 65.000m3 đến 85.000m3 cung cấp nguyên
liệu cho các nhà máy chế biến. Xây dựng mô hình khoanh nuôi, bảo vệ rừng Lùng 30 ha tại xã Châu Thắng, tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 74,1% năm 2016 lên 76,8% năm 2018.
- Thủy sản vận dụng tốt diện tích mặt nước tại các ao, hồ đập và sông suối trên địa bàn nên diện tích nuôi trồng, sản lượng thủy sản ngày càng tăng. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên 193 ha năm 2018. Sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt 530,2 tấn, tăng 25,6% so với năm 2016, vượt mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2018.
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Được quan tâm và đạt được kết quả bước đầu khả quan. Đã hoàn thành phê duyệt đề án cho 11/11 xã. Huy động, lồng ghép, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn mới với trên 64 km đường giao thông nông thôn các loại, kiên cố hóa trên 5,9 km kênh mương các loại; xây dựng 19 mô hình sản xuất, Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình trong 2016-2018 năm là 136,1 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp là 49,6 tỷ đồng. Đến nay, có 6/11xã đạt từ 10 đến 6 tiêu chí, riêng xã diểm (xã Châu tiến) đạt 19/19 tiêu chí.
- Ngành CN-TTCN: Trên địa bàn huyện đã có sự chuyển biến tích cực, phát
triển đầu tư khai thác sản xuất chế biến các sản phẩm có tính đặc thù của địa phương như: vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, các ngành nghề truyền thống (Hương
trầm, thổ cẩm), khai thác tiềm năng về thủy điện (Hoàn thành đưa vào vận hành nhà máy Thủy Điện Nậm Pông và khởi công xây dựng Thủy Điện Châu Thắng).
- Giá trị sản xuất CN-TTCN tăng đáng kể qua các năm: Giá trị sản xuất
(Giá CĐ 2016) đạt 49,0 tỷ đồng năm 2016, tăng lên 173,6 tỷ đồng năm 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm giai đoạn 2016-2018 là 34,2%.
- Các cơ sở sản xuất TTCN vừa và nhỏ có chiều hướng tăng lên, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, số cơ sở sản xuất năm 2016 có 1.035 cơ sở và tăng lên 1.162 cơ sở năm 2018. Các ngành chế biến và sản xuất điện nước có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn. Đến hết năm 2018, một số sản phẩm công nghiệp tăng mạnh như: Hương trầm đạt 49 triệu que; Thổ
cẩm đạt 23.000m2; chế biến lâm sản phụ đạt 2.000 tấn; sản lượng nhà máy thủy
điện đạt khoảng 85 triệu KWh; một số sản phẩm khác như: Đá xây dựng, cát, sỏi và gạch được duy trì ổn định, cơ bản đáp ứng nhu cầu trên địa bàn.
- Chỉ đạo phát triển các nghề truyền thống như: nghề sản xuất Hương trầm, dệt thổ cẩm với kết quả sản lượng và quy mô sản xuất ngày càng tăng, số l- ượng làng nghề và làng có nghề tăng nhanh. Hiện nay toàn huyện có 06 làng nghề, đạt 150% so mục tiêu đến 2018 (04 làng nghề) và 04 làng có nghề sản xuất Hương trầm, đạt 30,8% so với mục tiêu đến 2018 (13 làng có nghề), thu hút lực lượng lao động thường xuyên gần 500 người với thu nhập khoảng 35 triệu đồng/người/năm.
- Công tác đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp được quan tâm thực hiện với việc hoàn thành Hệ thống Điện vào xã Châu Nga, Hệ thống Điện vào 03 xã vùng trong (Châu Phong, Châu Hoàn, Diên Lãm), nâng cấp và xây dựng hệ thống điện chiếu sáng thị trấn Tân Lạc và điện lưới nông thôn tại các xã Châu Bính, Châu Bình và Châu Hạnh. Nâng tỷ lệ xã có Điện lưới Quốc gia đạt 100%/100% mục tiêu KH, tỷ lệ hộ được sử dụng điện tăng từ 66% năm 2016 lên 84,1% đến hết năm 2018. Bên cạnh đó đưa vào vận hành nhà máy Thủy điện Nậm Pông với sản lượng đạt 85triệu KW-90 triệu KW/năm.
- Lĩnh vực dịch vụ phát triển mạnh. Trong giai đoạn 2016-2018, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành TM-DV ước đạt 12,8%, giá trị tăng thêm (Giá CĐ 2016) tăng 8,9% so với mục tiêu KH, Giá trị sản xuất ngành TM-DV (Giá CĐ 2016) tăng qua các năm. Năm 2016 đạt 273,5 tỷ đồng, tăng lên 310,6 tỷ đồng vào đầu giai đoạn và đạt 521,4 tỷ đồng năm 2018, đạt 100% so với mục tiêu KH;
Tỷ trọng TM-DV chiếm 44,1%/mục tiêu ĐH là 37,5%.
- Cùng với việc gia tăng nhu cầu lưu thông hàng hóa trên thị trường, số l- ượng cơ sở kinh doanh dịch vụ, cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn huyện không ngừng tăng cường, thị trường hàng hóa đa dạng, nhiều chủng loại hàng hóa đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Hệ thống chợ được quan tâm đầu tư xây dựng . Đến nay xây dựng mới được 03 chợ gồm 01 chợ trung tâm thị trấn và 02 chợ nông thôn, dự kiến đến hết năm 2018 tổng số chợ được xây dựng trên địa bàn là 04 chợ, đạt 100% so với KH 5 năm 2016-2018 (04 chợ); Xây dựng mới thêm 02 cửa hàng xăng dầu theo quy hoạch nâng tổng số cửa hàng xăng dầu trên toàn huyện lên 07 cửa hàng. Tổng số đơn vị, hộ kinh doanh tham gia hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh hiện có 2.196 hộ.
- Hạ tầng du lịch tiếp tục được đầu tư: Hạ tầng khu Hang bua thẩm Ồm, Mộ Đốc binh Lang Văn Thiết, Hạ tầng Làng Thái gốc, Đường vào thác Khe Bàn... Hoạt động du lịch tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, Lễ hội Hang bua được tổ chức hàng năm thu hút được nghiều lượt khách. Quy mô, chất lượng nhà hàng, Nhà nghỉ, Khách sạn tiêp tục được nâng lên (hiện có 5 khách sạn với 60 phòng nghỉ)
- Thông tin và truyền thông có bước phát triển trên các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin. Đến nay, trên địa bàn có 2 đơn vị viễn thông, 100% số xã có điện thoại, có 9 xã có điểm truy cập Internet công cộng, đạt 75%; mật độ thuê bao Internet quy đổi đạt 2,23 thuê bao/100 dân; mật độ điện thoại là 32,2 thuê bao/100 dân
- Lĩnh vực tín dụng phát triển mạnh. Dư nợ các ngân hàng trên địa bàn 2016 ước đạt 416,6 tỷ đồng, trong đó, dư nợ cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh chiếm 79,3% tổng dư nợ. Cho vay hộ nghèo chiếm 17,1%; cho doanh nghiệp vay chiếm 0,6%
- Thu ngân sách: Giai đoạn 2016-2018 ước đạt 79,9 tỷ đồng, chiếm 4,3%
tổng thu ngân sách toàn huyện. Trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội của huyện không có biến động lớn trong thu ngân sách trên địa bàn. Thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách và tập trung ở 2 sắc thuế GTGT, thuế tài nguyên. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn có số lượng ít, quy mô nhỏ, hoạt động không ổn định nên nguồn thu không ổn định, nhiều doanh nghiệp đang trong thời hạn miễn thuế TNDN nên khoản thuế này phát sinh ít. Ngoài ra lệ phí trớc bạ cũng là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn
trong thu ngân sách. Thu sử dụng đất có xu hướng giảm qua các năm.
b. Văn hóa, xã hội:
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tính đến năm học 2017 – 2018 đã thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp cơ bản đạt theo kế hoạch đề ra, toàn huyện có 37 trường học (MN: 12 trường; TH: 16 trường; THCS: 8 trường; THPT: 01 trường) và 01 Trung tâm GDTX.Tỷ lệ huy động học sinh đạt tỷ lệ trên 98% .
- Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao: Tỷ lệ học đi học đúng độ tuổi đạt: 93,7%; Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong các trường Mầm non giảm xuống dưới 10%. tỷ lệ học sinh giỏi các cấp hàng năm đều tăng từ 10% đến 15% ( có học sinh đạt giải cấp Quốc gia., tỷ lệ học sinh các cấp học xếp loại hạnh kiểm khá tốt đạt trên 94%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học đạt tỷ lệ: 97% trở lên. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn của các cấp học: 100% trong đó tỷ lệ trên chuẩn là 84,5%, có 11 cán bộ giáo viên có trình độ thạc sỹ. Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp tăng hàng năm 3%.
- Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, chất lượng giáo dục các cấp học phổ thông đạt yêu cầu trở lên đạt 96,7%. Công tác xóa mù chữ đạt hiệu quả cao, tỷ lệ mù chữ giảm xuống dưới 5%, trong đó tỷ lệ trong độ tuổi 15 - 35 tuổi giảm xuống dưới 1,0%.
- Cơ sở vật chất thiết bị trường học và các cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đồng thời đã thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn, cùng với huy động đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất ngày càng đáp ứng với yêu cầu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong giai đoạn 2016 - 2018 các trường học tiếp tục được tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học với tổng kinh phí hơn 4,5 tỷ đồng, đã xây dựng thêm 44 phòng học kiên cố (tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 77%, tăng 9,6% so với năm học 2016 - 2014), xây dựng 06 nhà nội trú cho học sinh, 09 công trình nhà vệ sinh đạt chuẩn và một số công trình phụ trợ khác với tổng kinh phí trên 60,0 tỷ đồng. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia tiếp tục được đẩy mạnh, đến năm 2018 số trường đạt chuẩn Quốc gia là 30 trường, tăng 9 trường so với năm 2016, nâng tỷ lệ đạt 81,1%/MT 68%.
- Lĩnh vực y tế dân số - gia đình và trẻ em:Hệ thống cơ sở ngành Y tế trên địa bàn được hoàn thiện và bố trí hợp lý. 12/12 xã có trạm Y tế, vùng trung tâm huyện có 01 bệnh viện đa khoa, 01 trung tâm Y tế dự phòng và 01 phòng Y
tế thuộc UBND huyện. Tổng số cán bộ Y Bác sỹ trong ngành là 209 người, trong đó có 32 bác sỹ.
- Tiến độ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về y tế cơ bản đúng tiến độ và ước hoàn thành, vượt mục tiêu đề ra như: Tiêm chủng mở rộng hàng năm đều đạt trên 95% /MT 95%); Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 94%; Tỷ lệ xã phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế (66,6%); Số bác sĩ trên vạn dân (6BS/MT 5BS); Số giường bệnh/vạn dân là 23 giường/ MT lµ 23gi-êng; Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (19%/MT19%). Tuy nhiên chỉ tiêu tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ chỉ