phương ở Việt Nam
a. Kinh nghiệm huyện Quốc Oai, Hà Nội
Lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình theo từng giai đoạn 5 năm, hàng năm, UBND Huyện sẽ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trên cơ sở két quả đã được Hội đồng nhân dân thông qua, ƯBND huyện báo cáo với UBND Thành phố thông qua sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình cấp huyện phê duyệt.
Danh mục các công trình thực hiện hàng năm phải được thông qua Hội đồng nhân dân và UBND huyện phê duyệt. Việc phê duyệt kế hoạch đầu tư các dự án phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (Trần Chủng, 2005).
Công tác GPMB của các dự án (nếu có) phải được xác định và thực trước một bước để tạo mặ bàng sạch phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư.
Công tác chuẩn bị đầu tư: Lựa chọn được các đơn vị tư vấn như: tư vấn thiết kế, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, tư vẩn quân lý dự án,... đảm bảo đủ điều kiện năng lực theo quy định.
Công tác thẩm định, thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước hoặc đơn vị có tư cách thẩm tra bên ngoài phải đảm bảo chính xác, phù hợp với nhu cầu đầu tư. Vì vậy nếu thuê đơn vị tư vấn phải có đăng ký hố sơ năng lực trên
trang thông tin của Bộ Xây đựng hoặc Sở Xây đựng thành phố Hà Nội.
Trong quá trình triển khai thực hiện, phải cử những người có chuyên môn tham gia quản lỷ dự án hoặc thuê một đơn vị có năng lực. Đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu thi công phải đáp ứng được về từng loại, từng cấp công trình khác nhau.
b. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An
Ban QLDA xây dựng dân dụng và kỹ thuật hạ tầng đô thị tỉnh Nghệ An là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Nghệ An được thành lập theo QĐ số 115/2005/QĐ-UBND có chức năng làm chủ đầu tư đối với các dự án, công trình sử dụng vốn NSTW hỗ trợ, vốn TPCP trên địa bàn TP. Vinh, tỉnh Nghệ An. Tính đến hết năm 2014, Ban đang trực tiếp quản lý 13 dự án lớn, trong đó 9 dự án đang thực hiện và 4 dự án đang quyết toán đầu tư (Trần Chủng, 2005).
Những ưu điểm trong công tác quản lý nguồn vốn ĐTXD của Ban
Nguồn vốn quy hoạch thực hiện đầu tư:
Trong năm, Ban quản lý đã tập trung toàn bộ nguồn lực về vốn đầu tư để hoàn thành các công trình quy hoạch có ý nghĩa quan trọng như quy hoạch khu kinh tế Đông Nam, thị xã Thái Hòa,... và các công trình quy hoạch mới tập trung là quy hoạch xây dựng vùng Tân Thắng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Vinh giai đoạn năm 2020. Công tác thực hiện đầu tư tập trung vào các nhóm dự án trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh, các dự án kế hoạch 5 năm 2011-2016 như hạ tầng khu kinh tế Đông Nam, nâng cấp mở rộng tỉnh lộ 535 đoạn Vinh-Cửa Lò,…
Thực hiện dự án nguồn Ngân sách nhà nước:
Được sự chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh Nghệ An, các ngành liên quan, Ban đã phối kết hợp chặt chẽ với các nhà thầu tích cực triển khai thực hiện giải ngân nguồn vốn đầu tư theo khối lượng hoàn thành, kết quả đến 31/10 nguồn vốn NSNN và khối lượng thực hiện đạt 2.896 tỷ đồng, bằng 83,57% kế hoạch, tăng 7,85% so với cùng kỳ, giải ngân đạt 73,5%.
Những tồn tại và hạn chế
Công tác GPMB, công tác quy hoạch, QLNN về đầu tư, đấu thầu của Ban quản lý còn nhiều bất cập:
- Chất lượng tư vấn, khảo sát, thiết kế lập dự án còn yếu kém, thiếu trách nhiệm. Tình trạng tăng quy mô, tăng tổng mức đầu tư (ngoại trừ tăng do chính
sách) là khá phổ biến.
- Công tác kiểm tra, giám sát của Ban quản lý đối với các dự án quan trọng chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời.
- Có dự án tổ chức đấu thầu xong chưa được bàn giao mặt bằng để triển khai thực hiện do giá bồi thường GPMB chưa sát thực tế, nguồn vốn hạn chế nên công tác tái định cư còn chậm, công tác trích lục, trích đo ít chú trọng…
- Vẫn có tình trạng một số gói thầu thực hiện chậm tiến độ, đề nghị gia hạn hợp đồng mà chưa có quy định thống nhất giải quyết gây lãng phí vốn đầu tư.
Tiến độ thực hiện giải ngân nguồn vốn vẫn ở mức thấp so với quy định, tình hình dư tạm ứng từ các năm trước còn nhiều.
Về quản lý chất lượng công trình và quyết toán vốn đầu tư:
Việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng chưa cao Ban còn sơ suất khi lựa chọn một vài nhà thầu thiếu năng lực, đưa vật liệu vào thi công sai thiết kế, một số dự án không đảm bảo đủ các điều kiện về an toàn chịu lực, phòng chống cháy nổ…
Quyết toán vốn đầu tư còn chậm, đến thời điểm 31/10/2014, Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An đã tổng hợp được nhiều dự án sử dụng vốn NSNN do Ban quản lý thực hiện đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng nhưng chưa nhận được quyết định phê duyệt quyết toán của các cấp có thẩm quyền.
Từ kinh nghiệm thực tiễn quản lý vốn đầu tư xây dựng của các nước Nga, Nhật, Pháp và Ban QLDA xây dựng dân dụng và kỹ thuật hạ tầng đô thị tỉnh Nghệ An ta có thể rút ra một số bài học về hoàn thiện cơ chế, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn NSNN ở địa phương như sau:
- Việc quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng từ NSNN phải theo hướng phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên quan đến vốn đầu tư xây dựng. Từ đó sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học-công nghệ và sự biến đổi của cơ chế thị trường, đủ sức làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của Nhà nước ngày càng có hiệu quả, hiệu lực trong lĩnh vực này thời gian tới.
- Quản lý đầu tư xây dựng từ NSNN, các chủ đầu tư (các Ban QLDA. cần nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn, quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư xây dựng từ NSNN.
- Để nâng cao chất lượng trong quản lý đầu tư xây dựng từ NSNN, bộ máy thực thi công tác quản lý cần được kiện toàn, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, viên chức làm việc trong lĩnh vực này.
- Kho bạc Nhà nước, chủ đầu tư, nhà thầu...cần nâng cao chất lượng quản lý đối với công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng từ NSNN theo hướng: Chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, xử lý mạnh các sai phạm gây thất thoát, lãng phí hay tham ô, tham nhũng. Quản lý theo hướng nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra các khâu có liên quan.
- Tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng như: Sở Kế hoạch, Sở Tài chính, KBNN,... trong việc phối kết hợp quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng từ NSNN. Sớm hoàn thành việc rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang được đầu tư vốn NSNN, nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư chưa được bố trí vốn; đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, như: chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn, thì phải có biện pháp bảo toàn giá trị công trình dở dang.
- Các chủ đầu tư cần tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư chặt chẽ đối với các nhà thầu, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, ở mọi khâu từ công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, đến tổ chức đấu thầu và thi công theo đúng quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng.
Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư xây dựng từ NSNN là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của mỗi địa phương, nó góp phần tạo lập hạ tầng kinh tế-xã hội, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của chủ đầu tư, nhà thầu và sự tham gia của cả cộng đồng dân cư trong
tất cả các khâu, các bước của hoạt động đầu tư.
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳ Châu
Nghiên cứu thực tiễn quản lý dự án đầu tư xây dựng của nước Nga, nước Nhật, Cộng hòa Pháp và bài học được rút từ kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng ở các huyện Quốc Oai … có thể rút ra bài học kinh nghiệm giúp cho
công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Quỳ Châu trong những năm tới đạt hiệu quả cao nhất đó là:
Đảm bảo chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. Chất lượng công trình xây dựng không những liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an ninh công cộng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng bảo đảm sự phát triển của mỗi địa phương. Do vậy, quản lý chất lượng công trình xây dựng là vấn đề được các địa phương quan tâm. Công tác quản lý được thể hiện ở một số kinh nghiệm sau:
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng của chủ đầu tư: Công tác quản lý chất lượng của chủ đầu tư phải được quan tâm đúng mức, các chủ đầu tư cần quản lý chất lượng công trình bằng hợp đồng kinh tế đã ký kết (hoặc phụ lục hợp đồng) đây là yêu cầu pháp lý bắt buộc. Lâu nay tình trạng hợp đồng kinh tế là thủ tục, hình thức, không được quan tâm để sử dụng quản lý chất lượng. Dẫn đến các tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng không giải quyết được.
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng của các nhà thầu tư vấn và nhà thầu thi công xây lắp:
Các doanh nghiệp tư vấn xây dựng và xây lắp công trình phải xây dựng hệ thống bộ máy quản lý chất lượng. Kiện toàn các chức danh theo quy định về điều kiện năng lực; xây dựng hệ thống từ bộ máy văn phòng đến hiện trường; các Doanh nghiệp phải có chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thu hút nhân lực, nhân tài. Xây dựng chiến lược và kế hoạch đảm bảo chất lượng; đề ra mục tiêu, lộ trình, nội dung, mô hình quản lý chất lượng của công ty; có chính sách chất lượng phù hợp với lộ trình; đồng thời kỷ luật nghiêm minh với các đối tượng vi phạm về quản lý chất lượng, song song với đó phải xây dựng kế hoạch cho từng công trình với các biện pháp đảm bảo chất lượng thay vì lối làm việc tùy tiện, không bài bản.
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ sử dụng công trình: Chủ sử dụng công trình và các chủ thể khác phải nhận thức đầy đủ về công tác bảo trì công trình. Chủ sử dụng công trình nhất thiết không nhận bàn giao công trình khi không có hồ sơ bảo trì công trình theo quy định. Cử cán bộ phụ trách công tác bảo trì. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền giáo dục để mọi
cán bộ công nhân viên trong cơ quan có những kiến thức phổ thông về bảo trì. Từ đó họ có thể thường xuyên tham gia công tác duy tu, bảo dưỡng.
- Tăng cường giám sát cộng đồng về chất lượng công trình xây dựng, cần tổ chức, tập huấn nhanh để bộ phận giám sát cộng đồng do nhân dân lập ra, nhằm nắm bắt được các quy định về trách nhiệm của các chủ thể về công tác quản lý chất lượng, từ đó họ có thể giám sát về hành vi trách nhiệm.
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình xây dựng các phòng chức năng cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng), trong đó làm tốt các nhiệm vụ sau:
+ Tiếp tục rà soát, nghiên cứu hệ thống văn bản của nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm phát luật về chất lượng công trình xây dựng đối với các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên phạm vi toàn tỉnh.
+ Tăng cường vai trò kiểm tra,giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất lượng của với các chủ thể trong suốt quá trình đầu tư xây dựng công trình; Phân, giao quyền hạn và trách nhiệm đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, cho các cơ quan QLNN về chất lượng công trình xây dựng cho các cấp, các ngành.
+ Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu, quản lý thông tin về năng lực hoạt động của các nhà thầu, gói thầu trên trang thông tin điện tử của ngành xây dựng và các phương tiện thông tin đại chúng, làm cơ sở cho các chủ đầu tư lựa chon các đơn vị thực hiện dự án cho phù hợp, nhằm công khai,minh bạch hoá quy trình đấu thầu, chỉ định thầu, đảm bảo lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực thực sự tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trong việc chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, quy trình, quy phạm trong khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.
+ Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền về công tác quản lý chất lượng đến từng tổ chức, cá nhân và các chủ thể tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn toàn huyện.
Quản lý dự án ĐT&XD trên thế giới thực hiện theo các phương pháp, sau: + Phương pháp quy ước, chủ đầu tư thuê một đơn vị tư vấn chịu trách
nhiệm lập dự án, thiết kế và soạn thảo các văn bản đấu thầu, giúp cho chủ đầu tư tổ chức việc đấu thầu và giám sát công trình thi công xây lắp của nhà thầu.
+ Phương pháp quản lý theo dự án, chủ đầu tư thuê một đơn vị tư vấn thay mình đứng ra giao dịch với các đơn vị thiết kế, cung ứng vật tư và đơn vị nhận thầu thi công.
Đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm giám sát mọi mặt, nhưng không phải là tổng thầu xây dựng.
+ Phương pháp chìa khóa trao tay, chủ đầu tư chỉ quan hệ với một đơn vị tổng thầu chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình lập dự án, thiết kế đến khi thi công xây lắp hoàn chỉnh để giao cho chủ đầu tư vận hành và sử dụng.
+ Phương pháp tự quản, sử dụng lực lượng nội bộ trong đơn vị của chủ đầu tư tiến hành mọi việc liên quan đến xây dựng công trình, từ việc lập dự án, thiết kế đến thi công rồi đưa vào sử dụng. Người ta thường sử dụng phương pháp này chủ yếu trong lĩnh vực chuyên ngành đặc biệt: dầu khí, năng lượng, nguyên tử...
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng
(Nguồn: UBND huyện Quỳ Châu)
Hình 3.1. Sơ đồ địa lý huyện Quỳ Châu