2.2.1. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng ở một số nước trên thế giới
a. Kinh nghiệm nước Singapore
Luật xây dựng Chính quyền Singapore quản lý rất chặt chẽ việc thực hiện
các dự án đầu tư xây dựng. Ngay từ giai đoạn lập dự án, chủ đầu tư phải thỏa mãn các yêu cầu về quy hoạch xây dựng, an toàn, phòng, chống cháy nổ, giao
thông, môi trường thì mới được cơ quan quản lý về xây dựng phê duyệt (Từ Quang Phương, 2014)
Ở Singapore không có đơn vị giám sát xây dựng hành nghề chuyên nghiệp. Giám sát xây dựng công trình là do một kiến trúc sư, kỹ sư chuyên ngành thực hiện. Họ nhận sự ủy quyền của Chủ đầu tư, thực hiện việc quản lý giám sát trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình. Theo quy định của Chính phủ thì đối với cả 02 trường hợp Nhà nước đầu tư hoặc cá nhân đầu tư đều bắt buộc phải thực hiện việc giám sát. Do vậy, các chủ đầu tư phải mời kỹ sư tư vấn giám sát để giám sát công trình xây dựng.
Đặc biệt, Singapore yêu cầu rất nghiêm khắc về tư cách của kỹ sư giám
sát. Họ nhất thiết phải là các kiến trúc sư và kỹ sư chuyên ngành đã đăng ký hành nghề ở các cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước xác định. Chính phủ không cho phép các kiến trúc sư và kỹ sư chuyên nghiệp được đăng báo quảng cáo có tính thương mại, cũng không cho phép dùng bất cứ một phương thức mua chuộc nào để môi giới mời chào giao việc. Do đó, kỹ sư tư vấn giám sát thực tế chỉ nhờ vào danh dự uy tín và kinh nghiệm của các cá nhân để được các chủ đầu tư giao việc
b. Kinh nghiệm của Nhật
Chính phủ Nhật là một trong những chính phủ coi trọng đầu tư xây dựng. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Tokyo bị tàn phá nặng nề, Chính phủ Nhật đã coi trọng phát triển xây dựng là quốc sách hàng đầu. Từ thập niên 50 đến 70 cùa thể kỷ trước, xây dựng của Nhật chủ yếu là do Chính phủ bỏ vốn đầu tư. Trình độ xây dựng của địa phương trở thành tiêu chuẩn đánh giá quan chức cùa cấp chính quyền đó. Trong vòng 30 năm, từ năm 1956 đến 1985, Chính phủ Nhật đã đầu tư cho xây dựng cơ bàn khoảng 600 nghìn tỷ yên, mỗi năm đầu tư cho xây dựng chiếm khoảng 3-4% GDP. Chi trong 3 năm (từ năm 1978 đến 1980) Chính phủ Nhật đầu tư vào cấp thoát nước, giao thông khoảng 24 nghìn tỷ yên. Từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, kinh tế Nhật có đấu hiệu suy thoái, một là chính phủ không thể tiếp tục gánh vác các khoản đầu tư xây dựng lớn, hơn nữa phải đối mặt với áp lực của việc thu thuế giảm sút, thâm hụt ngân sách quá cao. Nguồn lực chủ yếu trong ĐTXD chuyển từ Chính phủ sang khu vực tư nhân. Có ý nghĩa là những hạng mục đầu tư xây dựng chủ đạo của chính phủ cũng có thể có một lượng vốn lớn của tư nhân đổ vào. Điển hình là việc quyền kinh doanh hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo do tư nhân đảm nhận đã nâng cao chất lượng phục vụ chuyển từ thua lỗ tới làm ăn có lãi (Từ Quang Phương, 2014).
Nhật bản có hệ thống quy hoạch đất đai và hệ thống pháp quy hoàn thiện. Hệ thống quy hoạch đất đai chia làm 4 cấp: quy hoạch phát triển tổng hợp toàn quốc, vòng 3 đô thị lớn, 7 khu vực lớn, khu vực đặc biệt (hải đảo, miền núi, nơi đặc biệt khỏ khăn,...). về mặt pháp luật năm 10950, Nhật bản đã thông qua “Luật phát triển tổng họp đất đai”, đây là đạo luật cơ bản để phát triển, khai thác đất đai tại Nhật bản bắt đầu từ năm 1962, Nhật đã xây đựng Quy hoạch phát triển tổng hợp toàn quốc, Quy hoạch hình thành đất đai tổng cộng 6 lần. Năm 2005, sửa đổi Luật phát triển đất đai. Nhật cũng có một loại thuế địa phương. Quá trình phát triển kinh tế không giống nhau nên số lượng thuế địa phượng phải nộp cũng khác nhau. Đây là biện pháp chuyển dịch chi tài chính. Thuế của địa phương phát triển có thể dùng để đầu tư xây dựng cho địa phương kém phát triển hơn. Ngoài ra, chính phủ cũng có thẻ đầu tư xây dựng cho địa phương. Hiện nay, hạng mục
chính phủ đâutư xây dựng cho địa phương chủ yếu nhằm vào việc táng việc làm.
Nhật có ngân hàng phát ừiển nhằm cung cấp tín dụng với lãi suất thấp cho lượt các hạng mục xây dựng trong nưởc. Việc cung cấp tín dụng lãi suất thấp không chỉ thúc đẩy xây dựng phát triển mà còn tập trung vào các ngành nghề cần đầu tư lâu dài, cần sế lượng vốn lớn hay đầu tư mạo hiểm, điều này gây hiệu ứng dẫn dắt to lớn với dòng vốn trong xã hội. Một số lượng lởn cơ cấu tài chính tư nhân cho các cơ quan do ngân hàng đầu tư mang tính chính sách vay tiền bảo đâm huy động vổn cho những hạng mục xây dựng cần lượng vốn lớn.
Ngoài ra, Chỉnh phù thu thuế thấp đối với các doanh nghiệp xây dưng cơ bản. Thập niên 70 của thế kỷ trước, doanh nghiệp xây dựng của Nhật được hưởng mức thuế thấp hơn so với các doanh nghiệp cùa Mỹ, Anh, Pháp,... Điều này có lợi cho tích lũy vốn (Từ Quang Phương, 2014).
c. Kinh nghiệm của nước Pháp
Nước Pháp đã hình thành một hệ thống pháp luật tương đối nghiêm ngặt và hoàn chỉnh về quản lý dự án và giám sát, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng. Ngày nay, nước Pháp có hàng chục công ty kiểm tra chất lượng công trình rất mạnh, đứng độc lập ngoài các tổ chức thi công xây dựng. Pháp luật của Cộng hòa Pháp quy định các công trình có trên 300 người hoạt động, độ cao hơn 28 m, nhịp rộng hơn 40 m, kết cấu cổng sân vườn ra trên 200 m và độ sâu của móng trên 30 m đều phải tiếp nhận việc kiểm tra giám sát chất lượng có tính bắt buộc và phải thuê một công ty kiểm tra chất lượng được Chính phủ công nhận để đảm
đương phụ trách và kiểm tra chất lượng công trình (Võ Kim Sơn, 2004).
Ngoài ra, tư tưởng quản lý chất lượng của nước Pháp là “ngăn ngừa là chính”. Do đó, để quản lý chất lượng các công trình xây dựng, Pháp yêu cầu bảo hiểm bắt buộc đối với các công trình này. Các hãng bảo hiểm sẽ từ chối bảo hiểm khi công trình xây dựng không có đánh giá về chất lượng của các công ty kiểm tra được công nhận. Họ đưa ra các công việc và các giai đoạn bắt buộc phải kiểm tra để ngăn ngừa các nguy cơ có thể xảy ra chất lượng kém. Kinh phí chi cho kiểm tra chất lượng là 2% tổng giá thành. Tất cả các chủ thể tham gia xây dựng công trình bao gồm chủ đầu tư, thiết kế, thi công, kiểm tra chất lượng, sản xuất bán thành phẩm, tư vấn giám sát đều phải mua bảo hiểm nếu không mua sẽ bị cưỡng chế. Chế độ bảo hiểm bắt buộc đã buộc các bên tham gia phải nghiêm túc thực hiện quản lý, giám sát chất lượng vì lợi ích của chính mình, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của khách hàng (Võ Kim Sơn, 2004).
2.2.2. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước dự án đầu tư xây dựng ở một số địa phương ở Việt Nam phương ở Việt Nam
a. Kinh nghiệm huyện Quốc Oai, Hà Nội
Lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình theo từng giai đoạn 5 năm, hàng năm, UBND Huyện sẽ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trên cơ sở két quả đã được Hội đồng nhân dân thông qua, ƯBND huyện báo cáo với UBND Thành phố thông qua sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình cấp huyện phê duyệt.
Danh mục các công trình thực hiện hàng năm phải được thông qua Hội đồng nhân dân và UBND huyện phê duyệt. Việc phê duyệt kế hoạch đầu tư các dự án phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (Trần Chủng, 2005).
Công tác GPMB của các dự án (nếu có) phải được xác định và thực trước một bước để tạo mặ bàng sạch phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư.
Công tác chuẩn bị đầu tư: Lựa chọn được các đơn vị tư vấn như: tư vấn thiết kế, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, tư vẩn quân lý dự án,... đảm bảo đủ điều kiện năng lực theo quy định.
Công tác thẩm định, thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước hoặc đơn vị có tư cách thẩm tra bên ngoài phải đảm bảo chính xác, phù hợp với nhu cầu đầu tư. Vì vậy nếu thuê đơn vị tư vấn phải có đăng ký hố sơ năng lực trên
trang thông tin của Bộ Xây đựng hoặc Sở Xây đựng thành phố Hà Nội.
Trong quá trình triển khai thực hiện, phải cử những người có chuyên môn tham gia quản lỷ dự án hoặc thuê một đơn vị có năng lực. Đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu thi công phải đáp ứng được về từng loại, từng cấp công trình khác nhau.
b. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An
Ban QLDA xây dựng dân dụng và kỹ thuật hạ tầng đô thị tỉnh Nghệ An là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Nghệ An được thành lập theo QĐ số 115/2005/QĐ-UBND có chức năng làm chủ đầu tư đối với các dự án, công trình sử dụng vốn NSTW hỗ trợ, vốn TPCP trên địa bàn TP. Vinh, tỉnh Nghệ An. Tính đến hết năm 2014, Ban đang trực tiếp quản lý 13 dự án lớn, trong đó 9 dự án đang thực hiện và 4 dự án đang quyết toán đầu tư (Trần Chủng, 2005).
Những ưu điểm trong công tác quản lý nguồn vốn ĐTXD của Ban
Nguồn vốn quy hoạch thực hiện đầu tư:
Trong năm, Ban quản lý đã tập trung toàn bộ nguồn lực về vốn đầu tư để hoàn thành các công trình quy hoạch có ý nghĩa quan trọng như quy hoạch khu kinh tế Đông Nam, thị xã Thái Hòa,... và các công trình quy hoạch mới tập trung là quy hoạch xây dựng vùng Tân Thắng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Vinh giai đoạn năm 2020. Công tác thực hiện đầu tư tập trung vào các nhóm dự án trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh, các dự án kế hoạch 5 năm 2011-2016 như hạ tầng khu kinh tế Đông Nam, nâng cấp mở rộng tỉnh lộ 535 đoạn Vinh-Cửa Lò,…
Thực hiện dự án nguồn Ngân sách nhà nước:
Được sự chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh Nghệ An, các ngành liên quan, Ban đã phối kết hợp chặt chẽ với các nhà thầu tích cực triển khai thực hiện giải ngân nguồn vốn đầu tư theo khối lượng hoàn thành, kết quả đến 31/10 nguồn vốn NSNN và khối lượng thực hiện đạt 2.896 tỷ đồng, bằng 83,57% kế hoạch, tăng 7,85% so với cùng kỳ, giải ngân đạt 73,5%.
Những tồn tại và hạn chế
Công tác GPMB, công tác quy hoạch, QLNN về đầu tư, đấu thầu của Ban quản lý còn nhiều bất cập:
- Chất lượng tư vấn, khảo sát, thiết kế lập dự án còn yếu kém, thiếu trách nhiệm. Tình trạng tăng quy mô, tăng tổng mức đầu tư (ngoại trừ tăng do chính
sách) là khá phổ biến.
- Công tác kiểm tra, giám sát của Ban quản lý đối với các dự án quan trọng chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời.
- Có dự án tổ chức đấu thầu xong chưa được bàn giao mặt bằng để triển khai thực hiện do giá bồi thường GPMB chưa sát thực tế, nguồn vốn hạn chế nên công tác tái định cư còn chậm, công tác trích lục, trích đo ít chú trọng…
- Vẫn có tình trạng một số gói thầu thực hiện chậm tiến độ, đề nghị gia hạn hợp đồng mà chưa có quy định thống nhất giải quyết gây lãng phí vốn đầu tư.
Tiến độ thực hiện giải ngân nguồn vốn vẫn ở mức thấp so với quy định, tình hình dư tạm ứng từ các năm trước còn nhiều.
Về quản lý chất lượng công trình và quyết toán vốn đầu tư:
Việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng chưa cao Ban còn sơ suất khi lựa chọn một vài nhà thầu thiếu năng lực, đưa vật liệu vào thi công sai thiết kế, một số dự án không đảm bảo đủ các điều kiện về an toàn chịu lực, phòng chống cháy nổ…
Quyết toán vốn đầu tư còn chậm, đến thời điểm 31/10/2014, Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An đã tổng hợp được nhiều dự án sử dụng vốn NSNN do Ban quản lý thực hiện đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng nhưng chưa nhận được quyết định phê duyệt quyết toán của các cấp có thẩm quyền.
Từ kinh nghiệm thực tiễn quản lý vốn đầu tư xây dựng của các nước Nga, Nhật, Pháp và Ban QLDA xây dựng dân dụng và kỹ thuật hạ tầng đô thị tỉnh Nghệ An ta có thể rút ra một số bài học về hoàn thiện cơ chế, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn NSNN ở địa phương như sau:
- Việc quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng từ NSNN phải theo hướng phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên quan đến vốn đầu tư xây dựng. Từ đó sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học-công nghệ và sự biến đổi của cơ chế thị trường, đủ sức làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của Nhà nước ngày càng có hiệu quả, hiệu lực trong lĩnh vực này thời gian tới.
- Quản lý đầu tư xây dựng từ NSNN, các chủ đầu tư (các Ban QLDA. cần nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn, quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư xây dựng từ NSNN.
- Để nâng cao chất lượng trong quản lý đầu tư xây dựng từ NSNN, bộ máy thực thi công tác quản lý cần được kiện toàn, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, viên chức làm việc trong lĩnh vực này.
- Kho bạc Nhà nước, chủ đầu tư, nhà thầu...cần nâng cao chất lượng quản lý đối với công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng từ NSNN theo hướng: Chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, xử lý mạnh các sai phạm gây thất thoát, lãng phí hay tham ô, tham nhũng. Quản lý theo hướng nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra các khâu có liên quan.
- Tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng như: Sở Kế hoạch, Sở Tài chính, KBNN,... trong việc phối kết hợp quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng từ NSNN. Sớm hoàn thành việc rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang được đầu tư vốn NSNN, nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư chưa được bố trí vốn; đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, như: chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn, thì phải có biện pháp bảo toàn giá trị công trình dở dang.
- Các chủ đầu tư cần tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư chặt chẽ đối với các nhà thầu, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, ở mọi khâu từ công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, đến tổ chức đấu thầu và thi công theo đúng quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng.
Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư xây dựng từ NSNN là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của mỗi địa phương, nó góp phần tạo lập hạ tầng kinh tế-xã hội, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, sự