Việc lập dự án đầu tư xây dựng tại huyện Quỳ Châu (gọi chung là dự án đầu tư) trên cơ sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật của huyện, phù hợp với quy hoạch xây dựng, đảm bảo an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo đánh giá tác động môi trường, vấn đề quy hoạch sử dụng đất và yêu cầu về bố trí nguồn vốn đầu tư hàng năm.
Trong những năm qua, công tác chuẩn bị đầu tư của huyện đã bám sát quy hoạch chung phát triển của tỉnh, các bước từ đề xuất chuẩn bị dự án, chủ động chỉ đạo UBND các xã trong công tác bố trí GPMB, quy hoạch định hướng, phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án của cấp xã được thực hiện nghiêm túc. Căn cứ các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã tiến hành đúng quy trình và thực hiện tốt quy trình lập dự án đầu tư xây dựng.
Việc lập dự án đầu tư xây dựng của Chủ đầu tư bảo đảm các quy định của pháp luật bao gồm:
+ Sự cần thiết phải đầu tư dự án, nêu được các thuận lợi, khó khăn khi thực hiện dự án. Công tác bố trí nguồn vốn đầu tư, thời hạn thanh toán vốn đầu tư, công tác quản lý dự án.
+ Dự kiến quy mô đầu tư: Diện tích xây dựng, quy mô thiết kế, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất, các hạng mục của dự án thuộc dự án đầu tư, các thông số kỹ thuật chủ yếu.
+ Các điều kiện cung cấp thiết bị vật tư, nguyên liệu, các dịch vụ thiết yếu đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, phương án GPMB bối thường tái định cư (nếu có). Các ảnh hưởng của dự án đến môi trường, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ.
+ Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện dự án, hình thức và phương pháp huy động vốn, tiến độ và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ. + Phần thuyết minh thiết kế cơ sở:
Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế, vị trí, quy mô xây dựng các dự án, hạng mục dự án, khả năng đấu nối với các dự án và hạ tầng kỹ thuật của khu vực
- Phương án công nghệ, nhu cầu sử dụng thiết bị công nghệ. - Phương án kiến trúc
- Phương án kết cấu chính, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của dự án xây dựng.
- Phương án bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định. - Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
+ Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
- Bản vẽ tổng thể mặt bằng dự án hoặc bình đồ phương án tuyến đối với dự án dự án xây dựng theo tuyến,
- Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với dự án có yêu cầu sử dụng công nghệ,
- Bản vẽ kiến trúc đối với dự án có yêu cầu kiến trúc,
- Bản vẽ phương án kết cấu chính, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của dự án, phương án kết nối với khu vực.
+ Công tác thẩm định dự án đầu tư
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án bao gồm: sự cần thiết phải đầu tư; Các yếu tố đầu vào của dự án; Quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; Phân tích khả năng tài chính, nguồn vốn dầu tư của dự án, tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án,
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án bao gồm: Khả năng bố trí vốn và thời hạn thanh toán; Sự phù hợp với quy hoạch, nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên; Khả năng GPMB, tiến độ dự án với khả năng về nguồn ngân sách bố trí theo tiến độ; các giải pháp phòng chống cháy nổ, các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như an ninh quốc phòng, tác động môi trường và các quy định khác của Pháp luật có liên quan đế dự án.
- Xem xét đến thiết kế cơ sở gồm:
hoặc tổng mặt bằng dã được phê duyệt, sự phù hợp của TKCS với phương án tuyến dự án được chọn đối với dự án xây dựng theo tuyến, sự phù hợp của TKCS với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với dự án xây dựng tại những vị trí chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt.
+ Sự phù hợp trong việc kết nối, các vị trí đấu nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
+ Sự phù hợp của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với dự án có yêu cầu công nghệ,
+ Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ,
+ Điều kiện, trình độ, năng lực hoạt động của tổ chức tư vấn, năng lực hàng nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở.
Trong giai đoạn 2016 - 2018 số lương dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn huyện Quỳ Châu đã thực hiện đầu tư cho các dự án, dự án thuộc các ngành: nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, văn hoá thể thao, công cộng đô thị,… Do đặc điểm là huyện thuần nông, xuất phát điểm thấp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cơ sở hạ tầng không đồng bộ để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nên trong những năm qua huyện Quỳ Châu đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong đầu tư phát triển là ưu tiên vốn cho phát triển hạ tầng cơ sở như giao thông, thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, rau an toàn… để tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, nâng cao đời sống dân trí. Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã thảo luận và thống nhất để chủ động cân đối ngân sách địa phương, kịp thời trong việc bố trí nguồn vốn nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và tiến độ thực hiện dự án.
Bảng 4.1 Số lượng dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt tại huyện Quỳ Châu giai đoạn 2016 – 2018 Lĩnh vực 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) Số dự án Cơ cấu (%) Số dự án Cơ cấu (%) Số dự án Cơ cấu (%) 17/16 18/17 BQ
1. Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi 5 19,2 7 18,9 11 22,9 140,0 157,1 148,3 2. Sự nghiệp Giao thông 8 30,8 11 29,7 13 27,1 137,5 118,2 127,5 3. Sự nghiệp Y tế, Văn hóa, Thể thao và Giáo dục 11 42,3 16 43,2 19 39,6 145,5 118,8 131,4
4. Sự nghiệp khác 2 7,7 3 8,1 5 10,4 150,0 166,7 158,1
Tổng số 26 100,0 37 100,0 48 100,0 142,3 129,7 135,9
Nguồn: Phòng tài chính-kế hoạch huyện Quỳ Châu
51
Bảng 4.1 cho thấy số dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn NSNN được phê duyệt tại huyện Quỳ Châu trong giai đoạn 2016 - 2018 tăng dần qua các năm. Năm 2016 có 26 dự án được phê duyệt đến năm 2017 là 37 dự án được phê duyệt tốc độ tăng 266,67% so với năm 2016. Năm 2018 là 48 dự án được phê duyệt, tăng hơn so với năm 2017 là 137,5%. Trong giai đoạn này số dự án được phê duyệt tăng nhanh tốc độ tăng bình quân là 135,9%. Đây là một dấu hiệu tốt vì trong thời gian qua tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến mọi ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là ngành xây dựng. Các dự án thi công gián đoạn, không thực hiện được vì không có vốn đầu tư. Điều này cho thấy huyện Quỳ Châu rất chú trọng đến hoạt động đầu tư xây dựng từ nguồn vốn nhà nước, từ đó góp phần nâng cao và cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân.
Trong giai đoạn 2016 - 2018 ngân sách huyện Quỳ Châu đã đầu tư mạnh cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế của huyện, trong đó tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu sau:
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế của huyện, trong những năm qua đặc biệt là hai năm trở lại đây (2017-2018), lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi được quan tâm đầu tư, tỷ trọng có xu hướng tăng dần qua các năm. Nếu năm 2016 dự án đầu tư xây dựng đầu tư vào lĩnh vực này chiếm 19,2% thì đến năm 2017 chiếm 18,9% và năm 2018 chiếm 22,9%. Tính đến cuối năm 2017, hệ thống kênh cấp III của 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện cơ bản đã được kiên cố hoá. Xây dựng được 3 vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao tại 2 xã là Châu Thuận, Châu Phong với tổng mức đầu tư của dự án lớn, chia thành nhiều giai đoạn thực hiện.
Năm 2016 số dự án đầu tư cho sự nghiệp giao thông chiếm 30,8%, năm 2017 chiếm 29,7% và năm 2018 chiếm 27,1% trong tổng số dự án đầu tư xây dựng của huyện. Mặc dù tỷ trọng của các dự án sự nghiệp giao thông có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dự án đầu tư xây dựng. Hệ thống giao thông với những tuyến đường liên xã, liên thôn đã kết nối các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, giao lưu kinh tế của nhân dân trên địa bàn huyện. Những tuyến đường liên xã tiêu biểu của huyện như: Xây dựng hệ thống đường giao thông đến trung tâm các xã của huyện…Có thể thấy, hệ thống giao thông của huyện đã được đầu tư, phát triển góp phần cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện, tạo bộ mặt mới cho huyện Quỳ Châu trong những năm gần đây.
Giáo dục, đào tạo, y tế và văn hóa cũng là một trong những lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn 2016-2018. Năm 2016 43,2% dự án đầu tư vào lĩnh vực này, năm 2017 là 42,11% và năm 2018 40%. Cơ cấu có xu hướng giảm nhưng tốc độ phát triển thì tăng nhanh qua các năm, tốc độ phát triển bình quân là 149,07%. Nguồn vốn đầu tư là nguồn vốn ngân sách huyện kết hợp với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ theo đề án kiên cố hoá trường lớp học để đầu tư kết cấu hạ tầng giáo dục, đào tạo, y tế bao gồm: hệ thống các trường học (Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non), trung tâm dạy nghề trên địa bàn, các trạm y tế được đầu tư đồng bộ, tập trung. 100% các trường được xây dưng kiên cố hoá để đạt chuẩn phổ cập giáo dục, chuẩn Quốc gia về y tế. Đến năm 2018 toàn huyện đã có 50/65 trường đạt chuẩn Quốc gia; 11/12 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế.
Xuất phát từ yêu cầu chung về phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn hiện nay, dự án đầu tư xây dựng của huyện được phân bổ một phần cho sự nghiệp văn hoá, phát thanh, thể dục thể thao của huyện, đến năm 2018, toàn huyện đã có 146/103 thôn, xóm, phố có nhà văn hoá. Bình quân mỗi năm (2016- 2018) UBND huyện Quỳ Châu giao cho UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tư xây dựng, cải tạo nhà văn hoá tại các thôn, bản, phố thuộc 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Hàng năm nguồn vốn đầu tư xây dựng của huyện đã dành một phần để hỗ trợ xây dựng, mua sắm các trang thiết bị nhằm nâng cấp cho Đài phát thanh các xã, thị trấn; hỗ trợ xây dựng điểm vui chơi và sân thể thao phổ thông ở các xã, thị trấn. Nhờ vậy đời sống tình thần của nhân dân trên địa bàn huyện được nâng cao.
Cơ cấu đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực còn bất cập, chưa bám sát với nhu cầu thực tế. Thật vậy, trong lĩnh vực kinh tế ngân sách huyện chủ yếu tập trung cho hệ thống giao thông và giáo dục đào tạo. Việc đầu tư xây dựng những nhà máy sản xuất công nghiệp, những dự án phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, công nghệ chưa được quan tâm. Chủ yếu UBND huyện cho các đơn vị tư nhân thuê đất đầu tư xây dựng các xưởng sản xuất, các trang trại mô hình kinh tế, phòng khám đa khoa tư nhân với quy mô nhỏ, ….Chưa thật sự có sự đầu tư một cách thoả đáng cho đối với những xã nghèo, những xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện. Nhìn chung việc phân bổ dự toán đầu tư xây dựng của huyện Quỳ Châu chưa thật sự bám sát mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, đôi khi việc phân bổ vốn còn mang tính chất mang mún, cục bộ.
Không chỉ tập trung vào các lĩnh vực kể trên, hàng năm dự toán đầu tư xây dựng của huyện Quỳ Châu còn phân bổ vào một số sự nghiệp khác như: quản lý Nhà nước, kiến thiết đô thị,…Hệ thống chiếu sáng công cộng, trụ sở UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều được đầu tư từ nguồn vốn nhà nước của huyện. Bên cạnh mục tiêu chủ yếu là phát triển kinh tế, nguồn vốn đầu tư xây dựng của huyện cũng đã dành một phần không nhỏ để đầu tư xây dựng các dự án văn hoá, thực hiện mục tiêu đảm bảo xã hội. Tỷ trọng đầu tư vào các xã nghèo của huyện cũng tăng so với những năm trước, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.
Công tác quản lý của chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Quỳ Châu đã được quan tâm hơn. Chủ đầu tư được giao toàn quyền trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư. UBND huyện đã thành lập ban quản lý dự án cấp huyện để thực hiện chức năng chủ đầu tư các dự án theo ngành, lĩnh vực cụ thể, từ đó chất lượng quản lý dự án đang ngày càng được nâng cao, tạo nên sự chuyên nghiệp và chủ động trong quản lý đầu tư xây dựng.
- Tồn tại trong quản lý trình tự lập dự án đầu tư xây dựng
Trong thời gian qua, mặc dù huyện đã chỉ đạo sát sao công tác quản lý trong trình tự lập dự án từ khâu xin chủ trương đến khâu thẩm định dự án (Báo cáo kinh tế kỹ thuật) tuy vậy vẫn để xảy ra tình trạng một số dự án chất lượng lập dự án đầu tư (Báo cáo kinh tế kỹ thuật) còn yếu, công tác giám sát trong khâu khảo sát, thiết kế chưa tốt dẫn đến sai sót về nhu cầu sử dụng dự án sau khi hoàn thành, khối lượng thiết kế dự án, quy mô dự án dẫn đến trong quá trình thi công phải sửa đổi, bổ sung thiết kế nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và chất lượng dự án.
Trong công tác quy hoạch vĩ mô còn thiếu đồng bộ, quy hoạch chi tiết 1/2000 và quy hoạch chi tiết 1/500 chưa thể hiện đầy đủ. Đặc biệt quy hoạch của cấp xã thay đổi nhiều, không nhất quán trong quy hoạch nên công tác khảo sát lập dự án gặp nhiều khó khăn.
Công tác khảo sát, lập dự án và đánh giá nhu cầu sử dụng dự án của chủ đầu tư đối với các đơn vị tư vấn còn hạn chế. Đặc biệt ảnh hưởng của việc bố trí nguồn vốn cho dự án cũng làm ảnh hưởng đến quy mô của dự án. Năng lực của một số đơn vị tư vấn còn hạn chế nên công tác lập dự án và thiết kế cơ sở chưa
tính đến và dự báo hết nhu cầu về quy mô dự án ví dụ:
Dự án xây dựng Đường giao thông đến trung tâm các xã huyện Quỳ Châu.